NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 1945 - 2000

***

NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

I. QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC

Không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh còn là nhà văn, nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc qui luật và đặc trưng của văn học nghệ thuật từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu hiện. Điều này được thể hiện trực tiếp trong hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Bác. 1. Hồ Chí Minh coi văn nghệ là một vũ khí chiến đấu phụng sự cho cuộc đấu tranh cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận:

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

 Đây là một "tuyên ngôn về thơ" (Tố Hữu): thơ hiện đại phải có thép. Chất thép là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực, là tính chiến đấu của thơ ca và văn học nghệ thuật. Văn học phải trở thành một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Khi văn học trở thành vũ khí cách mạng thì đương nhiên nhà văn phải là chiến sĩ cách mạng, phải ở giữa cuộc đời, trực tiếp góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Quan niệm này đã được Bác nói rõ hơn trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951: "Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Quan niệm của Bác vừa khẳng định vai trò to lớn, vừa thể hiện yêu cầu của xã hội với văn hoá nghệ thuật và người nghệ sĩ trong công cuộc cuộc cải tạo và xây dựng xã hội. Người nghệ sĩ phải là những chiến sĩ có tinh thần chủ động, tích cực tấn công trên mặt trận đặc biệt là văn hoá nghệ thuật, với vũ khí đặc biệt là tác phẩm văn chương. 2. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đối tượng tiếp nhận và mục đích sáng tác de quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Trước khi viết, Bác thường đặt ra cho mình câu hỏi: viết cho ai? (đối tượng), viết để làm gì? (mục đích), rồi sau đó mới quyết định: viết cái gì? (nội dung) và cuối cùng là lựa chọn Cách viết như thế nào? (hình thức). Những câu hỏi trên đã thể hiện quan niệm coi sáng tác văn chương trước hết là một hành vi chính trị, coi trọng tính mục đích của sáng tác văn chương, đặc biệt lấy quảng đại quần chúng làm đối tượng phục vụ. Quan niệm này cũng được thể hiện rõ nét trong thực tế sáng tác của Bác: khối lượng các tác phẩm trực tiếp dành cho mục đích tuyên truyền chính trị chiếm vị trí lớn nhất trong sự nghiệp văn chương, bên cạnh những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao là những tác phẩm giản dị, mộc mạc, gần gũi với cách cảm, cách hiểu của quần chúng nhân dân. 3. Hồ Chí Minh luôn đề cao tính chân thật và tính dân tộc của văn chương, coi đó là một tiêu chí quan trọng để xác định giá trị cho tác phẩm. Nhưng chân thực không có nghĩa là đơn giản, sơ lược mà phải có tính nghệ thuật cao, Bác khuyên văn nghệ sĩ phải Miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hn hiện thực phong phú của đời sống, phải giữ tình cảm cho chân thật, nên phát huy cốt cách dân tộc và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách nhất quán những quan điểm ấy trong sáng tác của mình khiến tác phẩm của Bác luôn có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực, hình thức nghệ thuật sinh động, phong phú.

II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng vĩ đại đồng thời là một nhà văn hoá lớn. Bên cạnh sự nghiệp chính trị, Người còn để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Tác phẩm của Người được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Việt với ba loại hình nổi bật là văn chính luận, truyện kí và thơ ca.
  1. Văn chính luận.

Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)... Nội dung, mục đích: trực tiếp tố cáo tội ác kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ chính trị của cách mạng qua từng chặng đường lịch sử. Nghệ thuật: Văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu ghét nồng nàn, được biểu đạt bằng những lời văn chặt chẽ, súc tích.
  1. Truyện và kí.

Tác phẩm: Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu... Nội dung - Mục đích: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa; ca ngợi những tấm gương yêu nước và cách mạng. Nghệ thuật: Các tác phẩm truyện kí của Bác được viết bằng bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, xây dựng được những tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo và trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng.
  1. Thơ ca

3.1. Tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù):

Là tập nhật kí bằng thơ được viết trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây - Trung Quốc, từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. Tập thơ phản ánh sinh động và tài hoa tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh khắc nghiệt chốn lao tù. Vì vậy, có thể coi Nhật kí trong tù là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh, một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng (Viên Ưng - Trung Quốc). Tập thơ cũng phản ánh chân thực bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc những năm 1942 - 1943 với ý nghĩa phê phán sâu sắc. Đây là tập thơ sâu sắc về tư tưởng, độc đáo và đa dạng về bút pháp, là kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca Hồ Chí Minh.

3.2. Những bài thơ được viết ở Việt Bắc từ 1941 - 1945 và trong thời kì kháng chiến chống Pháp:

Bên cạnh những bài thơ viết nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng như Ca binh lính, Hòn đá to... là những bài thơ nghệ thuật vừa có màu sắc cổ điển, vừa mang tinh thần thời đại như: Pác Bó hùng vĩ, Thưng sơn, Nguyên tiêu, Báo tiệp... Nổi bật trong thơ Bác là hình ảnh nhân vật trữ tình có tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, có bản lĩnh vững vàng của một nhà cách mạng vĩ đại, phong thái ung dung của một bậc hiền triết, khí phách kiên cường của người chiến sĩ... Đó là những bài cổ thi thâm thuý với tứ thơ phóng khoáng ở nhiều đề tài, kết hợp được chất trữ tình cách mạng với cảm hứng anh hùng ca của thời đại mới.

III. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT

  1. Văn chính luận.

Thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp. Văn chính luận của Bác rất giàu hình ảnh, thấm đượm cảm xúc, văn phong linh hoạt khi ôn tồn, thấu tình đạt lí, khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.
  1. Truyện kí.

Tùy theo từng đối tượng tiếp nhận, Bác lựa chọn những bút pháp, giọng điệu và văn phong thích hợp. Nhìn chung, truyện kí Nguyễn Ái Quốc có phong cách rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tác phẩm thường tạo ra tiếng cười trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý sâu cay. Bên cạnh đó, Bác vẫn có những tác phẩm thắm thiết chất trữ tình làm xúc động lòng người. Chất trí tuệ và tính hiện đại là nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc.
  1. Thơ ca.

3.1. Thơ tuyên truyền cách mạng:

Thường được viết theo hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, mang đậm màu sắc dân gian. Loại thơ này cũng rất đa dạng về hình thức: thơ chúc Tết mừng xuân theo tục lệ cổ truyền của dân tộc; thơ châm ngôn: Khuyên thanh niên, những bài ca, bài vè như Ca binh lính, Ca thiếu nhi; thơ tuyên truyền cách mạng: Hòn đá to, Nhóm lửa...

3.2. Thơ ca nghệ thuật.

Hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển, viết bằng chữ Hán, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại. Màu sắc cổ điển: thể hiện ở thể loại, ngôn ngữ; thi liệu, thi tứ quen thuộc trong cổ thi, những đề tài truyền thống như thiên nhiên, tình bạn, thế sự...; các bút pháp nghệ thuật cổ điển như bút pháp chấm phá chỉ gợi mà ít tả, chỉ vài nét phác đơn sơ mà ghi lấy linh hồn tạo vật; bút pháp tả cảnh ngụ tình đã khiến phong cảnh trở thành tâm cảnh, khiến thiên nhiên luôn thấm đượm cảm xúc con người; thơ Bác luôn đầy ắp thiên nhiên, nhân vật trữ tình luôn gắn bó, hòa nhập với thiên nhiên, mang phong thái ung dung tự tại, tiên phong đạo cốt. Bút pháp hiện đại: Chất hiện đại trong thơ Bác thể hiện ngay ở tính dân chủ, đưa thơ ca trở về gần gũi với cuộc đời; nhân vật trữ tình luôn ở vị trí trung tâm của bức tranh thiên nhiên, không chịu sự chi phối của thiên nhiên ma trận mà thậm chí còn có tác động tích cực trở lại thiên nhiên. Chủ thể trữ tình mang phong thái ung dung tự tại, hòa nhập với thiên nhiên nhưng không phải ẩn sĩ lánh đời mà là chiến sĩ cứu đời, yêu đời. Hình tượng nghệ thuật trong thơ Hồ Chí Minh không tĩnh tại mà luôn vận động mạnh mẽ hướng về ánh sáng, sự sống, tương lai. Nhìn chung, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh đa dạng, phong phú thống nhất. Sự thống nhất thể hiện trong toàn bộ sáng tác thơ văn của Bác trên cơ sở nhất quan về quan điểm sáng tác. Cách viết của Bác luôn ngắn gọn, trong sáng, giản dị, luôn chủ động trong việc sử dụng linh hoạt các thể loại, ngôn ngữ, bút pháp và thủ pháp nghệ thuật nhằm đạt tới mục đích thiết thực cho từng tác phẩm. Sáng tác của Bác luôn kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại. Với một di sản văn học đồ sộ và quí giá, Người đã góp phần đặt nền móng và mở đường cho văn học cách mạng Việt Nam./.

TRỌNG TÂM CHINH PHỤC ĐIỂM 10 THPT QUỐC GIA 2022

MÔN: NGỮ VĂN

CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 1945 - 2000

BÀI 1: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh BÀI 2: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) BÀI 3: Tây Tiến (Quang Dũng) BÀI 4: Tố Hữu BÀI 5: Việt Bắc (Tố Hữu) BÀI 6: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) BÀI 7: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) BÀI 8: Sóng (Xuân Quỳnh) BÀI 9: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) BÀI 10: Nguyễn Tuân BÀI 11: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) BÀI 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) BÀI 13: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) BÀI 14: Vợ nhặt (Kim Lân) BÀI 15: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) BÀI 16: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) BÀI 17: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) BÀI 18: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) BÀI 19: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

Các bài viết liên quan

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Tiếng anh và gợi ý giải...

414 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...

603 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...

537 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members