Chuyên đề 4 - từ khoá nâng cao Lịch sử: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954
91 View
Chuyên đề 4 VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954 | ||||
Bài 12: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 |
||||
258 | Khó khăn lớn nhất của ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: | Ngoại xâm, nội phản. | ||
259 | Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân Nhật từ: | Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. | ||
260 | Nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu của ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: | Xây dựng chính quyền cách mạng. | ||
261 | Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6/1/1946): | - Thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập. - Giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai. - Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì mới. | ||
262 | Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ: | Nhân dân có tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước. | ||
263 | Biện pháp trước mắt, cấp thời giải quyết nạn đói sau năm 1945: | Kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm”. | ||
264 | Biện pháp lâu dài, cơ bản giải quyết nạn đói sau năm 1945: | Tăng gia sản xuất. | ||
265 | Biện pháp trước mắt, cấp thời giải quyết nạn dốt sau năm 1945: | Thành lập Nha Bình dân học vụ. | ||
266 | Biện pháp lâu dài, cơ bản giải quyết nạn dốt sau năm 1945: | Kiện toàn cơ sở giáo dục các cấp, đổi mới giáo dục. | ||
267 | Biện pháp trước mắt, cấp thời giải quyết khó khăn về tài chính sau năm 1945: | Kêu gọi “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”. | ||
268 | Biện pháp lâu dài, cơ bản giải quyết khó khăn về tài chính sau năm 1945: | Lưu hành tiền Việt Nam trên cả nước. | ||
269 | Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa: | Góp phần tạo nên sức mạnh để bảo vệ chế độ mới. | ||
270 | Thái độ của ta đối với Tưởng và Pháp từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946: | Hòa với Tưởng ở miền Bắc, đấu tranh chống Pháp ở miền Nam. | ||
271 | Thái độ của ta đối với Tưởng và Pháp từ sau ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946: | Hòa với Pháp để đánh Tưởng. | ||
272 | Lý do cơ bản ta hòa hoãn với Tưởng từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946: | Tưởng đại diện cho lực lượng đồng minh vào nước ta. | ||
273 | Nguyên nhân sâu xa ta kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946): | Do Tưởng kí với Pháp bản Hiệp ước Hoa – Pháp (2/1946). | ||
274 | Thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (tháng 2 – 1946) để thực hiện âm mưu: | Đưa quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam. | ||
275 | Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa Việt Nam và Pháp (6/3/1946) có tác dụng: | Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại. | ||
276 | Mục đích và ý nghĩa khi ta kí với Pháp bản Hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9): | - Ta tránh được việc phải đương đầu cùng lúc với nhiều kẻ thủ. - Có thêm thời gian hòa bình để củng cố, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài chống Pháp. | ||
277 | Nội dung có ý nghĩa thực tiễn nhất của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946): | Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên hiệp Pháp. | ||
278 | Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946): | Thể hiện sự thống nhất về mặt không gian. | ||
279 | Tạm ước 14/9: | Sự nhân nhượng cuối cùng của ta đối với Pháp. | ||
280 | Bài học kinh nghiệm của Đảng ta đối phó với ngoại xâm sau ngày 2/9/1945: | Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. | ||
281 | Hành động thể hiện rõ nét thực dân Pháp không tôn trọng Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946): | Lập ra Chính phủ Nam Kì tự trị. | ||
282 | Thuận lợi lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau ngày 2/9/1945: | Có chính quyền cách mạng của nhân dân, có Đảng lãnh đạo đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. | ||
Bài 13: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) |
||||
283 | Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) thể hiện: | Sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đã đến giới hạn cuối cùng => Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. | ||
284 | Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: | Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng (18/12/1946) => Nền độc lập dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng, quá sức chịu đựng. | ||
285 | 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện: | Tín hiệu tiến công, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ. | ||
286 | Đường lối kháng chiến chống Pháp bao gồm các văn kiện: | - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946). - Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vu Trung ương Đảng (12/12/1946). - Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (9/1947) của đồng chí Trường Chinh. | ||
287 | Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp: | Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. | ||
288 | Đường lối kháng chiến chống Pháp (1946) xác định tính chất cuộc kháng chiến là: | - Toàn dân; - Toàn diện. | ||
289 | Đường lối kháng chiến chống Pháp (1946) xác định phương châm cuộc kháng chiến là: | - Trường kỳ; - Tự lực cánh sinh; - Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế. | ||
290 | Ý nghĩa lớn nhất thắng lợi của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16: | Bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. | ||
291 | Kết quả lớn nhất thắng lợi của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16: | Bảo vệ cơ quan đầu não an toàn. | ||
292 | Mục tiêu của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16: | Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố. | ||
293 | Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947: | Chiến dịch chủ động phản công lớn của quân dân Việt Nam. | ||
294 | Âm mưu của Pháp khi tiến công Việt Bắc: | Xoả bỏ căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế; tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. | ||
295 | Chủ trương của Đảng ta khi Pháp tiến công lên Việt Bắc: | Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp. | ||
296 | Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947: | Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài”. | ||
297 | Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947: | Chuyển sang giai đoạn mới của cuộc kháng chiến chống Pháp. | ||
298 | Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950: | Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam. | ||
299 | Pháp đề ra kế hoạch Rove (13/5/1949): | Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. | ||
300 | Mục đích sâu xa của Mỹ khi can thiệp sâu vào chiến tranh Đông: | Nhằm từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. | ||
301 | Mục đích của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950: | - Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. - Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới. - Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc. - Tạo đà thúc đẩy kháng chiến tiến lên. | ||
302 | Trận đánh mở màn trong chiến dịch Biên giới thu - đồng 1950: | Đông Khê. | ||
303 | Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam vì: | Có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. | ||
304 | Nghệ thuật quân sự của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950: | Đánh điểm, diệt viện, đánh công kiên. | ||
305 | Với thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950: | Quân đội Việt Nam dành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. | ||
306 | Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950: | Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. | ||
Bài 14: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953) |
||||
307 | Ngày 23/12/1950, Mĩ ký với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương”: | Viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp, từng bước thay Pháp ở Đông Dương. | ||
308 | Tháng 9/1951, Mỹ ký với Bảo Đại "Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mỹ": | Ràng buộc Bảo Đại vào Mỹ. | ||
309 | Điểm giống nhau giữa Kế hoạch Đờ Lắt đơ Tátxinhi và Kế hoạch Rơve: | - Mong kết thúc nhanh chiến tranh. - Thể hiện sự can thiệp của Mĩ vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. - Mĩ hỗ trợ về quân sự và kinh tế thực hiện các kế hoạch. | ||
310 | Tác động của kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi: | Làm cho cuộc đấu tranh của ta ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp. | ||
311 | Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2/1951) thành lập riêng mỗi nước một Đảng Mác Lênin riêng, ở Việt Nam đại hội thành lập: | Đảng Lao động Việt Nam. | ||
312 | Đại hội Đại biểu lần thứ hai của Đảng (2/1951) xác định tính chất xã hội của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là: | Dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. |
313 | Ý nghĩa của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2/1951): | - Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng. - Là Đại hội kháng chiến thắng lợi. |
314 | Vì sao nói Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2/1951) là đại hội kháng chiến thắng lợi: | Vì đại hội đã bổ sung, phát triển những vấn đề quan trọng về đường lối và nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. |
315 | Mặt trận Liên Việt (1951): | Thống nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. |
316 | Phương châm giáo dục (1950): | - Phục vụ kháng chiến; - Phục vụ dân sinh; - Phục vụ sản xuất. |
317 | Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (1951): | Góp phần tăng cường khối đoàn kết ba nước đấu tranh chống Pháp và can thiệp Mỹ. |
318 | So với kế hoạch Rove, kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi là một bước tiến hay một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương: | Là một bước "thụt lùi" vì đây là kế hoạch Pháp xây dựng trong thế yếu và thế thua của thực dân Pháp. |
319 | Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã: | Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. |
320 | Từ tháng 4 - 1953 đến tháng 7 - 1954, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện: | Cải cách ruộng đất ở một số nơi trong vùng tự do. |
Bài 15: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) |
||
321 | Kế hoạch Nava được đề ra nhằm: | Kết thúc chiến tranh trong danh dự. |
322 | Kế hoạch Nava của thực dân Pháp ngay từ lúc ra đời đã hàm chứa những yếu tố thất bại: | - Ra đời trong thế khó khăn, bị động; - Không thể giải quyết được khó khăn cơ bản giữa tập trung và phân tán lực lượng; - Ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. |
323 | Bước một của Kế hoạch Nava: | Giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định miền Trung và Nam, thanh toán liên khu V… |
324 | Bước hai của Kế hoạch Nava: | Chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quyết định. |
325 | Loại hình chiến dịch của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954: | Tiến công chiến lược. |
326 | Nhiệm vụ chiến lược của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954: | Tiêu diệt địch là chính. |
327 | Phương hướng chiến lược của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954: | Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công lớn vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng để đối phó ở những nơi xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch. |
328 | Phương châm chiến lược của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954: | “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng kiên quyết không đánh”. |
329 | Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954: | Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava. |
330 | Ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954: | - Thể hiện sự độc đáo của Đảng trong chỉ đạo chiến lược kháng chiến, điều địch để đánh địch, phân tán lực lực địch. - Kế hoạch Nava bước đầu phá sản, Pháp bị phân tán làm 5 điểm. - Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ. - Chuyển cuộc kháng chiến của ta từ tiến công sang tiến công chiến lược trên chiến trường. |
331 | Vì sao Pháp lựa chọn Điện Biên Phủ để xây dựng trở thành "một pháo đài có bất khả xâm phạm": | Có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á. |
332 | Pháp, Mỹ đánh giá Điện Biên Phủ là "Pháo đài bất khả xâm phạm": | Nơi tập trung lực lượng mạnh, phòng ngự kiên cố, tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. |
333 | Phương châm của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954: | Đánh chắc, tiến chắc. |
334 | Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân đội Việt Nam thực hiện: | Lấy nhiều đánh ít. |
335 | Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu - đông (1950), cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954) đến Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) được thể hiện rõ nét nhất ở: | Loại hình chiến dịch. |
336 | Khó khăn chung của quân đội nhân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947), Biên giới thu - đông (1950) và Điện Biên Phủ (1954): | Xa căn cứ hậu cần kháng chiến nên công tác chuẩn bị phức tạp. |
337 | Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954: | Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava. |
338 | Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương: | Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. |
339 | Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954: | “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”. |
340 | Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, Biên giới thu – đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa: | Chiến trường chính và vùng sau lưng địch. |
341 | Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) tiền hành trong điều kiện nước ta: | Đã có độc lập và chính quyền. |
342 | Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954: | Kháng chiến và kiến quốc. |
MỤC LỤC BÀI HỌC
TRỌNG TÂM CHINH PHỤC ĐIỂM 10 THPT QUỐC GIA 2022
TRỌNG TÂM 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ 1. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884) CHỦ ĐỀ 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX – MỘT CÁI NHÌN SO SÁNH CHỦ ĐỀ 3. CÁC CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM (1897 – 1929) CHỦ ĐỀ 4. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919 – 1930). CHỦ ĐỀ 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945. CHỦ ĐỀ 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954. CHỦ ĐỀ 7. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975. CHỦ ĐỀ 8. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000.TRỌNG TÂM 2: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CHỦ ĐỀ 9. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 - 1939) CHỦ ĐỀ 10. CÁCH MẠNG NGA ĐẦU THẾ KỈ XX. CHỦ ĐỀ 11. CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 12. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 13. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VÀ ASEAN. CHỦ ĐỀ 14. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000. CHỦ ĐỀ 15. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (THẾ KỈ XVIII – XIX) VÀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT (NỬA SAU THẾ KỈ XX). CHỦ ĐỀ 16. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX).PHẦN 1. NHẬN BIẾT TỪ KHÓA.
CHUYÊN ĐỀ: NHẬN BIẾT TỪ KHOÁ, GIẢI THÍCH NGHĨA TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIAPHẦN 2. THÔNG HIỂU KIẾN THỨC.
PHẦN A. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 2000.Chuyên đề 1. VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1918.
Bài 1. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1873). Bài 2. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. Bài 3. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Bài 4. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Bài 5. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). Bài 6. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).Chuyên đề 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930
Bài 7. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925. Bài 8. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930.Chuyên đề 3. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945.
Bài 9. Phong trào cách mạng từ 1930 đến 1935. Bài 10. Phong trào dân chủ từ 1936 đến 1939. Bài 11. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.Chuyên đề 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954
Bài 12. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. Bài 13. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Bài 14. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953). Bài 15. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954).Chuyên đề 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975
Bài 16. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965). Bài 17. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973). Bài 18. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975).Chuyên đề 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
Bài 19. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975. Bài 20. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986). Bài 21. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000). Bài 22. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000. PHẦN B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1917 ĐẾN 2000.Chuyên đề 7. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1917 ĐẾN 1945. NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
Bài 23. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941). Bài 24. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 25. Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 26. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Bài 27. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945).Chuyên đề 8. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949).
Bài 28. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949).Chuyên đề 9. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991). LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).
Bài 29. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000).
Chuyên đề 10. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000).
Bài 30. Các nước Đông Bắc Á. Bài 31. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Bài 32. Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh.Chuyên đề 11. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)
Bài 33. Nước Mĩ. Bài 34. Tây Âu. Bài 35. Nhật Bản. Bài 36. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Bài 37. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Bài 38. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000.Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24621 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
537 View