Chuyên đề 3 - từ khoá nâng cao Lịch sử: VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945

Chuyên đề 3

VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945

Bài 9: Phong trào cách mạng từ 1930 đến 1935

171 Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
172 Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931: Phong trào cách mạng thế giới phát triển, tác động đến Việt Nam.
173 Nguyên nhân chủ yếu có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng.
174 Từ năm 1930, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ: Nông nghiệp.
175 Khẩu hiệu chính trị trong phong trào cách mạng 1930 – 1931: “Đả đảo chủ nghĩa đến quốc”, “đả đảo phong kiến”, “thả tù chính trị”.
176 Vì sao phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển mạnh ở Nghệ Tĩnh? Tổ chức cơ sở Đảng ở đây phát triển mạnh.
177 Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931: Thành lập Xô viết Nghệ Tĩnh.
178 Minh chứng điển hình cho phong trào cách mạng 1930 - 1931 có sự chuyển biến về chất so với các phong trào yêu nước trước đó: Có đường lối đấu tranh đúng đắn và thống nhất.
179 Tính chất của phong trào cách mạng 1903 - 1931: - Dân tộc dân chủ. - Tính triệt để.
180 Tính triệt để của phong trào cách mạng 1903 - 1931: - Không ảo tưởng về kẻ thù. - Sử dụng hình thức vũ trang cách mạng, lật đổ chính quyền cũ, thành lập chính quyền Xô viết của dân, do dân và vì dân.
181 Vì sao nói chính quyền Xô viết là chính quyền của dân, do dân và vì nhân dân? Mang lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân (chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội).
182 Chiến lược và sách lược được nêu lên trong Luận cương chính trị tháng 10/1930: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
183 Nhiệm vụ cách mạng được nêu lên trong “Luận cương chính trị” tháng 10/1930: Đánh phong kiến và đánh đế quốc.
184 Động lực của cách mạng được nêu lên trong “Luận cương chinh trị” tháng 10/1930: Công nhân và nông dân.
185 Lãnh đạo cách mạng được nêu lên trong “Luận cương chính trị” tháng 10/1930: Giai cấp cấp công nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
186 Hạn chế của “Luận cương chính trị” tháng 10/1930: - Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. - Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quốc, phong kiến, tay sai.
187 Nguyên nhân dẫn đến việc đề ra nhiệm vụ chống phong kiến trước và chống đế quốc sau trong “Luận cương chính trị” tháng 10 năm 1930: - Do Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị tháng 10 năm 1930 chưa nhận thức được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa. -Do ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh trong Quốc tế cộng sản.
188 Điểm giống nhau của “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng” và “Luận cương chính trị” tháng 10/1930: - Xác định đường lối chiến lược cách mạng: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản; - Xác định nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến; - Xác định lực lượng tham gia có công nhân và nông dân; - Xác định vai trò lãnh đạo là Đảng Cộng sản; - Xác định mối quan hệ với cách mạng thế giới.
189 Điểm khác nhau của “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng” và "Luận cương chính trị" tháng 10/1930: - Phạm vi phản ánh ("Cương lĩnh chính trị": Việt Nam; "Luận cương chinh trị": Đông Dương); - Xác định vị trí của các nhiệm vụ; - Xác định thành phần tham gia cách mạng.
190 Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931? - Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương. - Khối liên minh công nông hình thành. - Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này => Ý nghĩa lớn nhất. - Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. - Quốc tế Cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
191 Bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931: - Bài học quý về công tác tư tưởng; - Xây dựng khối liên minh công nông; - Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất; - Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
192 Bài học kinh nghiệm lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931: - Bài học quý về công tác tư tưởng và xây dựng khối liên minh công nông.
193 Phong trào cách mạng 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: - Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền. - Tập hợp đồng đảo quần chúng nhân dân vào mặt trận dân tộc thống nhất.
194 Điểm mới của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với các phong trào trước năm 1930: - Đảng Cộng sản lãnh đạo, thành lập chính quyền Xô viết, liên minh Công nông binh hình thành. - Mang tính triệt để. - Diễn ra trên địa bàn rộng lớn từ Bắc vào Nam và có tính thống nhất cao.
195 Sự ra đời của các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào một cuộc cách mạng xã hội cách mạng 1930 -1931 vì: Đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.  

Bài 10: Phong trào dân chủ từ 1936 đến 1939

196 Tháng 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản: Xác định: + Kẻ thù là chủ nghĩa phát xít. + Nhiệm vụ trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít. + Mục tiêu là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi. - Lý do chính dẫn đến triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936).
197 Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp: Lý do chính để Đảng điều chỉnh nhiệm vụ trong giai đoạn 1936 – 1939.
198 Đánh giá tình hình kinh tế nước ta trong giai đoạn 1936 – 1939: Phục hồi và phát triển nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
199 Tính chất của phong trào cách mạng 1936 - 1939: Dân tộc dân chủ.
200 Nhiệm vụ chiến lược được xác định tại Hội nghị tháng 7/1936: Chống đế quốc và phong kiến.
201 Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt được xác định tại Hội nghị tháng 7/1936: Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
202 Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện: Giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
203 Phương pháp đấu tranh được xác định tại Hội nghị tháng 7/1936: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
204 Vấn đề tập hợp lực lượng được xác định tại Hội nghị tháng 7/1936: Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
205 Hội nghị tháng 7/1936 đã khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị: Bước đầu khắc phục về việc xác định lực lượng.
206 Phong trào mở đầu đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ trong thời kì 1936 - 1939: Phong trào Đông Dương đại hội.
207 Hình thức chủ yếu của phong trào Đông Dương đại hội: Tập hợp “dân nguyện”.
208 Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích: Thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội.
209 Hình thức đấu tranh mới trong thời kì 1936 – 1939: Nghị trường và Báo chí.
210 Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939: - Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ. - Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. - Cán bộ được tập hợp, trưởng thành và tích lũy bài học kinh nghiệm. - Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. => Ý nghĩa lớn nhất.
211 Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939: - Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. - Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. - Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động. - Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc.
212 Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã: Xây dựng được một lực lượng chính trị quân chúng đông đảo.
213 Phong trào 1936 - 1939 là cuộc vận động dân chủ rộng rãi, có hình thức đấu tranh phong phú: - Thu hút đông đảo quần chúng tham gia. - Hình thức đấu tranh phong phú.
214 Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936 - 1939: “Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
215 Việc thay đổi chủ trương, đường lối trong giai đoạn 1936 - 1939 dựa trên: Tình hình thế giới và trong nước.
216 Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào cách mạng 1936 - 1939: - Có chung đường lối chiến lược: từ cách mạng tư sản dân quyền lên cách mạng xã hội nghĩa, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa; - Nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và phong kiến; - Đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương; - Là cuộc tổng diễn tập cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; - Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào sau này.
217 Điểm khác nhau giữa phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào cách mạng 1936 – 1939: - Xác định kẻ thù: + Phong trào 1930 - 1931: thực dân Pháp và phong kiến tay sai. + Phong trào 1936 - 1939: bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai. - Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: + Phong trào 1930 - 1931: chống đế quốc và phong kiến. + Phong trào 1936 - 1939: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình. - Hình thức và phương pháp đấu tranh: + Phong trào 1930 - 1931: bí mật, bất hợp pháp. + Phong trào 1936 - 1939: công khai, bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. - Lực lượng và mặt trận: + Phong trào 1930 - 1931: quần chúng nhân dân, chủ yếu là liên minh công nông, tập hợp lực lượng trong Hội phản đế Đồng minh Đông Dương. + Phong trào 1936 – 1939: đông đảo quần chúng nhân dân, tập hợp vào Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936), đến năm 1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương. - Quy mô và địa bàn: + Phong trào 1930 – 1931: cả nước, chủ yếu là ở hai tỉnh Nghệ - Tĩnh, nông thôn. + Phong trào 1936 - 1939: cả nước, chủ yếu là ở thành thị.  - Bài học kinh nghiệm: + Phong trào 1930 - 1931: Bài học quý về công tác tư tưởng; xây dựng khối liên minh công nông; thành lập mặt trận dân tộc thống nhất và tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh. + Phong trào 1936 - 1939: Bài học về việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất; tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp; đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động và Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt  trận, dân tộc.

Bài 11: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

218 Thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945: Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào nước ta.
219 Chính sách kinh tế của Pháp trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai: Kinh tế chỉ huy.
220 Nhiệm vụ đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939: Đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
221 Khẩu hiệu đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương tháng 11 - 1939: Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô viết công nông binh” bằng khẩu hiệu “Chính phủ dân chủ Cộng hòa”.
222 Hình thức đấu tranh được xác định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939: Từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.
223 Vấn đề tập hợp lực lượng: Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
224 Đánh giá về Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11– 1939: - Bước đầu khắc phục hạn chế của "Luận cương chính trị" tháng 10/1930 về vấn đề nhiệm vụ cách mạng. - Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
225 Nhiệm vụ cách mạng được xác định tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung tương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941): Độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
226 Vấn đề tập hợp lực lượng được xác định tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941): Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) là mặt trận của riêng Việt Nam.
227 Điểm mới của Hội nghị lần thứ 8 (5/1941) so với Hội nghị 6 (7/1936), Hội nghị 7 (11/1940): Giải quyết vấn đề trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập riêng ở mỗi nước một Mặt trận.
228 Hình thái của cuộc khởi nghĩa được xác định trong Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941): Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
229 Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng được xác định trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941): Chuẩn bị khởi nghĩa.
230 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) chủ trương hoàn thành cuộc cách mạng: Giải phóng dân tộc.
231 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương nhằm: Thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.  
232 Hình thái nhà nước được xác định như thế nào tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 11/1939 và 5/1941: - Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 11/1939: thành lập Chính phủ chung (Chính phủ Dân chủ Cộng hòa); - Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 05/1941: thành lập Chính phủ riêng (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).
233 Ý nghĩa của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941): - Khắc phục hoàn toàn hạn chế của "Luận cương chính trị" tháng 10 năm 1930. - Hoàn chính chủ trương chiến lược giải phóng dân tộc được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939. - Khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong "Cương lĩnh chính trị" đầu tiên của Đảng, đồng thời khắc phục triệt để những hạn chế của “Luận cương chính trị” tháng 10/1930. - Hội nghị đánh dấu sự trở về tư tưởng độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đề ra trong "Cương lĩnh chính trị" đầu tiên của Đảng. - Là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cách mạng cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
234 Nhiệm vụ cấp bách để xây dựng lực lượng chính trị được tiến hành sau Hội nghị lần thứ 8 (5/1941): Vận động quần chúng tham gia Việt Minh.
235 Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đây là nơi: - Địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng. - Lực lương chính trị được tổ chức và phát triển.
236 Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc vì: Đây là nơi có lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển sớm.
237 Trong quá trình tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, khắp các châu ở Cao Bằng đều có: Hội Cứu quốc.
238 Yếu tố “nhân hòa” để Nguyễn Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa vào năm 1941: Có phong trào quần chúng tốt từ trước.
239 Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta: Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng.
240 Ý nghĩa lớn nhất của Cao trào kháng Nhật cứu nước: Là cuộc Tổng diễn tập lần thứ 3 cho cách mạng tháng Tám năm 1945.
241 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944): - Tiền thân của quân đội nhân dân ngày nay. - Trọng chính trị hơn quân sự.
242 Chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhận định: - Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. - Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
243 Khẩu hiệu có ý nghĩa nhất đối với nông dân trong cao trào kháng Nhật cứu nước là: Phá kho thóc, giải quyết nạn đói.
244 Chủ trương chung của các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939, tháng 11/1940, tháng 5/1941, tháng 2/1943, tháng 3/1944 và tháng 8/1945 là: Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mọi vấn đề khác tạm thời gác lại.
245 Điều kiện chủ quan của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: - Đảng đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp cách mạng. - Lực lượng cách mạng cũng được chuẩn bị chu đáo trong 15 năm. - Toàn Đảng, toàn dân đã sẵn sàng, chủ động, kiên quyết hi sinh phấn đấu giành độc lập tự do. - Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng (tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ, tiểu tư sản).
246 Điều kiện khách quan của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: Thời cơ cách mạng đã tới (từ khi Nhật đầu hàng đồng minh đến trước khi quân đồng minh vào nước ta).
247 “Thời cơ ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi: Quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
248 Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945: Vai trò lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng.
249 Ý nghĩa lớn nhất thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với nhân dân Việt Nam: Mở ra kỷ nguyên mới, độc lập tự do đi lên chủ nghĩa xã hội.
250 Đánh giá về vai trò của lực lượng chính trị trong Cách mạng tháng Tám năm 1945: Quyết định thắng lợi.
251 Đánh giá về vai trò của lực lượng vũ trang trong cách mạng tháng Tám năm 1945: Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
252 Nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam: - Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. - Nổ ra đồng thời ở nông thôn và thành thị. - Thắng lợi ở thành thị quyết định thắng lợi của cách mạng.
253 Địa phương giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất cả nước trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 đó là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.  
254 Thắng lợi ở địa phương nào có tác động mạnh đến các địa phương khác trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 đó là: Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
255 Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945: - Giải phóng dân tộc; - Dân tộc dân chủ nhân dân; - Tính nhân dân sâu sắc; - Dân tộc điển hình; - Bạo lực rõ nét.
256 Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: - Là ngày hội lớn của lịch sử dân tộc. - Từ đây Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là một đảng cầm quyền.
257 Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã: Đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam.

MỤC LỤC BÀI HỌC

TRỌNG TÂM CHINH PHỤC ĐIỂM 10 THPT QUỐC GIA 2022

MÔN LỊCH SỬ

TRỌNG TÂM 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 1. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884) CHỦ ĐỀ 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX – MỘT CÁI NHÌN SO SÁNH CHỦ ĐỀ 3. CÁC CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM (1897 – 1929) CHỦ ĐỀ 4. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919 – 1930). CHỦ ĐỀ 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945. CHỦ ĐỀ 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954.  CHỦ ĐỀ 7. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975. CHỦ ĐỀ 8. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000.

TRỌNG TÂM 2: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

CHỦ ĐỀ 9. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 - 1939) CHỦ ĐỀ 10. CÁCH MẠNG NGA ĐẦU THẾ KỈ XX. CHỦ ĐỀ 11. CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 12. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 13. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VÀ ASEAN. CHỦ ĐỀ 14. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000. CHỦ ĐỀ 15. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (THẾ KỈ XVIII – XIX) VÀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT (NỬA SAU THẾ KỈ XX). CHỦ ĐỀ 16. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX).

PHẦN 1. NHẬN BIẾT TỪ KHÓA.

CHUYÊN ĐỀ: NHẬN BIẾT TỪ KHOÁ, GIẢI THÍCH NGHĨA TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA

PHẦN 2. THÔNG HIỂU KIẾN THỨC.

PHẦN A. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 2000.

Chuyên đề 1. VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1918.

Bài 1. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1873). Bài 2. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. Bài 3. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Bài 4. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Bài 5. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). Bài 6. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

Chuyên đề 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930

Bài 7. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925. Bài 8. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930.

Chuyên đề 3. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945.

Bài 9. Phong trào cách mạng từ 1930 đến 1935. Bài 10. Phong trào dân chủ từ 1936 đến 1939. Bài 11. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Chuyên đề 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954

Bài 12. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. Bài 13. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Bài 14. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953). Bài 15. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954).

Chuyên đề 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975

Bài 16. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).  Bài 17. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973). Bài 18. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975).

Chuyên đề 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

Bài 19. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975. Bài 20. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986). Bài 21. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000). Bài 22. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000. PHẦN B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1917 ĐẾN 2000.

Chuyên đề 7. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1917 ĐẾN 1945. NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

Bài 23. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941). Bài 24. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 25. Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 26. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Bài 27. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945).

Chuyên đề 8. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949).

Bài 28. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949).

Chuyên đề 9. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991). LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).

Bài 29. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000).

Chuyên đề 10. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000).

Bài 30. Các nước Đông Bắc Á. Bài 31. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Bài 32. Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh.

Chuyên đề 11. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)

Bài 33. Nước Mĩ. Bài 34. Tây Âu. Bài 35. Nhật Bản.

Chuyên đề 12. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000). CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX.

Bài 36. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Bài 37. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Bài 38. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000.

Các bài viết liên quan

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Tiếng anh và gợi ý giải...

414 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...

603 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...

537 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members