Chuyên đề 2 - từ khoá nâng cao Lịch sử: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930

Chuyên đề 2 VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930

Bài 7: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925

92 Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương: Bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra.
93 Đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
94 Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực: Nông nghiệp.
95 Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam: Nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn nhân công dồi dào.
96 Trong lĩnh vực nông nghiệp, Pháp tập trung đầu tư vào: Đồn điền cao su.
97 Trong lĩnh vực công nghiệp, Pháp tập trung đầu tư vào: Khai thác mỏ (nhất là mỏ than).
98 Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai nền kinh tế Pháp (1919 - 1929) chủ yếu là do: Muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
99 Chính sách chính trị thâm độc nhất của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thư hai: Chia để trị.
100 Chính sách “Pháp Việt đề huề” của thực dân Pháp nhằm mục đích: Đồng hóa dân tộc ta.
101 Những chuyển biến mới về kinh tế của Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới, song vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp. - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến nhưng mất cân đối, chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu. - Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của thực dân Pháp.
102 Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là: Độc lập dân tộc.
103 Sự phân hóa của giai cấp địa chủ trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Địa chủ phân hoá thành: - Đại địa chủ => Đối tượng cách mạng. - Trung và tiểu địa chủ => có tinh thần dân tộc dân chủ, tham gia chống Pháp và tay sai.
104 Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp, lực lượng xã hội trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam là: Đại địa chủ và tư sản mại bản.
105 Đánh giá về vai trò của giai cấp nông dân trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: Là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
106 Sự phân hóa của giai cấp tư sản trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Phân hóa thành 02 bộ phận: + Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với Pháp. + Tư sản dân tộc => Có tinh thần dân tộc dân chủ.
107 Đánh giá về vai trò của giai cấp tiểu tư sản trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: Nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
108 Mâu thuẫn chủ yếu trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: Mâu thuẫn dân tộc: giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai.
109 Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong giai đoạn 1919 -1930: Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam của hai khuynh hưởng tư sản và vô sản.
110 Sự kiện đánh dấu “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”: Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu - Trung Quốc).
111 Sự kiện mở đầu đấu tranh của tư sản trong giai đoạn 1919 – 1930: Tẩy chay tư sản Hoa Kiều.
112 Lãnh đạo Đảng Lập Hiến: Bùi Quang Chiều, Nguyễn Phan Long, Phạm Quỳnh.
113 Thuyết “quân chủ lập hiến” của: Phạm Quỳnh.
114 Nhóm Trung Bắc tân văn đề cao tư tưởng: Trực trị.
115 Báo tiếng Việt của giai cấp tiểu tư sản trong phong trào cách mạng 1919 -1924: Hữu Thanh, Tiếng Dân, Đông Pháp thời bảo, Thực nghiệp thời báo.
116 Báo tiếng Pháp của giai cấp tiểu tư sản trong phong trào cách mạng 1919 - 1924: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
117 Phong trào đấu tranh dân chủ công khai lớn giai đoạn 1919 – 1924: Đòi Pháp thả tự do Phan Bội Châu (1295) và lễ truy điệu Phan Chu Trinh.
118 Sự kiện đánh dấu phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác: Cuộc bãi công của công nhân nhà máy đóng tàu Ba Son (8/1925).
119 Cuộc bãi công của công nhân nhà máy đóng tàu Ba Son (8/1925): Đánh dấu: “Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”.
120 Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vécxai "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" không được chấp thuận, người nhận ra: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”. - Sự kiện này có ý nghĩa là đòn tấn công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn đế quốc.
121 Tháng 07/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vẫn để dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin: - Đánh dấu tìm ra con đường cứu nước đúng đắn => cách mạng vô sản. - Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn đầu tiên trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
122 Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về: Khuynh hướng chính trị.
123 Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp: - Đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. - Đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tin tưởng tuyệt đối và lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản.
124 Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành ra nhập Quốc tế thứ III vì: Quốc tế thứ III bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.
125 Năm 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ” là cơ quan ngôn luận của Hội: Đánh đấu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc xác lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với thế giới.
126 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919 đến 1924 đối với cách mạng Việt Nam: Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho cách mạng Việt Nam.
127 Mục tiêu của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong giai đoạn 1919 – 1924: Chủ yếu là kinh tế.
128 Ngòi nổ phong trào đấu tranh ở các đô thị trong giai đoạn tử năm 1919 đến năm 1925: Hoạt động của tiểu tư sản.

Bài 8: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930

129 Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đánh dấu: Sự thay đổi về chất đầu tiên trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
130 Vì sao sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đánh dấu sự thay đổi về chất đầu tiên trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân: Đã có đường lối chính trị và tổ chức chặt chẽ.
131 Tiền thân của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: Tâm Tâm xã.
132 Địa bàn hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: Cả ba kì (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì) và Xiêm (Thái Lan).
133 Hình thức đấu tranh chính của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: Chủ yếu là tuyên truyền, vận động.
134 Khuynh hướng cách mạng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: Cách mạng vô sản.
135 Mục đích chính của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: Đào tạo cán bộ, truyền bá lí luận cách mạng và chuẩn bị tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
136 Mục tiêu hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ để quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.
137 Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: Báo Thanh niên.
138 Ý nghĩa sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên: Thể hiện sự chuyển biến về chất đầu tiên của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. - Đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân. - Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Chuẩn bị về cán bộ cho Cách mạng Việt Nam.
139 Tác phẩm “Đường kách mệnh” (1927): Tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc; đã trang bị lý luận luận cách mạng giải phóng dân tộc.
140 Phong trào “vô sản hóa” (1928): - Phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối. - Đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, trở thành nòng cốt trong phong trào dân tộc trong cả nước.
141 Tiền thân của Việt Nam Quốc dân đảng: Nam đồng thư xã.
142 Địa bàn hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng: Chủ yếu Bắc Kì.
143 Hình thức đấu tranh chính của Việt Nam Quốc dân đảng: Bạo động và ám sát.
144 Khuynh hướng cách mạng của Việt Nam Quốc dân đảng: Dân chủ tư sản.
145 Tư tưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng chịu ảnh hưởng của: Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
146 Thành phần tham gia chủ yếu của Việt Nam Quốc dân đảng: Binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
147 Nguyên tắc của Việt Nam Quốc dân đảng: Tự do – Bình đẳng – Bác ái.
148 Nguyên nhân tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng (khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản)? Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. - Ngọn cờ tư tưởng tư sản không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. - Thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học. -Tổ chức chính trị rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng. - Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương.
149 Sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng: Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng dân chủ tư sản.
150 Đến năm 1929, Hội Việt Nam Cách mang Thanh niên phân hóa thành: - Đông Dương Cộng sản đảng (6/1929). - An Nam Cộng sản đảng (8/1929).
151 Tân Việt Cách mạng đảng phân hóa thành: - Một bộ phận đi theo Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. - Một bộ phận lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).
152 Điểm khác nhau cơ bản của Hội Việt Nam Cách mang Thanh niên với Việt Nam Quốc dân đảng là: Khuynh hướng chính trị.
153 Ý nghĩa của sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929: - Là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. - Sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của chính Đảng vô sản năm 1930.
154 Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam: Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.
155 Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX vì: Đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
156 Thành phần tham dự hội nghị thành lập Đảng: - Nguyễn Ái Quốc (đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản). - Đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng - Đại biểu An Nam Cộng sản đảng.
157 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm các văn kiện: - Chính cương văn tắt; - Sách lược văn tắt; - Điều lệ vắn tắt: - Chương trình hành động tóm tắt.
158 Hội nghị thành lập Đảng mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng: Vì quyết định những vấn đề quan trọng của Đảng.
159 Đường lối chiến lược cách mạng đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
160 Nhiệm vụ cách mạng đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của để quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo; tiến hành cách mạng ruộng đất...
161 Lực lượng cách mạng đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập. Cách mạng phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
162 Lãnh đạo cách mạng đề ra trong  Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam là tiên phong của giai cấp vô sản.
163 Về quan hệ với cách mạng thế giới đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Đảng phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
164 Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Độc lập tự do.
165 Vì sao nói Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là đúng đắn, sáng tạo: Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
166 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) xác định: Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền không bao gồm cách mạng ruộng đất.
167 “Chính cường vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đầu năm 1930 được coi là Cương lĩnh chính sản Việt Nam trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đó là: Tuyên ngôn chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
168 Ý nghĩa việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. - Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo => quan trọng nhất. - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới. - Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam.
169 Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu tư sản cùng phát triển trong phong trào năm 1930 là: Khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.
170 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam vì đã: Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.

MỤC LỤC BÀI HỌC

TRỌNG TÂM CHINH PHỤC ĐIỂM 10 THPT QUỐC GIA 2022

MÔN LỊCH SỬ

TRỌNG TÂM 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 1. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884) CHỦ ĐỀ 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX – MỘT CÁI NHÌN SO SÁNH CHỦ ĐỀ 3. CÁC CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM (1897 – 1929) CHỦ ĐỀ 4. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919 – 1930). CHỦ ĐỀ 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945. CHỦ ĐỀ 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954.  CHỦ ĐỀ 7. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975. CHỦ ĐỀ 8. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000.

TRỌNG TÂM 2: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

CHỦ ĐỀ 9. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 - 1939) CHỦ ĐỀ 10. CÁCH MẠNG NGA ĐẦU THẾ KỈ XX. CHỦ ĐỀ 11. CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 12. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 13. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VÀ ASEAN. CHỦ ĐỀ 14. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000. CHỦ ĐỀ 15. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (THẾ KỈ XVIII – XIX) VÀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT (NỬA SAU THẾ KỈ XX). CHỦ ĐỀ 16. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX).

PHẦN 1. NHẬN BIẾT TỪ KHÓA.

CHUYÊN ĐỀ: NHẬN BIẾT TỪ KHOÁ, GIẢI THÍCH NGHĨA TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA

PHẦN 2. THÔNG HIỂU KIẾN THỨC.

PHẦN A. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 2000.

Chuyên đề 1. VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1918.

Bài 1. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1873). Bài 2. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. Bài 3. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Bài 4. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Bài 5. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). Bài 6. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

Chuyên đề 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930

Bài 7. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925. Bài 8. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930.

Chuyên đề 3. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945.

Bài 9. Phong trào cách mạng từ 1930 đến 1935. Bài 10. Phong trào dân chủ từ 1936 đến 1939. Bài 11. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Chuyên đề 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954

Bài 12. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. Bài 13. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Bài 14. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953). Bài 15. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954).

Chuyên đề 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975

Bài 16. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).  Bài 17. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973). Bài 18. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975).

Chuyên đề 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

Bài 19. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975. Bài 20. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986). Bài 21. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000). Bài 22. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000. PHẦN B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1917 ĐẾN 2000.

Chuyên đề 7. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1917 ĐẾN 1945. NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

Bài 23. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941). Bài 24. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 25. Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 26. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Bài 27. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945).

Chuyên đề 8. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949).

Bài 28. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949).

Chuyên đề 9. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991). LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).

Bài 29. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000).

Chuyên đề 10. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000).

Bài 30. Các nước Đông Bắc Á. Bài 31. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Bài 32. Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh.

Chuyên đề 11. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)

Bài 33. Nước Mĩ. Bài 34. Tây Âu. Bài 35. Nhật Bản.

Chuyên đề 12. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000). CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX.

Bài 36. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Bài 37. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Bài 38. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000.

Các bài viết liên quan

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Tiếng anh và gợi ý giải...

414 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...

603 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...

537 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members