CHỦ ĐỀ 7: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

(Đảng lãnh đạo thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược cách mạng độc đáo, sáng tạo)

I. TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁCH MẠNG HAI MIỀN NAM – BẮC SAU NĂM 1954)

  1. Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương

⊕ Thuận lợi
  • Miền Bắc đã căn bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
  • Cách mạng Việt Nam có sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
⊕ Khó khăn
  • Pháp rút quân, Mĩ nhảy vào miền Nam phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chia cắt lâu dài Việt Nam, âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới => cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành.
  • Hậu quả chiến tranh tàn phá rất nặng nề.
  1. Nhiệm vụ cách mạng đặt ra

Đảng lãnh đạo thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược
  • Miền Bắc: làm cách mạng chủ nghĩa xã hội sau khi khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo quan hệ sản xuất.
  • Miền Nam: tiếp tục con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
  • Cả nước: cùng kháng chiến chống Mĩ, cứu nước để thống nhất nước nhà.
  1. Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền

Quan hệ hậu phương – tiền tuyến
  • Miền Bắc là hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
  • Miền Nam là tiền tuyến lớn, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
→ Đây là thời kì Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền đất nước.

II. NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM LẦN LƯỢT ĐÁNH BẠI CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH THỰC DÂN KIỂU MỚI CỦA MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN (1954 - 1973)

Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn   Nhân dân miền Nam chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn
- Mĩ nhảy vào miền Nam thay thế Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện chia cắt lâu dài Việt Nam, biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. - Âm mưu bao trùm của Mĩ là chia cắt lâu dài Việt Nam, chống phá phong trào cách mạng, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội.

1954-1958

 
- Nhân dân miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm bằng biện pháp hòa bình, yêu cầu Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.   - Miền Nam trong giai đoạn giữ gìn lực lượng cách mạng sẵn sàng tiến lên đấu tranh vũ trang.
- Ngô Đình Diệm chống phá Hiệp định Giơnevơ, thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, ra luật 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam giết hại đồng bào. - Cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, chịu tổn thất to lớn.   → Thế và lực của Việt Nam có nhiều bất lợi.

1959-1960

- Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (1/1959) cho phép nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. - Phong trào “Đồng khởi” diễn ra trên khắp miền Nam, tiêu biểu nhất ở Bến Tre => làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm. - 12/1960: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời để lãnh đạo Cách mạng.  Phong trào “Đồng khởi” đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt; cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. ·           Công thức: cố vấn Mĩ + quân đội Sài Gòn + vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ. ·           Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”. ·           “Xương sống” - “quốc sách” hàng đầu là tiến hành dồn dập, lập “Ấp chiến lược”, đẩy mạnh bình định miền Nam Việt Nam. ·           Sử dụng chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. ·           Từ tháng 8/1964: dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam.

1961-1965

- Lãnh đạo: Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (thành lập 12/1960). - Phương thức: kết hợp chính trị, quân sự, binh vận, đấu tranh trên cả 3 vùng chiến lược (nông thôn đồng bằng, rừng núi, đô thị). - Thắng lợi tiêu biểu: Chống phá bình định ở cùng nông thôn, đấu tranh chính trị của “đội quân tóc dài”, phật tử, học sinh, sinh viên ở các đô thị lớn (Huế, Sài Gòn…), chiến thắng Ấp Bắc (1/1963) chiến thắng Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài (1964-1965).
- Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ·      Công thức: quân Mĩ + đồng minh của Mĩ + quân đội Sài Gòn + cố vấn Mĩ + vũ khí và thiết bị của Mĩ. ·      Âm mưu: đẩy quân giải phóng miền Nam lâm vào thế phòng ngự bị động rồi lụi tàn. ·      Chú trọng vào tìm diệt “Việt Cộng” (tấn công các vùng “đất thánh” – nơi quân giải phóng kiểm soát). ·      Tăng cường quân Mĩ, quân đồng minh để thực hiện càn quét trong các mùa khô (1965 - 1967). ·      Đánh phá miền Bắc (hậu phương kháng chiến).

1965-1968

- Phát huy tinh thần dân tộc và kinh nghiệm đấu tranh, nhân dân cả hai miền trực tiếp chiến đấu. - Thắng lợi tiêu biểu: Chiến thắng Vạn Tường (8/1965) mở ra khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”; đập tan cuộc phản công trong hai mùa khô (1965 - 1966 và 1966 - 1967); cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. - Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”, đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ, cứu nước.
- Mĩ tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng thành “Đông Dương hóa chiến tranh”. ·      Công thức: quân Sài Gòn + quân Mĩ + đồng minh của Mĩ + cố vấn Mĩ + vũ khí phương tiện của Mĩ. ·      Âm mưu: quay trở lại âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” và mở rộng thành “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. ·      Sử dụng thủ đoạn ngoại giao: thỏa hiệp với Trung Quốc, Liên Xô (mua chuộc hai nước lớn). ·      Tăng cường đánh phá trở lại miền Bắc để cứu vãn tình hình, ép ta phải kí Hiệp định Pari theo cách áp đặt của Mĩ.            

1969-1973

- Ba nước Đông Dương có chung kẻ thù, cùng đoàn kết đánh Mĩ. - Thắng lợi về chính trị: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập (6/6/1969), ba nước Đông Dương, họp hội nghị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ (4/1970),… - Thắng lợi về quân sự: quân dân Việt – Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn (1970), Quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn-719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn (1971); Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Bắc buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari. - Thắng lợi về ngoại giao: kí hiệp định Pari về Việt Nam (1/1973) →  Căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU TRONG CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA MĨ Ở VIỆT NAM (1954 - 1975)

  1. Đều nằm trong âm mưu chiến lược toàn cầu của Mĩ (nhằm vào 3 mục tiêu: chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, lôi kéo đồng minh).
  2. Đều muốn chia cắt lâu dài Việt Nam, muốn xâm lược Việt Nam, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự lâu dài của Mĩ ở Đông Nam châu Á.
  3. Về bản chất, đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, lấy miền Nam Việt Nam làm thí điểm để mở rộng ở các nơi khác.
  4. Về phương thức, đều dựa vào quân đội và chính quyền Sài Gòn, dựa vào cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
  5. Về thủ đoạn, đều thực hiện chính sách bình định chiếm đất, giành dân, cách li nhân dân miền Nam với quân giải phóng.

III. ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA MĨ TRONG HAI LẦN GÂY CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM (8/1964 - 1/1973)

  1. ÂM MƯU

a. Giống nhau

  • Đều nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cho miền Bắc suy yếu, kiệt quệ để không đủ khả năng chi viện cho cách mạng miền Nam.
  • Đều nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
  • Dùng sức mạnh của bom đạn để uy hiếp tinh thần, ý chí chống Mĩ của nhân dân ta.
  • Đều nhằm hỗ trợ và cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới đang áp dụng ở miền nam có nguy cơ phá sản.

b. Khác biệt của đánh phá miền Bắc lần 2 (4/1972 - 1/1973)

  • Ép Việt Nam phải kí hiệp định Pari theo các điều khoản Mĩ đưa ra.
  1. THỦ ĐOẠN

  • Dùng mọi máy bay hiện đại, vũ khí tối tân nhất (B52, F111….)
  • Đánh phá rất tàn bạo, bất cứ thời điểm nào (ngày, đêm, bữa ăn, giấc ngủ…)
  • Đánh phá bất cứ nơi đâu, không phân biệt khu dân cư, trường học, bệnh viện, đê điều….
→ Tuyên bố đưa miền Bắc trở về thời kì đồ đá.
  • Gây nên nhiều tội ác, khiến cả thế giới phải lên án.

IV. CÁCH MẠNG MIỀN BẮC HOÀN THÀNH XUẤT SẮC CÁC NHIỆM VỤ DO ĐẢNG ĐỀ RA (1954 - 1975)

- Đảng và Chính phủ tiếp quản Hà Nội, ra mắt nhân dân Thủ đô (10/1954). - Pháp đã rút khỏi miền Bắc nhưng chưa thực hiện tổng tuyển cử theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954. - Năm 1957, hoàn thành cải cách ruộng đất, khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực.

1954-1960

- Nhân dân miền Bắc nhanh chóng tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. - Hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội, đặt cơ sở đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng: ·      Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền. ·      Thông qua “Báo cáo chính trị”, “báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng” và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). ·      Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị. - Miền Bắc hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965), lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm. ·      Công nghiệp được ưu tiên xây dựng, chủ yếu là công nghiệp nặng. ·      Nông nghiệp tổ chức theo các hợp tác xã bậc cao, áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. ·      Ưu tiên phát triển thương nghiệp quốc doanh… ·      Chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

1960-1975

Vai trò của cách mạng Miền Bắc - Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc vững mạnh để thực hiện tốt những nhiệm vụ khác. - Hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương với các khẩu hiệu nổi tiếng: “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Miền Nam gọi miền Bắc trả lời”,... - Là chiến trường trực tiếp chống Mĩ, đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ (lần 1: 1964-1968, lần 2: 1972-1973), góp phần vào thắng lợi chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế đối với hai nước bạn Lào và Campuchia. - Là nơi tiếp nhận và trung chuyển hàng hóa an toàn của các nước trên thế giới ủng hộ vào chiến trường miền Nam… → Miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước.

V. HIỆP ĐỊNH PARI NĂM 1973 VỀ VIỆT NAM

  1. Lí do, bối cảnh triệu tập

  • Thắng lợi của Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Mĩ buộc phải chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
→ Mặt trận ngoại giao chỉ phát huy tác dụng khi có thắng lợi lớn trên mặt trận quân sự.
  1. Lí do, bối cảnh kí kết

  • Các nước lớn có sự thỏa thuận và hòa hoãn (Mĩ tìm cách hòa hoãn với Trung Quốc, Liên Xô...)
  • Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của Việt Nam => Mĩ buộc phải chấp nhận đến đàm phán ở Pari.
  • Từ năm 1968 - 1973, Mĩ tiếp tục triển khai cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam và mở rộng hoạt động đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân để gây sức ép với ta.
  • Thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972) => Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari (27/1/1973).
  1. Điểm nhấn của Hiệp định

  • Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • Hai bên ngừng bắn ở miền Nam. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam.
  • Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
  • Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
  • Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính chuyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
  1. Ý nghĩa tác động

  • Là văn bản pháp lí quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
  • Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.
  • Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.
  • Làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng => tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân hai miền tiếp tục đấu tranh chống các âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

VI. HOÀN THÀNH SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT LÃNH THỔ (1973 - 1975)

  1. Hoàn cảnh

  • Từ sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), cách mạng miền Nam có bước phát triển vượt trội.
  • 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nhấn mạnh nhiệm vụ của cách mạng miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
  • Cuối năm 1974, miền Bắc đã cơ bản khắc phục xong hậu quả chiến tranh phá hoại của Mĩ và đẩy mạnh chi viện cho miền Nam.
  • Chiến thắng Phước Long (1/1975) mở ra thời cơ mới.
  1. Chủ trương của Đảng

  • Từ 17/12/1974 đến 8/1/1975, Hội nghị Bộ Chính trị của Đảng họp mở rộng:
+ Đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. + Nhấn mạnh: nếu thời cơ đến trong năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. + Chiến thắng Phước Long (6/1/1975) mở ra thời cơ mới để Đảng đưa ra quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
  1. Diễn biến

  • Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 - 24/3/1975)
→ là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược: chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
  • Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 - 29/3/1975)
→ là thắng lợi quan trọng, tiếp tục tạo nên thời cơ thuận lợi để Đảng ra quyết định rút ngắn thời gian giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975 (trước tháng 5).
  • Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 - 30/4/1975)
→ là chiến dịch lớn nhất trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
  1. Kết quả, ý nghĩa

  • 2/5/1975: Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.
  • Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975).
  • Giữ vững và phát huy thành quả của Cách mạng tháng Tám (1945), cổ vũ cách mạng thế giới.

VII. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

  1. Nguyên nhân thắng lợi

  • Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt.
  • Truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.
  • Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
  • Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của nhân dân ba nước Đông Dương.
  • Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác...
  1. Ý nghĩa lịch sử

  • Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
  • Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên. chủ nghĩa xã hội.
  • Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

MỤC LỤC BÀI HỌC

TRỌNG TÂM CHINH PHỤC ĐIỂM 10 THPT QUỐC GIA 2022

MÔN LỊCH SỬ

TRỌNG TÂM 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 1. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884) CHỦ ĐỀ 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX – MỘT CÁI NHÌN SO SÁNH CHỦ ĐỀ 3. CÁC CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM (1897 – 1929) CHỦ ĐỀ 4. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919 – 1930). CHỦ ĐỀ 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945. CHỦ ĐỀ 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954.  CHỦ ĐỀ 7. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975. CHỦ ĐỀ 8. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000.

TRỌNG TÂM 2: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

CHỦ ĐỀ 9. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 - 1939) CHỦ ĐỀ 10. CÁCH MẠNG NGA ĐẦU THẾ KỈ XX. CHỦ ĐỀ 11. CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 12. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 13. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VÀ ASEAN. CHỦ ĐỀ 14. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000. CHỦ ĐỀ 15. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (THẾ KỈ XVIII – XIX) VÀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT (NỬA SAU THẾ KỈ XX). CHỦ ĐỀ 16. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX).

PHẦN 1. NHẬN BIẾT TỪ KHÓA.

CHUYÊN ĐỀ: NHẬN BIẾT TỪ KHOÁ, GIẢI THÍCH NGHĨA TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA

PHẦN 2. THÔNG HIỂU KIẾN THỨC.

PHẦN A. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 2000.

Chuyên đề 1. VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1918.

Bài 1. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1873). Bài 2. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. Bài 3. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Bài 4. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Bài 5. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). Bài 6. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

Chuyên đề 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930

Bài 7. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925. Bài 8. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930.

Chuyên đề 3. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945.

Bài 9. Phong trào cách mạng từ 1930 đến 1935. Bài 10. Phong trào dân chủ từ 1936 đến 1939. Bài 11. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Chuyên đề 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954

Bài 12. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. Bài 13. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Bài 14. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953). Bài 15. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954).

Chuyên đề 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975

Bài 16. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).  Bài 17. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973). Bài 18. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975).

Chuyên đề 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

Bài 19. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975. Bài 20. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986). Bài 21. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000). Bài 22. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000. PHẦN B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1917 ĐẾN 2000.

Chuyên đề 7. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1917 ĐẾN 1945. NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

Bài 23. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941). Bài 24. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 25. Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 26. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Bài 27. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945).

Chuyên đề 8. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949).

Bài 28. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949).

Chuyên đề 9. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991). LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).

Bài 29. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000).

Chuyên đề 10. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000).

Bài 30. Các nước Đông Bắc Á. Bài 31. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Bài 32. Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh.

Chuyên đề 11. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)

Bài 33. Nước Mĩ. Bài 34. Tây Âu. Bài 35. Nhật Bản.

Chuyên đề 12. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000). CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX.

Bài 36. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Bài 37. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Bài 38. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000.

Các bài viết liên quan

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Tiếng anh và gợi ý giải...

415 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...

603 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...

539 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members