CHỦ ĐỀ 5: VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
83 View
(Đảng lãnh đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: chống đế quốc, chống phong kiến).
I. SO SÁNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ (2/1930) VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ (10/1930)
Cương lĩnh chính trị (tháng 12/1930) | Luận cương chính trị (tháng 10/1930) | |||
Giống nhau |
- Đều xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam sẽ trải qua hai giai đoạn: làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa để tiến lên xã hội cộng sản. - Đều xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là: đánh đuổi đế quốc và đánh đổ phong kiến. - Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định để cách mạng đi đến thành công. - Đều xác định lực lượng của cách mạng là công nhân - nông dân. - Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. | |||
Khác nhau |
Vị trí giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược | Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc. | Đề cao nhiệm vụ giải phóng giai cấp và cách mạng ruộng đất. | |
Xác định lực lượng cách mạng | Công nhân, nông dân là lực lượng nòng cốt, ngoài ra còn có tiểu tư sản, trí thức; phú nông, trung tiểu, địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. | Công nhân, nông dân. | ||
Nhận xét chung |
- Cương lĩnh chính trị là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. - Luận cương chính trị có những mặt hạn chế, như: + Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp. + Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, trung, tiểu địa chủ. | |||
II. SO SÁNH PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931 VÀ 1936 - 1939
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 | Phong trào cách mạng 1936 – 1939 | |||
Bối cảnh lịch sử |
- Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam để khắc phục hậu quả do cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) gây ra => mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với Pháp ngày càng gay gắt.- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) kịp thời lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, phong kiến. - Nghệ An, Hà Tĩnh là những địa phương có truyền thống đấu tranh yêu nước, cách mạng, có chi bộ cộng sản hoạt động mạnh. => Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng là nguyên nhân quyết định đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 - 1931. | - Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX => kẻ thù của nhân loại lúc này là chủ nghĩa phát xít. Nghị quyết của Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935). => kêu gọi các nước thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh. - Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền, thi hành nhiều chính sách tiến bộ ở thuộc địa. - Tình hình Việt Nam: + Đời sống nhân dân khổ cực. + Bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai tìm cách ngăn cản các quyền tự do, dân chủ của nhân dân Đông Dương. => Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương, nhiệm vụ, đường lối đấu tranh trong thời kì mới. | ||
Giống nhau |
- Có chung đường lối chiến lược: từ cách mạng tư sản dân quyền lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kì chủ nghĩa tư bản. - Nhiệm vụ chiến lược (chống đế quốc, chống phong kiến) không thay đổi. - Đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. - Là các cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho Tống khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh sau này. | |||
Khác nhau |
Xác định kẻ thù | Thực dân Pháp và phong kiến tay sai. | Bọn phản động thuộc địa Pháp (bộ phận nguy hiểm nhất của đế quốc Pháp) và tay sai. | |
Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt | - Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. - Chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. | Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. | ||
Hình thức, phương thức đấu tranh | Đấu tranh bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền,... | - Kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. - Chủ yếu là đấu tranh chính trị với các hình thức phong phú, đa dạng: mít tinh, biểu tình, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí,… | ||
Lực lượng và mặt trận | - Quần chúng nhân dân, chủ yếu là công nhân và nông dân. - Xây dựng khối liên minh công nông. - Chủ trương thành lập Hội phản đế Đồng minh Đông Dương. | - Đông đảo quần chúng nhân dân có mâu thuẫn với bọn phản động thuộc địa và tay sai. - Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936); Năm 1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương. | ||
Quy mô, địa bàn | Diễn ra trên cả nước nhưng sôi nổi nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh,… | Phong trào đấu tranh diễn ra trên cả nước, tập trung nhiều ở các đô thị lớn. | ||
Bài học kinh nghiệm | - Xây dựng liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất. - Bài học về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, công tác chuẩn bị lực lượng,... | - Bài học về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. - Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. | ||
III. CHỦ TRƯƠNG, SÁCH LƯỢC ĐẤU TRANH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG (1939 - 1945)
Chủ trương của Đảng qua các hội nghị | ||
Các kì hội nghị | Nội dung chủ trương | |
Chủ trương chung |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939, tháng 11/1940, tháng 5/1941, tháng 2/1943, tháng 3/1944 và tháng 8/1945. | Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mọi vấn đề khác tạm thời gác lại. |
Giải quyết vấn đề dân tộc cụ thể |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939. | Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/1941. | Đánh đuổi đế quốc, phát xít Pháp - Nhật, thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. | |
Hình thái nhà nước |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939. | Chính phủ chung (Chính phủ Dân chủ Cộng hòa). |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/1941. | Chính phủ riêng (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). | |
Lực lượng và mặt trận |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939. | Mặt trận chung (Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương). |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/1941. | Mặt trận dân tộc của riêng Việt Nam (Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh). | |
Khẩu hiệu đấu tranh |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939. | - Đánh đuổi để quốc Pháp và tay sai. - Tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng. |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/1941. | - Đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật và tay sai. - Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. | |
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 3/1945. | - Đánh đuổi phát xít Nhật và tay sai. - Phá kho thóc giải quyết nạn đói. - Giành chính quyền. | |
Hình thức, phương pháp đấu tranh |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939. | - Đấu tranh bí mật, bất hợp tác với kẻ thù. - Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/1941. | - Đấu tranh bí mật, bất hợp tác với kẻ thù. - Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Trong đó nhấn mạnh để xây dựng lực lượng chính trị. - Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. | |
Điểm riêng của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939 và tháng 5/1941 |
Hội nghị tháng 11/1939. | Đánh dấu mở đầu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng - đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước. |
Hội nghị tháng 5/1941. | - Thành lập Mặt trận Việt Minh của riêng Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. - Nhấn mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân. - Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939. => Đánh dấu sự trở về của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu => khắc phục hoàn toàn hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930). |
IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO KHỞI NGHĨA CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN (từ sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/1941 đến tháng 3/1945).
Công tác chuẩn bị của Đảng và nhân dân ↓ Công tác chuẩn bị đến tháng 3/1945 về cơ bản đã hoàn tất nhưng Đảng vẫn tiếp tục chuẩn bị gấp rút cho đến khi Nhật đầu hàng. => Sự chuẩn bị là yếu tố quan trọng góp phần cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. |
Chuẩn bị về lực lượng chính trị | - Xây dựng Mặt trận Việt Minh làm nòng cốt thông qua các Hội Cứu quốc. - Đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam (1943). - Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận Việt Minh (1944),… |
Chuẩn bị về lực lượng vũ trang | - Trong quá trình chuẩn bị lực lượng vũ trang luôn chú trọng công tác tuyên truyền. - Xây dựng và phát triển các đội du kích => Thành lập các Trung đội Cứu quốc quân. - Thành lập đội tự vệ vũ trang cuối năm 1941. - Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện chính trị, quân sự: biên soạn các tài liệu về cách đánh du kích,… - Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phòng quân được thành lập. Chỉ 2 ngày sau khi ra đời, Đội đã giành thắng lợi liên tiếp trong hai trận Phay Khất, Ná Ngần (Cao Bằng). - 5/1945: Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân… | |
Chuẩn bị về căn cứ địa cách mạng | - Cao Bằng - Pác Bó cùng với Bắc Sơn - Võ Nhai là hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên được Đảng xây dựng. - Tháng 6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập gồm hầu hết các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng lân cận khác. - Căn cứ địa cách mạng sau đó được mở rộng xuống miền xuôi. |
V. TỪ KHỞI NGHĨA TỪNG PHẦN (3/1945) TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA (8/1945).
-
Khởi nghĩa từng phần (tháng 3/1945)
Khởi nghĩa từng phần |
BỐI CẢNH LỊCH SỬ |
- Cuối năm 1944 đầu năm 1945, Nhật thất bại liên tiếp trên chiến trường châu Á – Thái Bình Dương. - Ở Đông Dương, quân Pháp ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật. => Mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt. Để tránh hậu họa Nhật ra tay trước, làm cuộc đảo chính Pháp (9/3/1945), độc chiếm Đông Dương => tình thế cách mạng xuất hiện. |
ĐẢNG PHÁT ĐỘNG KHỞI NGHĨA TỪNG PHẦN |
- Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng được triệu tập (3/1945): + Ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. + Đề ra khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”, đánh đổ chính phủ bù nhìn, tay sai. + Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích, khởi nghĩa giành chính quyền... => Cao trào kháng Nhật cứu nước bùng nổ. | |
KẾT QUẢ TÁC DỤNG |
- Cao trào diễn ra trên khắp cả nước và một số địa phương đã lập được chính quyền cách mạng. - Tạo tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. - Là cuộc Tổng diễn tập lần 3 lớn nhất để Cách mạng tháng Tám thành công. |
-
Tổng khởi nghĩa năm 1945
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 THÀNH CÔNG |
|||
Điều kiện bùng nổ |
Khách quan |
- 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. - Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, lo sợ. - Quân Đồng minh chưa kịp tiến vào Đông Dương. => Thời cơ cách mạng xuất hiện, nhưng nguy cơ luôn đan xen. | Thời cơ “ngàn năm có một” nhưng chỉ tồn tại trong khoảng nửa tháng. |
Chủ quan |
- Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. - Lực lượng cách mạng Việt Nam đã được chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm. - Cách mạng Việt Nam có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối, phương pháp đấu tranh. - Đảng tiên phong luôn sẵn sàng. | ||
Đảng và Hồ Chí Minh chớp thời cơ |
- 13/8/1945: Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước trước khi quân Đồng minh kéo vào. - Ngày 14/ 8 – 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa, quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại... - Ngày 16/8 - 17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh... - 16/8/1945, Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị Giải phóng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên => mở đầu tổng khởi nghĩa. | ||
Quá trình giành chính quyền |
- Từ ngày 14/ 8 đến 18/8/1945, nhân dân 4 tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền (thực hiện theo chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”). - Chiều ngày 16/8/1945, Võ Nguyên Giáp xuất quân, giải phóng thị xã Thái Nguyên. - Từ ngày 19/8 đến 25/8, giành chính quyền tại các đô thị lớn: Hà Nội, Huế, Sài Gòn,… - Từ ngày 25/8 –28/8, khởi nghĩa giành thắng lợi trong cả nước. - 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ. | ||
Kết quả, ý nghĩa lịch sử |
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945), xóa bỏ sự chia cắt đất nước do Pháp, Nhật gây ra. - Mở ra kỷ nguyên mới cho cả dân tộc độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước... - Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo. - Góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng. | ||
Nguyên nhân thắng lợi |
- Khách quan: Chiến thắng của lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít. - Chủ quan: + Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Sự đoàn kết của Đảng và nhân dân qua các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất và quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo suốt 15 năm. + Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân. | ||
Bài học kinh nghiệm |
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, giương cao ngọn cờ chống đế quốc, chống phong kiến. - Xây dựng, tập hợp lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất. - Kết hợp nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh. |
MỤC LỤC BÀI HỌC
TRỌNG TÂM CHINH PHỤC ĐIỂM 10 THPT QUỐC GIA 2022
TRỌNG TÂM 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ 1. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884) CHỦ ĐỀ 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX – MỘT CÁI NHÌN SO SÁNH CHỦ ĐỀ 3. CÁC CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM (1897 – 1929) CHỦ ĐỀ 4. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919 – 1930). CHỦ ĐỀ 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945. CHỦ ĐỀ 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954. CHỦ ĐỀ 7. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975. CHỦ ĐỀ 8. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000.TRỌNG TÂM 2: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CHỦ ĐỀ 9. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 - 1939) CHỦ ĐỀ 10. CÁCH MẠNG NGA ĐẦU THẾ KỈ XX. CHỦ ĐỀ 11. CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 12. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 13. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VÀ ASEAN. CHỦ ĐỀ 14. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000. CHỦ ĐỀ 15. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (THẾ KỈ XVIII – XIX) VÀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT (NỬA SAU THẾ KỈ XX). CHỦ ĐỀ 16. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX).PHẦN 1. NHẬN BIẾT TỪ KHÓA.
CHUYÊN ĐỀ: NHẬN BIẾT TỪ KHOÁ, GIẢI THÍCH NGHĨA TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIAPHẦN 2. THÔNG HIỂU KIẾN THỨC.
PHẦN A. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 2000.Chuyên đề 1. VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1918.
Bài 1. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1873). Bài 2. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. Bài 3. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Bài 4. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Bài 5. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). Bài 6. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).Chuyên đề 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930
Bài 7. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925. Bài 8. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930.Chuyên đề 3. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945.
Bài 9. Phong trào cách mạng từ 1930 đến 1935. Bài 10. Phong trào dân chủ từ 1936 đến 1939. Bài 11. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.Chuyên đề 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954
Bài 12. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. Bài 13. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Bài 14. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953). Bài 15. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954).Chuyên đề 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975
Bài 16. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965). Bài 17. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973). Bài 18. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975).Chuyên đề 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
Bài 19. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975. Bài 20. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986). Bài 21. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000). Bài 22. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000. PHẦN B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1917 ĐẾN 2000.Chuyên đề 7. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1917 ĐẾN 1945. NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
Bài 23. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941). Bài 24. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 25. Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 26. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Bài 27. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945).Chuyên đề 8. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949).
Bài 28. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949).Chuyên đề 9. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991). LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).
Bài 29. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000).
Chuyên đề 10. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000).
Bài 30. Các nước Đông Bắc Á. Bài 31. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Bài 32. Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh.Chuyên đề 11. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)
Bài 33. Nước Mĩ. Bài 34. Tây Âu. Bài 35. Nhật Bản. Bài 36. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Bài 37. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Bài 38. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000.Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24628 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
564 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
539 View