CHỦ ĐỀ 4: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919 – 1930)

Vấn đề chính

Nội dung cốt lõi

Nguyên nhân, điều kiện, lịch sử mới

- Việt Nam đã bị mất độc lập, tự do từ cuối thế kỷ XIX, nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giai cấp chưa được giải quyết --> đây chính là nguyên nhân sâu xa thúc đẩy phong trào yêu nước tiếp tục diễn ra. - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) tạo nên những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội --> thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển hơn trước. - Tác động của thời đại mới: Phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới như: thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919), cao trào giải phóng dân tộc ở phương Đông, hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất,… --> Thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam. - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919 – 1930) và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 – 1929) đã thúc đẩy sự phát triển mạnh của khuynh hướng vô sản.

Biểu hiện của phong trào dân tộc, dân chủ

1. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản - Các hoạt động đấu tranh tiêu biểu của tư sản dân tộc: + Tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt (1919). + Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp (1923). + Thành lập Đảng lập hiến, nhóm Nam Phong, Trung Bắc tân văn,… - Các hoạt động đấu tranh tiêu biểu của tiểu tư sản: + Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,… + Thành lập một số nhà xuất bản tiến bộ: Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế),… + Xuất bản các tờ báo tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê,… + Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925). + Tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh (1926). - Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái (1930). 2. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: + 1920, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. + 1921 – 1924, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. + 1924 – 1927, chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. + 1930, hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam; soạn thảo Cương lĩnh chính trị cho Đảng Cộng sản Việt Nam. - Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 – 1929): + Đào tạo, huấn luyện cán bộ cách mạng. + Tuyên truyền, phổ biến sách báo mácxít: báo Thanh Niên, sách Đường Kách mệnh,… + Thực hiện chủ chương “vô sản hoá”. - Các hoạt động đấu tranh tiêu biểu của công nhân: + Tổ chức Công hội được thành lập ở Sài Gòn – Chợ Lớn (1920). + Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (1925). + Bãi công của công nhân nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (1919, Vinh). - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Đến năm 1930, các tổ chức cộng sản đã hợp nhất thành một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đặc điểm, tính chất của phong trào dân tộc dân chủ

- Đặc điểm bao trùm: hai khuynh hướng cứu nước (dân chủ tư sản và vô sản) cùng hoạt động để tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng, cuối cùng khuynh hướng vô sản thắng lợi, giành quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc và giai cấp. - Tính chất: dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc) và dân chủ (đòi các quyền tự do, dân chủ,…). - Quy mô, địa bàn: phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi trên cả nước (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ). Một số phong trào, hoạt động cách mạng diễn ra ở cả hải ngoại (Trung Quốc, Xiêm,…). - Lực lượng: đông đảo nhân dân, bổ sung thêm các lực lượng xã hội mới (công nhân, tiểu tư sản,…). - Điểm mới so với phong trào yêu nước, cách mạng cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX: + Xuất hiện khuynh hướng vô sản. + Hình thức đấu tranh phong phú: tuyên truyền, vận động, khởi nghĩa vũ trang,… - Trước tháng 8/1925: phong trào còn lẻ tẻ và tự phát. + Năm 1920, tổ chức Công hội được thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn. - Từ tháng 8/1925: + Tháng 8/1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, ngăn cản thực dân Pháp đưa binh lính người Việt sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. => Công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển sang đấu tranh tự giác. + Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đặc biệt là chủ trương “vô sản hóa” (1928), đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân. => Phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. + Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (năm 1930), phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam đã hoàn toàn đi vào đấu tranh tự giác.

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919 - 1930)

1. Hoạt động yêu nước, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1930) - Giai đoạn 1911 - 1918: + 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam. + Từ 1911 - 1918, buôn ba qua nhiều quốc gia, châu lục, tìm hiểu thực tiễn các nước. - Giai đoạn 1919 – 1920: + 1919, gửi tới Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam. + Tháng 7/1920, đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin => mở đầu việc giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. - Giai đoạn 1921 - 1924: tích cực chuẩn bị tư tưởng, chính trị. + Hoạt động ở Pháp: lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921), ra báo Người cùng khổ, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp,... + Hoạt động ở Liên Xô: tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (tháng 10/1923) và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản (1924). - Giai đoạn 1924 - 1927: thành lập tổ chức, đào tạo cán bộ nòng cốt cho cách mạng Việt Nam. + Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận. + Từ năm 1925 - 1927, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam; lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú cử đi học tại Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và Trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc). Giai đoạn 1927 - 1930: chỉ đạo thực hiện “vô sản hóa” và thành lập Đảng. + Hoạt động chủ yếu ở Xiêm và tham gia chỉ đạo phong trào “vô sản hóa” ở Việt Nam. + Trước tình hình cách mạng Việt Nam bị chia rẽ do các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng => đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Soạn thảo cho Đảng Cộng sản Việt Nam Cương lĩnh chính trị đầu tiên. 2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (1919 - 1930) + Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam - con đường giải phóng dân tộc đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Chấm dứt sự khủng hoảng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. + Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho cách mạng Việt Nam. + Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. + Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. => Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã tác động đến sự chuyển biến to lớn của cách mạng Việt Nam.

Quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1921 - 1930)

* Gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920 - 1930. * Tổ chức tiền thân: Tâm tâm xã (1923 - 1924) => Cộng sản đoàn (2/1925) = Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 - 1929). * Bối cảnh dẫn đến sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam: - Nhờ những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, bước sang năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ sự ra đời của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. - Trước tình hình cách mạng Việt Nam bị chia rẽ do các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng => Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản, lấy tên duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam (từ ngày 6/1/1930 đến 7/2/1930). * Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930). - Nội dung Cương lĩnh: + Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn là làm “cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. + Nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc, chống phong kiến. + Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, thành lập chính phủ công - nông - binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,... + Động lực cách mạng: lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, ngoài ra còn có tiểu tư sản, trí thức, phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. + Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. + Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. => Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. * Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỷ đầu của thế kỉ XX. - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới. - Đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. - Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam sau này.

MỤC LỤC BÀI HỌC

TRỌNG TÂM CHINH PHỤC ĐIỂM 10 THPT QUỐC GIA 2022

MÔN LỊCH SỬ

TRỌNG TÂM 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 1. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884) CHỦ ĐỀ 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX – MỘT CÁI NHÌN SO SÁNH CHỦ ĐỀ 3. CÁC CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM (1897 – 1929) CHỦ ĐỀ 4. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919 – 1930). CHỦ ĐỀ 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945. CHỦ ĐỀ 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954.  CHỦ ĐỀ 7. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975. CHỦ ĐỀ 8. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000.

TRỌNG TÂM 2: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

CHỦ ĐỀ 9. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 - 1939) CHỦ ĐỀ 10. CÁCH MẠNG NGA ĐẦU THẾ KỈ XX. CHỦ ĐỀ 11. CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 12. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 13. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VÀ ASEAN. CHỦ ĐỀ 14. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000. CHỦ ĐỀ 15. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (THẾ KỈ XVIII – XIX) VÀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT (NỬA SAU THẾ KỈ XX). CHỦ ĐỀ 16. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX).

PHẦN 1. NHẬN BIẾT TỪ KHÓA.

CHUYÊN ĐỀ: NHẬN BIẾT TỪ KHOÁ, GIẢI THÍCH NGHĨA TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA

PHẦN 2. THÔNG HIỂU KIẾN THỨC.

PHẦN A. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 2000.

Chuyên đề 1. VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1918.

Bài 1. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1873). Bài 2. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. Bài 3. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Bài 4. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Bài 5. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). Bài 6. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

Chuyên đề 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930

Bài 7. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925. Bài 8. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930.

Chuyên đề 3. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945.

Bài 9. Phong trào cách mạng từ 1930 đến 1935. Bài 10. Phong trào dân chủ từ 1936 đến 1939. Bài 11. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Chuyên đề 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954

Bài 12. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. Bài 13. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Bài 14. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953). Bài 15. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954).

Chuyên đề 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975

Bài 16. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).  Bài 17. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973). Bài 18. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975).

Chuyên đề 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

Bài 19. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975. Bài 20. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986). Bài 21. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000). Bài 22. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000. PHẦN B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1917 ĐẾN 2000.

Chuyên đề 7. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1917 ĐẾN 1945. NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

Bài 23. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941). Bài 24. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 25. Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 26. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Bài 27. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945).

Chuyên đề 8. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949).

Bài 28. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949).

Chuyên đề 9. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991). LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).

Bài 29. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000).

Chuyên đề 10. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000).

Bài 30. Các nước Đông Bắc Á. Bài 31. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Bài 32. Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh.

Chuyên đề 11. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)

Bài 33. Nước Mĩ. Bài 34. Tây Âu. Bài 35. Nhật Bản.

Chuyên đề 12. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000). CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX.

Bài 36. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Bài 37. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Bài 38. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000.

Các bài viết liên quan

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Tiếng anh và gợi ý giải...

415 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...

603 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...

539 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members