CHỦ ĐỀ 11: CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (1945 - 2000)

I. Khu vực Đông Bắc Á

  1. Khái quát

a. Biến đổi về chính trị

+ 1/10/1949, nuớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa => mở rộng không gian địa lí của chủ nghĩa xã hội. + Năm 1948, hai nhà nước ra đời trên bán đảo Triều Tiên (Đại Hàn Dân quốc, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên). + Cuối những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc thu hồi được chủ quyền với Hồng Công và Ma Cao.

b. Biến đổi về kinh tế

+ Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. + Đông Bắc Á có 3/4 “con rồng” kinh tế của châu Á (Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan). + Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới (từ năm 1978).
  1. Trung Quốc

a. Giai đoạn 1 (1946 - 1949)

  • Nội chiến Quốc - Cộng và sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
+ 1946 - 1949, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. => Cuối năm 1949, nội chiến kết thúc, lực lượng Quốc dân đảng thất bại, rút chạy ra đảo Đài Loan, dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ. + Ngày 01/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, do Mao Trạch Đông làm Chủ tịch nước.
  • Ý nghĩa
+  Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc. + Xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. + Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới, trong đó có Việt Nam.

b. Giai đoạn 2 (1949 - 1959): Mười năm đầu xây dựng chế độ mới.

c. Giai đoạn 3 (1959 - 1978): 20 năm không ổn định.

d. Giai đoạn 4 (1978 - nay): Công cuộc cải cách - mở cửa.

  • Tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối đổi mới, tiến hành cải cách kinh tế, xã hội.
- Nội dung: + Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách mở cửa. + Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. + Hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
  • Thành tựu:
+ Kinh tế: tốc độ tăng trưởng cao (GDP tăng 8%/năm). + Đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. + Khoa học - kĩ thuật: thử thành công bom nguyên tử, phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian.
  • Đối ngoại:
+ Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác trên thế giới. + Thu hồi chủ quyền với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).

II. Đông Nam Á

  1. Những biến đổi lớn của khu vực.

- Các quốc gia lần lượt giành được độc lập, tự chủ (thời gian khác nhau). - Các nước tập trung phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu to lớn (Singapore). - Liên minh khu vực (ASEAN) đã ra đời (1967) và mở rộng thành viên lên 10 nước (1999).
  1. Quá trình đấu tranh giành độc lập

-  Tháng 8/1945, tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh, các nước đứng lên đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập (Inđônêxia, Việt Nam, Lào) hoặc giải phóng được phần lớn lãnh thổ. - Thực dân Âu – Mỹ quay lại xâm lược => nhân dân Đông Nam Á đứng lên kháng chiến. Đến những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á giành được độc lập. - Cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) đến năm 1975 mới giành thắng lợi hoàn toàn. - Năm 2002, Đông Timo tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập => Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia.
  1. Lào, Campuchia

  • Điểm tương đồng

- Từ cuối thế kỉ XIX bị Pháp xâm lược => có kẻ thù chung. - Đều kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của Pháp và Mĩ. - Trong giai đoạn đầu (1945 – 1951), phong trào đấu tranh đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. - Đều giành thắng lợi. - Thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ (1945 - 1975) gắn với sự đoàn kết của 3 nước Đông Dương.
  • Điểm khác biệt

- Lào (1945 - 1975) Cách mạng Lào trải qua 2 giai đoạn: + 1945 - 1954: kháng chiến chống Pháp xâm lược. + 1954 - 1975: kháng chiến chống Mỹ. - Camphuchia (1945 - 1975) - Cách mạng Campuchia trải qua 5 giai đoạn: + 1945 - 1954: kháng chiến chống Pháp. + 1954 - 1970: hòa bình, trung lập, xây dựng phát triển đất nước. + 1970 - 1975: kháng chiến chống Mỹ. + 1975 - 1979: nội chiến chống Khơme đỏ. + 1979 - 1993: nội chiến giữa Đảng Nhân dân Cách mạng với các phe phái đối lập.

III. Sự phát triển của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN

  1. Chiến lược

Chiến lược hướng nội (những năm 50 – 60 của thế kỉ XX) Chiến lược hướng ngoại  (những năm 60 - 70 của thế kỉ XX)
Mục tiêu: xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Thành tựu: đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, bước đầu giải quyết được nạn thất nghiệp... Hạn chế: thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, quan liêu, tham nhũng... → Các nước chuyển sang chiến lược hướng ngoại. Mục tiêu: khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh. Thành tựu: tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng nhanh… Hạn chế: phụ thuộc vào vốn, thị trường bên ngoài, đầu tư bất hợp lý…
  1. Liên kết khu vực

               

Liên kết khu vực

Lý do liên kết

Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực (do tác động của Chiến tranh lạnh).
Khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập.

Quá trình phát triển

- Giai đoạn: 1967- 1975: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chủ yếu là hợp tác trên lĩnh vực chính trị.
- Giai đoạn: 1976 – 1990: + Hiệp Ước Bali (2/1976) => đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN. + Hợp tác của ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế được tăng cường.
- Giai đoạn 1990 – nay: + Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. + Năm 1999, ASEAN có 10 nước thành viên. + Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các nước ASEAN được đẩy mạnh. + Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

IV. ẤN ĐỘ

  1. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

- Nguyên nhân: ách áp bức, bóc lột hà khắc của thực dân Anh, mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc. - Lãnh đạo: Đảng Quốc đại – chính đảng của giai cấp tư sản. - Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi trên cả nước dưới nhiều hình thức khác nhau: khởi nghĩa vũ trang, mít tinh, biểu tình, bãi công,… - Trước sức ép từ phong trào đấu tranh của nhân dân, thực dân Anh phải nhượng bộ: thi hành phương án Mao-bat-tơn chia Ấn Độ thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan. - Không thỏa mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh. ⇒ 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, nước Cộng hòa Ấn Độ ra đời.
  1. Công cuộc xây dựng đất nước

a. Kinh tế - Được thực hiện thông qua các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội. - Thành tựu: + Công nghiệp: từ những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ trở thành nước công nghiệp đứng thứ 10 thế giới, một trong những nước đi đầu về chế tạo phần mềm. + Nông nghiệp: nhờ cuộc “cách mạng xanh” Ấn Độ đã tự túc được lương thực, xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới. + Khoa học kĩ thuật chế tạo thành công bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo... b. Đối ngoại
  • Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực; sáng lập phong trào “Không liên kết”.
  • 1/1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

V. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi

  • Lục địa mới trỗi dậy.

- Giai đoạn 1945 – 1954

+ Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi là thuộc địa của các quốc gia Âu Mĩ. + Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ và sớm nhất ở Bắc Phi tiêu biểu là Ai Cập (1952 - 1953), Libi (1952),…

- Giai đoạn 1954 – 1960

Thắng lợi của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam đã cổ vũ phong trào đấu tranh của các nước châu Phi nhất là các nước thuộc địa của Pháp: Angiêri (1954 - 1962); Tuynidi (1956); Marốc (1960).

- Giai đoạn 1960 – 1975

+ Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ. + Năm 1960, 17 nước châu Phi giành độc lập – “Năm châu Phi”. + Thắng lợi của Môdămbich và Ănggôla => chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

- Giai đoạn 1975 – nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX

Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập, xóa bỏ hình thức cuối cùng của chủ nghĩa thực dân cũ – chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apácthai).

- Ý nghĩa:

     + Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thập kỷ, mở ra thời kì độc lập, xây dựng đất nước. + Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới. + Góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc. + Góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta. + Góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.

VI. Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở Mĩ Latinh

  • Lục địa bùng cháy
Sớm giành độc lập nhưng bị Mĩ biến thành “sân sau”, (một dạng thuộc địa kiểu mới của Mĩ).
  1. Cách mạng Cuba

3/1952: Mĩ lập chế độ độc tài quân sự Batixta => tấn công trại lính Mocađa => Nước Cộng hoà Cuba ra đời => Tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.
  1. Các nước khác

  • Năm 1961, Mĩ lập liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh, hạn chế ảnh hưởng của cách mạng Cuba.
  • Từ thập niên 60 - 70 phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh phát triển mạnh:
+ Từ 1964 - 1999, Panama đấu tranh thu hồi chủ quyền kênh đào Panama. + 1983: vùng Caribe đã có 13 quốc gia giành được độc lập.
  1. Sau khi giành độc lập

  • Thành tựu: 3 nước công nghiệp mới (Nics) là Braxin, Aschentina, Mêhicô.
  • Khó khăn, thách thức:
+ Mĩ cấm vận, chống phá. + Tham nhũng, lạm phát, nợ nước ngoài.

MỤC LỤC BÀI HỌC

TRỌNG TÂM CHINH PHỤC ĐIỂM 10 THPT QUỐC GIA 2022

MÔN LỊCH SỬ

TRỌNG TÂM 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 1. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884) CHỦ ĐỀ 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX – MỘT CÁI NHÌN SO SÁNH CHỦ ĐỀ 3. CÁC CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM (1897 – 1929) CHỦ ĐỀ 4. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919 – 1930). CHỦ ĐỀ 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945. CHỦ ĐỀ 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954.  CHỦ ĐỀ 7. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975. CHỦ ĐỀ 8. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000.

TRỌNG TÂM 2: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

CHỦ ĐỀ 9. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 - 1939) CHỦ ĐỀ 10. CÁCH MẠNG NGA ĐẦU THẾ KỈ XX. CHỦ ĐỀ 11. CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 12. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000. CHỦ ĐỀ 13. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VÀ ASEAN. CHỦ ĐỀ 14. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000. CHỦ ĐỀ 15. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (THẾ KỈ XVIII – XIX) VÀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT (NỬA SAU THẾ KỈ XX). CHỦ ĐỀ 16. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX).

PHẦN 1. NHẬN BIẾT TỪ KHÓA.

CHUYÊN ĐỀ: NHẬN BIẾT TỪ KHOÁ, GIẢI THÍCH NGHĨA TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA

PHẦN 2. THÔNG HIỂU KIẾN THỨC.

PHẦN A. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 2000.

Chuyên đề 1. VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1918.

Bài 1. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1873). Bài 2. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. Bài 3. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Bài 4. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Bài 5. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). Bài 6. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

Chuyên đề 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930

Bài 7. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925. Bài 8. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930.

Chuyên đề 3. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945.

Bài 9. Phong trào cách mạng từ 1930 đến 1935. Bài 10. Phong trào dân chủ từ 1936 đến 1939. Bài 11. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Chuyên đề 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1954

Bài 12. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. Bài 13. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Bài 14. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953). Bài 15. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954).

Chuyên đề 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975

Bài 16. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).  Bài 17. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973). Bài 18. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975).

Chuyên đề 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

Bài 19. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975. Bài 20. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986). Bài 21. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000). Bài 22. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000. PHẦN B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1917 ĐẾN 2000.

Chuyên đề 7. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1917 ĐẾN 1945. NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

Bài 23. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941). Bài 24. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 25. Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài 26. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Bài 27. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945).

Chuyên đề 8. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949).

Bài 28. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949).

Chuyên đề 9. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991). LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).

Bài 29. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000).

Chuyên đề 10. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000).

Bài 30. Các nước Đông Bắc Á. Bài 31. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Bài 32. Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh.

Chuyên đề 11. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)

Bài 33. Nước Mĩ. Bài 34. Tây Âu. Bài 35. Nhật Bản.

Chuyên đề 12. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000). CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX.

Bài 36. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Bài 37. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Bài 38. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000.

Các bài viết liên quan

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Tiếng anh và gợi ý giải...

415 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...

603 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...

539 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members