Câu cá mùa thu (Thu Điếu - Nguyễn Khuyến)
29 View
Bố cục
- Cách chia 1: + Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu + Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu + Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê + Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ - Cách chia 2: + Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ + Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thuCâu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Điểm nhìn của tác giả - Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. - Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến con nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thuCâu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Nét riêng của cảnh sắc mùa thu - Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật: + Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng. Tạo nên các điệu xanh: Ao xanh, bờ xanh, sóng xanh, tre xanh, bèo xanh, một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi. + Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ... - Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc … ⇒ Một bức tranh mùa thu trong trẻo, tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng của làng quê đồng bằng Bắc Bộ.Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc - Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. ⇒ Thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Cách gieo vần “eo” – tử vận, oái oăm, khó làm, được Nguyễn Khuyến sử dụng rất tài tình. - Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân.Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.Luyện tập (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ: dùng từ ngữ gợi cảnh để diễn tả tâm trạng - Cảnh thanh sơ, dịu nhẹ được gợi lên qua các từ: trong veo, biếc, xanh ngắt, các cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng - Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ - Vần “eo” được tác gải sử dụng rát tài tình. Trong bài thơ, vần “eo” giúp diễn tả không gian dần thu nhỏ, vắng lặng, hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giảCâu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24513 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
572 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
530 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
509 View