Cảm nhận vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài thơ Tôi yêu em (dàn ý - 5 mẫu)

Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài thơ Tôi yêu em của Pu-Skin.

A. DÀN Ý CHI TIẾT

Mẫu 1 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Puskin - Giới thiệu tác phẩm Tôi yêu em và vấn đề cần cảm nhận 2. Thân bài - Bài thơ đã mang những xúc cảm đặc biệt sâu sắc cho người đọc, đó là những cảm xúc đặc biệt và thể hiện tình yêu của người con trai với người con gái. - Tôi yêu em, một lời bộc lộ chân thành xuất phát từ một trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự. Tôi yêu em, lời lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ:

Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.

- Lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Một khẳng định pha chút cân nhắc, dè dặt với những từ có thể, chưa hẳn. - Toát lên cái điềm tĩnh của lí trí, cái dồn nén của cảm xúc. Lời thơ như một lời nhắc nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong dịu dàng, trân trọng với hồn em:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gạn bóng u hoài.

- Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lý do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân trọng và cao thượng ấy đối với người phụ nữ dễ mấy ai có được.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.

- Nhịp thơ nhanh hơn với những từ “lúc, khi” diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. - Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà trung thực bày tỏ: Khi hậm hực lòng ghen, nghĩa là tôi cũng chỉ như muôn người khác, cũng bị những tình cảm khổ đau, u ám muôn thuở trong tình yêu vò xé trong tình yêu.

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

- Tình yêu đó nhẹ nhàng, không hy vọng, cứ âm thầm lặng lẽ, với tình yêu chân thành, đằm thắm. - Tác giả cũng cầu chúc cho người con gái đó tìm được người yêu mới, chân thành và yêu mình như chính bản thân tác giả. 3. Kết bài - Tôi yêu em, bài thơ nổi tiếng của Puskin đã diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt và cao thượng của trái tim đang yêu. Mẫu 2

1. Mở bài

* Giới thiệu khái quát về Puskin và bài thơ Tôi yêu em: + Puskin được mệnh danh là “mặt trời thi ca Nga”. + “Tôi yêu em” là bài thơ tình viết về những cảm xúc mâu thuẫn mà thống nhất của một mối tình đơn phương.

2. Thân bài

* Khái quát nội dung chủ đạo của bài thơ: – “Tôi yêu em” là những tâm sự chân thành nhưng cũng đầy đau đớn của nhân vật trữ tình về mối tình đơn phương đối với cô gái mình yêu. – Mối tình gợi lên bao con sóng cảm xúc phức tạp trong tâm hồn của chàng trai -> Qua những cảm xúc phức tạp ấy làm nổi bật lên tình yêu trong sáng cao thượng, đáng trân trọng. * Biểu hiện của tình yêu trong sáng: – Cảm xúc da diết, chân thành mà tự nhiên quá đỗi dành cho cô gái mình yêu: + “Chừng có thể” không chỉ khẳng định tình yêu hiện tại dành cho cô gái nhưng cũng thể hiện được nỗi bất lực, đau khổ của nhân vật trữ tình. + “chưa hẳn đã tàn phai” là lời phủ định trong bất lực bởi dù cố gắng nhưng vẫn chẳng thể thoát ra khỏi những cảm xúc nồng nàn, những rung động dành cho cô gái. – Cố gắng dùng lí trí kiềm nén tình yêu vì không muốn cô gái phải đau khổ, muộn phiền: + Chàng trai lại đánh đổi hạnh phúc của mình để lấy lại nụ cười hồn nhiên, không gợn u hoài của cô gái. + Mối tình đơn phương ấy đau thấu tâm can nhưng sao cũng thật đẹp, thật đáng trân trọng. – Lời cầu chúc chân thành, cao thượng: + “Tôi yêu em” được lặp lại lần thứ hai trong bài thơ như để khẳng định tình yêu dành cho “em” mãi vẹn nguyên, cháy bỏng như lúc ban đầu. + Lời cầu chúc “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em” xuất phát từ chính tình yêu, sự trân trọng và sự cao thượng của nhân vật “tôi”. -> Chàng trai đã đặt hạnh phúc của cô gái lên trên tình yêu đơn phương của mình mà chân thành cầu chúc.

3. Kết bài

Khái quát vấn đề

B. SƠ ĐỒ TƯ DUY

C. BÀI VĂN MẪU

Mẫu 1

Được mệnh danh là “mặt trời thi ca Nga”, Puskin đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn học Nga và cả văn học Thế giới. Tài năng nghệ thuật của Puskin kết tinh trên nhiều thể loại như: thơ, truyện ngắn, truyện cổ tích…trong đó Puskin đặc biệt thành công trong thể loại thơ trữ tình, với ngôn từ giản dị kết hợp với nguồn cảm xúc dạt dào, thơ tình Puskin có thể dễ dàng khơi dậy những xúc cảm chân thành mà tha thiết nhất. “Tôi yêu em” là bài thơ tình như vậy, viết về những cảm xúc mâu thuẫn mà thống nhất của một mối tình đơn phương, nhà thơ Puskin đã mang đến những cảm nhận sâu sắc về một tình yêu trong sáng, cao thượng. “Tôi yêu em” là những tâm sự chân thành nhưng cũng đầy đau đớn của nhân vật trữ tình về mối tình đơn phương đối với cô gái mình yêu. Mối tình ấy gợi lên bao con sóng cảm xúc phức tạp trong tâm hồn của chàng trai, đó là tình yêu cháy bỏng, thiết tha đến khắc khoải nhưng chẳng thể tiếp tục, là những day dứt, đấu tranh dữ dội giữa lí trí và tình cảm, là những giận hờn, đau đớn khi tình yêu không được hồi đáp và cuối cùng tất cả những tình cảm trào dâng, mãnh liệt bình lặng lại qua lời cầu chúc của một tấm lòng si tình sáng trong, cao thượng. Trước hết, tình yêu trong sáng của nhân vật trữ tình được bộc lộ qua những cảm xúc da diết, chân thành mà tự nhiên quá đỗi dành cho cô gái mình yêu:

“Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

      Nhân vật trữ tình đã bộc bạch trực tiếp tình yêu dành cho cô gái, đó là tình yêu thầm kín nhưng bền lâu, khắc khoải kéo dài từ quá khứ đến hiện tại. “Chừng có thể” không chỉ khẳng định tình yêu hiện tại dành cho cô gái nhưng cũng thể hiện được nỗi bất lực, đau khổ của nhân vật trữ tình. Dù tình yêu dành cho cô gái cháy bỏng đấy, tha thiết đấy nhưng không biết vì một lí do nào đó mà chàng trai cố dùng lí trí để kìm nén những cảm xúc sục sôi ấy, cố gắng nhắc nhở mình phải dừng lại đoạn tình duyên vốn không thể bước tiếp này. Tuy nhiên, dù có cố gắng đến đâu thì lí trí cũng chẳng thể kìm lại những cảm xúc dâng trào bên trong trái tim, khiến cho ngọn lửa tình vẫn âm ỉ cháy nhưng lại mang đến những bỏng rát cho con tim. “chưa hẳn đã tàn phai” là lời phủ định trong bất lực, đau đớn vì chàng trai ấy biết rằng dù cố gắng nhưng vẫn chẳng thể thoát ra khỏi những cảm xúc nồng nàn, những rung động dành cho cô gái. Dù đã cố gắng kìm xuống những cảm xúc đơn phương bằng lí trí tỉnh táo nhưng con tim lại chẳng dễ dàng buông bỏ. Đến câu thơ tiếp theo, chàng trai đã tự đưa ra những lí lẽ để thuyết phục mình, tuy không thể làm chủ con tim mình nhưng vì hạnh phúc của người mình yêu, dường như chàng trai có thêm quyết tâm:

“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

      Câu thơ đã thể hiện được sự bình tĩnh của lí trí và cả cái to lớn trong tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái. Bởi chỉ có tình yêu đích thực và đủ lớn thì chàng trai mới có thể vượt qua những cảm xúc cháy bỏng của bản thân, nhận về những tổn thương cho mình. Yêu đến khắc khoải, đau đớn nhưng dù có trải qua bao đau khổ, tổn thương đi nữa thì chàng trai cũng quyết không thổ lộ để thỏa mãn ích kỉ của bản thân mà giấu kín chỉ mong cô gái được vui vẻ và không có bất cứ tổn thương nào. “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa”, tình yêu vốn gắn liền với cảm xúc nồng cháy và cả khát vọng được đáp lại, thế nhưng chàng trai lại đánh đổi hạnh phúc của mình để lấy lại nụ cười hồn nhiên, không gợn u hoài của cô gái. Mối tình đơn phương ấy đau thấu tâm can nhưng sao cũng thật đẹp, thật đáng trân trọng. Có thể nói, trong bài thơ “Tôi yêu em”, nhà thơ Puskin đã tái hiện đầy chân thực những cung bậc cảm xúc của một mối tình đơn phương, nhà thơ không cố tạo dựng một tình yêu cao cả mà khiên cưỡng, giả tạo mà để những cảm xúc tự nhiên tràn lên mặt giấy mang đến những xúc động mãnh liệt nơi độc giả. Khi yêu mấy ai làm chủ được con tim, cảm xúc của mình, và với chàng trai trong bài thơ cũng vậy, dù đã tự dặn lòng phải quên đi đoạn tình chẳng thể có kết quả này, cũng biết rằng không có một tia hi vọng dù nhỏ nhoi nào với tình yêu ấy, thế nhưng khi nhìn cô gái tay trong tay với người khác, chàng trai vẫn không thể làm chủ được cảm xúc ghen tuông, hậm hực. Đó là những cảm xúc rất bình thường khi yêu, thế nhưng nó càng đau khổ hơn đối với mối tình đơn phương, bởi dù yêu, dù ghen tuông, giận hờn cũng không thể nói ra, bởi chính bản thân của chàng trai cũng biết rằng mối tình này “âm thầm”, “không hi vọng”. Nếu bốn câu thơ đầu chàng trai cố gắng dùng lí trí để thuyết phục con tim quên đi tình yêu dành cho cô gái thì đến câu thơ này mọi cảm xúc lại bùng phát mạnh mẽ, độc giả dường như nhìn thấy được sự tuyệt vọng, mất bình tĩnh, mâu thuẫn trong chính tình yêu của mình. Thế nhưng, khi những cảm xúc giận hờn qua đi, tâm hồn chàng trai như bình lặng lại và rồi đưa ra một quyết định đầy đau đớn:

“Tôi yêu em chân thành đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

      “Tôi yêu em” được lặp lại lần thứ hai trong bài thơ như để khẳng định tình yêu dành cho “em” mãi vẹn nguyên, cháy bỏng như lúc ban đầu, đó là tình yêu chân thành, đằm thắm hơn tất thảy mọi thứ trên đời. Thế nhưng khác với lần đầu tiên lời thổ lộ ấy được nói ra, lần xuất hiện thứ hai này nó xuất hiện như khúc vĩ thanh cho một mối tình đơn phương. Lời yêu được nói ra không phải để bày tỏ nữa mà đó là lời khẳng định tình yêu của bản thân. Sau lời khẳng định ấy chàng trai đã đưa ra một quyết định dứt khoát- bước ra khỏi tình yêu tuyệt vọng, bế tắc, trả lại hạnh phúc cho cô gái và người mình yêu. Lời cầu chúc “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em” xuất phát từ chính tình yêu, sự trân trọng và sự cao thượng của nhân vật “tôi”. Chàng trai đã đặt hạnh phúc của cô gái lên trên tình yêu đơn phương của mình mà chân thành cầu chúc, lời cầu chúc khiến cho độc giả cảm động mà cũng xót xa, chàng trai mong muốn cô gái gặp được người yêu mình như cách mình đã yêu. Tình yêu trong sáng, cao thượng của chàng trai cũng thể hiện được quan niệm của Puskin trong tình yêu: Yêu là tình cảm tự nguyện từ hai phía, tình yêu đích thực không có những nhỏ nhen, sự ích kỉ mà là sự tôn trọng, chân thành. Bài thơ Tôi yêu em một lần nữa thể hiện rõ nét quan niệm về tình yêu trong sáng trong thơ của Puskin.

Mẫu 2

Pu-skin là nhà thơ vĩ đại có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà còn cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga. Ông là nhà thơ khai thác đề tài tình yêu và biến chúng thành tình yêu đẹp và cao thượng. Trong đó nổi bật là bài thơ "Tôi yêu em", đó là một bài thơ đầy ý nghĩa và nhân văn. Mở đầu bài thơ là nhừng lời lẽ chân thành và giản dị:

"Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai"

     Lời thơ giản dị không ví von, so sánh nhịp thơ chậm rãi, điệu giọng trầm tĩnh. Câu thơ đã bộc lộ thấu đạt những cảm xúc chân thành, sâu sắc trong trái tim yêu chân thực chung thủy mà âm thầm kín đáo da diết không nguôi. Yêu em bằng tình cảm nhẹ nhàng, sâu đậm nhưng nếu tình cảm không mang lại hạnh phúc thì ta nên chấm dứt và đừng để e bận tậm.

"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài"

     Lời thơ là lời giãi bày thành thật nhưng cũng không kém phần xót xa khi yêu nhưng lí trí bảo dừng. Nhà thơ không muốn tình yêu đơn phương của mình làm cho cô gái phải buồn phiền, suy nghĩ. Chấp nhận mọi đau khổ, hi sinh bản thân để người mình yêu hạnh phúc là kết tinh cao đẹp nhất của tình yêu. Tình yêu của nhà thơ không có sự ích kỉ, ép buộc mà đầy dịu dàng, cao thượng và cũng đầy trân trọng đối với người mình yêu.Lời thơ là sự trân trọng dành cho cô gái xong cũng là lời tự nhắc nhở bản thân phải dập tắt ngọn lửa tình, chấm dứt mối tình đơn phương để mang đến hạnh phúc cho cô gái mình yêu.

"Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen"

     Yêu đơn phương là mối tình từ một phía mà không được đối phương biết đến, không được đáp trả nên cũng rất đau khổ, day dứt. Trong mối tình đơn phương của mình, nhà thơ dù yêu chân thành, mãnh liệt nhưng lại không dám hi vọng về cái kết đẹp đẽ cho mối tình ấy. Dù cố dùng lí trí để dập tắt ngọn lửa tình nhưng nhà thơ chẳng thể kiểm soát được những cảm xúc, suy nghĩ, đó là những rụt rè, bối rối, là những hờn ghen vô cớ khi cô gái chẳng hề biết đến tình yêu của mình. Đó là những cảm xúc thông thường khi yêu nhưng đối với nhà thơ lại xót xa, đau đơn hơn bởi đó là tình yêu đơn phương.

"Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em"

     Mọi cảm xúc bị dồn nén khi được giải tỏa sẽ tuôn trào mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhà thơ tiếp tục khẳng định tình yêu thông qua điệp ngữ "tôi yêu em". Tuy nhiên việc khẳng định tình yêu không phải để níu kéo tình yêu hay tiếp tục vùng vẫy trong mối tình đơn phương vô vọng mà chỉ nhằm bày tỏ và giã biệt với tình yêu ấy bằng lời cầu chúc chân thành "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em". Lời cầu chúc xuất phát từ tấm lòng chân thành, tình yêu sáng trong, cao thượng của Puskin bởi mấy ai yêu mà có đủ dũng cảm chứng kiến người mình yêu bên người người khác. Ở đây Puskin không chỉ chấp nhận được sự thật ấy mà còn cầu chúc cho cô gái, mong người mình yêu gặp được người yêu chân thành như mình đã từng yêu. Như vậy, qua bài thơ Tôi yêu em, nhà thơ Puskin đã thể hiện được trọn vẹn những cung bậc cảm xúc phức tạp của mối tình đơn phương, đồng thời thể hiện được tình yêu cao thượng, sáng trong của tình yêu: tình yêu chân thành sẽ không có chỗ cho những ích kỉ, toan tính, yêu là sẵn sàng hi sinh vì người mình yêu chứ không để người mình yêu phải muộn phiền, đau khổ.

Mẫu 3

Puskin được biết đến là đại thi hào người Nga với những vần thơ bất hủ được chào đón rộng trên khắp thế giới. Một trong những bài thơ tình nổi tiếng thế giới của ông đó là "Tôi yêu em". Bài thơ được sáng tác dựa trên cơ sở của mối tình đơn phương có thực của ông đối với một thiếu nữ đẹp tên là A.A. Ô-lê-nhi-a, con gái vị chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga. Đọc bài thơ, ta không thấy nhiều sự đau đớn bi thương ở một trái tim bị chối tư mà ngược lại, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu vẫn nồng cháy cùng với lòng vị tha và lời chúc phúc dành cho người mình yêu. Mở đầu bài thơ, nhà thơ không ngần ngại mà bày tỏ trực tiếp niềm yêu của mình:

"Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai"

     Tác giả dùng cách xưng hô "Tôi- em" thể hiện sự đặt ra một khoảng cách giữa hai người, chính tỏ chàng trai không chỉ hiếu cô gái mà còn rất tôn trọng cô gái và muốn kìm nén cảm xúc của bản thân. Dấu hai chấm ở câu thơ thứ nhất đặt ở giữa dòng thơ như ngắt câu thơ làm hai vế, không chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh mà còn có ý như là lời giải thích. Chàng trai muốn giải thích với người mà mình yêu rằng chàng trai đã yêu cô từ rất lâu rồi và đến nay tình yêu ấy vẫn còn, giống như ngọn lửa cháy chưa từng tàn phai trong trái tim chàng. Nhưng bởi chàng đã hiểu lòng cô gái, chàng hiểu rằng trong trái tim cô gái không có chàng, nên chàng không muốn đoạn tình cảm của mình trở thành gánh nặng trên vai cô gái:

"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài"

     Chàng trai yêu cô gái nhưng không hề muốn vì tình yêu ấy của mình mà cô gái phải bận lòng. Đây chính là biểu hiện của những cảm xúc chân thành trong tình yêu. Khi yêu một ai đó ắt sẽ muốn làm tất cả cho người mình yêu được hạnh phúc. Và chàng trai trong những vần thơ của Puskin hiểu rất rõ điều đó nên dù không nhận được tình cảm của người mình yêu nhưng luôn muốn khiến cho tâm hồn người con gái mình yêu được thanh thản. Có lẽ vì vậy mà chàng sẽ rút lui chăng? Rút lui để cô gái không bị tình yêu của mình làm cho suy nghĩ, rút lui để cô gái không phải bận lòng vì mối tình cảm đơn phương của mình, rút lui để cô gái tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân. Đây quả là một trái tim đầy lí trí, trái tim biết nghĩ cho người khác, nó thể hiện rằng tình yêu của chàng trai chân chính nhưng không bảo thủ và chàng sẵn sàng vì người mình yêu mà làm tất cả. Trong tình cảm của mình, chàng trai chân thành bày tỏ:

"Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen"

     Giống như những con sống ngầm dưới lòng biển, tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái là một tình yêu âm thầm, đặc biệt là "không hi vọng", nhưng đừng lầm tưởng đó là một tình yêu hời hợt, đó thực sự là một tình yêu cháy bỏng vì trong đó chứa đựng hết bao nhiêu cung bậc cảm xúc khó nói mà tình yêu say đắm mang lại. Vì âm thầm, không dám nói nên tình yêu ấy cũng rụt rè ý như thân chủ, vì chàng trai biết mình không có hy vọng trong tình yêu ấy nên lòng ghen tuông lại trỗi dậy mỗi khi thấy niềm hi vọng ấy được lóe sáng ở người khác. Rõ ràng, đây là một thứ tình cảm không mấy tốt đẹp nhưng nó vô cùng nhân bản mà đặc biệt là chàng trai ấy đã không hề ngại ngần mà tự bộc bạch, thú nhận nó. Điều này càng khiến cho chàng trai trở nên dễ mến hơn trong mắt người đọc đồng thời tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái càng được tô đậm rõ nét hơn bao giờ hết. Bởi chỉ khi người ta yêu say đắm thì mới ghen cháy bỏng! Và chàng trai nói những lời này không phải là mong muốn cô gái sẽ cảm động chấp nhận tình cảm của chàng mà là muốn cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho cô gái:

"Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em"

     Chúc phúc người mình yêu, một hành động vị tha, sự hi sinh cao cả nhất trong tình yêu. Yêu không có nghĩa là sở hữu hay thỏa mãn bản thân bằng sự yêu thương của người khác mà là sự mong muốn cho người mình yêu được hạnh phúc. Chàng trai trong bài thơ đã yêu, tuy không được đáp đền nhưng không hề sinh ý hận mà còn chúc phúc cho người mình yêu sớm ngày hạnh phúc ngay cả khi bản thân mình chưa thể triệt để quên hết tình cảm với người ấy. Đọc bài thơ ta thấy một giọng trầm lắng, đôi khi sinh động thay đổi linh hoạt nhưng lúc nào cũng toát lên một tấm lòng vị tha sâu sắc với một tình yêu trong sáng, chân thành. Bài thơ của Puskin ngắn gọn, giản dị, cô đọng, hàm súc nhưng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc về một tình yêu có ý nghĩa và bài thơ thực sự xứng đáng được coi là "viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga".

Mẫu 4

“Tôi yêu em” là bản tình ca xúc động về mối tình đơn phương mãnh liệt nhưng đầy khắc khoải, da diết của nhà thơ Puskin với nàng Ô-lê-nhi-a. Bài thơ không chỉ tái hiện chân thực những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tình yêu mà còn thể hiện được tình yêu cao thượng, sáng trong vốn là nét đặc sắc riêng biệt trong thơ Puskin. Sở dĩ “Tôi yêu em” trở thành bài thơ tình nổi tiếng bậc nhất trong kho tàng thi ca của nhân loại không chỉ bởi lời thơ xúc động, da diết có thể chạm đến đáy sâu tâm hồn của độc giả mà còn bởi thứ tình cảm chân thành, cao thượng trong sáng của một trái tim giàu yêu thương của Puskin. Lời tỏ tình “Tôi yêu em” được giãi bày đầy mạnh mẽ, dứt khoát nhưng lại ẩn chứa những suy tư, băn khoăn không dứt khoát của một cái tôi trăn trở.

“Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

     Nhà thơ đã khẳng định tình cảm của mình dành cho cô gái mình yêu, đó là thứ tình cảm chân thành nhưng cũng vô cùng dai dẳng, mãnh liệt. Thế nhưng lời tỏ tình ấy lại chứa đựng những suy tư, trăn trở khi yêu bằng cảm tính, bằng trái tim nhưng lại cố dùng lí trí để kiểm soát, chi phối tình yêu ấy. Thế nhưng dù lí trí có kìm nén thì tình cảm chân thành dành cho cô gái vẫn chẳng thể dập tắt hoàn toàn mà mãi dai dẳng đến khắc khoải “Chừng có thể”, “chưa hẳn đã tàn phai”.

“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

     Lời thơ là lời giãi bày thành thật nhưng cũng không kém phần xót xa khi yêu nhưng lí trí bảo dừng. Nhà thơ không muốn tình yêu đơn phương của mình làm cho cô gái phải buồn phiền, suy nghĩ. Chấp nhận mọi đau khổ, hi sinh bản thân để người mình yêu hạnh phúc là kết tinh cao đẹp nhất của tình yêu. Tình yêu của nhà thơ không có sự ích kỉ, ép buộc mà đầy dịu dàng, cao thượng và cũng đầy trân trọng đối với người mình yêu.Lời thơ là sự trân trọng dành cho cô gái xong cũng là lời tự nhắc nhở bản thân phải dập tắt ngọn lửa tình, chấm dứt mối tình đơn phương để mang đến hạnh phúc cho cô gái mình yêu.

“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen”

     Yêu đơn phương là mối tình từ một phía mà không được đối phương biết đến, không được đáp trả nên cũng rất đau khổ, day dứt. Trong mối tình đơn phương của mình, nhà thơ dù yêu chân thành, mãnh liệt nhưng lại không dám hi vọng về cái kết đẹp đẽ cho mối tình ấy. Dù cố dùng lí trí để dập tắt ngọn lửa tình yêu nhưng nhà thơ chẳng thể kiểm soát được những cảm xúc, suy nghĩ, đó là những rụt rè, bối rối, là những hờn ghen vô cớ khi cô gái chẳng hề biết đến tình yêu của mình. Đó là những cảm xúc thông thường khi yêu nhưng đối với nhà thơ lại xót xa, đau đớn hơn bởi đó là tình yêu đơn phương.

“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

     Mọi cảm xúc bị dồn nén khi được giải tỏa sẽ tuôn trào mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhà thơ tiếp tục khẳng định tình yêu thông qua điệp ngữ “tôi yêu em”. Tuy nhiên việc khẳng định tình yêu không phải để níu kéo tình yêu hay tiếp tục vùng vẫy trong mối tình đơn phương vô vọng mà chỉ nhằm bày tỏ và giã biệt với tình yêu ấy bằng lời cầu chúc chân thành “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Lời cầu chúc xuất phát từ tấm lòng chân thành, tình yêu sáng trong, cao thượng của Puskin bởi mấy ai yêu mà có đủ dũng cảm chứng kiến người mình yêu bên người người khác. Ở đây Puskin không chỉ chấp nhận được sự thật ấy mà còn cầu chúc cho cô gái, mong người mình yêu gặp được người yêu chân thành như mình đã từng yêu. Như vậy, qua bài thơ Tôi yêu em, nhà thơ Puskin đã thể hiện được trọn vẹn những cung bậc cảm xúc phức tạp của mối tình đơn phương, đồng thời thể hiện được tình yêu cao thượng, sáng trong của tình yêu: tình yêu chân thành sẽ không có chỗ cho những ích kỉ, toan tính, yêu là sẵn sàng hi sinh vì người mình yêu chứ không để người mình yêu phải muộn phiền, đau khổ.

Mẫu 5

Puskin không chỉ là "Mặt trời của nền thi ca Nga" ở tư cách công dân mà còn là thi sĩ ca hát về tình yêu. "Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông". Bài thơ Tôi yêu em của Puskin đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời giản dị, trong sáng nhất. Nhân vật tôi chưa thân thiết với cô gái đến mức xưng anh, khi xưng tôi, quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin, được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này. Tôi yêu em, một lời bộc lộ chân thành xuất phát từ một trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự. Tôi yêu em, lời lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ:

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

      Lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Một khẳng định pha chút cân nhắc, dè dặt với những từ có thể, chưa hẳn. Nhân vật trữ tình bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thủy.

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gạn bóng u hoài

      Câu thơ toát lên cái điềm tĩnh của lí trí, cái dồn nén của cảm xúc. Lời thơ như một lời nhắc nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong dịu dàng, trân trọng với hồn em. Nhưng đằng sau những lời điềm tĩnh, đúng mực ấy là bao nỗi niềm, bao sắc thái của tình yêu: có cái chua xót của thân phận vì nếu tình yêu không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là nỗi băn khoăn, buồn bã cho người mình yêu thì nên chấm dứt tình yêu đó. Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lí do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân trọng và cao thượng ấy đối với người phụ nữ dễ mấy ai có được.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

      Nhịp thơ nhanh hơn với những từ lúc, khi, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một tình yêu âm thầm, không hi vọng, khẳng định lại nét âm thầm nhấn manh không chút hi vọng, như tô đậm thêm nét đặc biệt của mối tình thầm lặng này. Sau lớp ngôn từ bình thản, điềm tĩnh thể hiện qua cách xưng hô, qua vẻ ngoài lặng lẽ, rụt rè, qua ý thức cố ghìm nén tình cảm, chỉ cho phép nói rằng tình yêu của mình chưa lụi tắt chứ không phải là đang bùng cháy mãnh liệt. Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà trung thực bày tỏ: Khi hậm hực lòng ghen, nghĩa là tôi cùng chỉ như muốn người khác, cũng bị những tình cảm khổ đau, u ám muôn thuở trong tình yêu vò xé trong tình yêu.

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

      Cảm xúc dồn nén được giải tỏa, tuôn trào. Điệp khúc tôi yêu em được láy lại lần thứ ba với một lời khẳng định bản chất của mối tình này: chân thành, đằm thắm. Chính là sự chân thành, đằm thắm không bao giờ nhạt phai ấy là cái gốc của tâm lòng cao thượng trong tình yêu này. Và đến cuối bài thơ lại có một lời chúc thiêng liêng, đầy vị tha: tôi cầu mong em có được một người yêu em cũng chân thành đằm thắm như tôi. Đó là tình yêu của một trái tim chân thật, độ lượng, nhân hậu dù bị cự tuyệt, con người vẫn có thể có những xử sự cao thượng. Lời cầu mong cuối bài thơ cũng còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng và cao thượng. Tôi yêu em, bài thơ nổi tiếng của Puskin đã diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt và cao thượng của ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ tôi yêu em. Chất thơ của bài thơ toát ra từ những xúc cảm chân thành, ghìm nén, từ những lời nói giản dị nhưng đầy thiết tha, tế nhị và mãnh liệt.

Các bài viết liên quan

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường-Đường sức điện

104 View

Bài 1: Điện tích Định luật Cu-lông

104 View

Bài 46 : Luyện tập : Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

106 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members