BÀI 6: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
116 View
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN
BÀI 6: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. KIẾN THỨC NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU
-
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
a. Tài nguyên rừng
- Hiện trạng: + Diện tích rừng và độ che phủ: Giai đoạn từ 1943 -> 1983: Trong vòng 40 năm diện tích rừng tự nhiên của nước ta bị giảm sút với tốc độ nhanh chóng từ 14,3 triệu ha giảm xuống còn 7,2 triệu ha; độ che phủ rừng từ 43% -> 22%. Giai đoạn từ 1983 đến nay: Tổng diện tích rừng đang tăng dần lên. Theo niên giám thống kê, tính đến 31/12/2019, diện tích rừng của nước ta là 14,6 triệu ha, độ che phủ đạt 41,9%. + Chất lượng rừng: Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng). Đến nay, tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Vì thế 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. - Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng: + Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng rừng. Phải nâng độ che phủ của cả nước hiện tại từ gần 40% lên đến 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 – 80%. + Sự quản lí của Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng được thể hiện qua những quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc trưng và rừng sản xuất. * Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trồng, đồi núi trọc. * Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. * Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. + Triển khai Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.b. Đa dạng sinh học
- Hiện trạng: + Sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng sinh học cao (thành phần loài, hệ sinh thái, nguồn gen quý hiếm). + Số lượng loài thực vật, động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng. - Nguyên nhân: + Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của sinh vật. + Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản cũng bị giảm sút rõ rệt. Đó là hậu quả của sự khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển. - Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: + Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. + Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. + Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước. Nhà nước đã ban hành các quy định trong khai thác như cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non; cấm gây cháy rừng; cấm săn bắt động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột, cấm gây độc hại cho môi trường nước.-
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
- Diện tích các loại đất: Theo niên giám thống kê, tính đến 31/12/2018 nước ta có khoảng: + 14,9 triệu ha đất lâm nghiệp (đất có rừng). + 11,5 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp, trung bình trên đầu người là hơn 0,1 ha. + 2,06 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng chỉ có khoảng 212 nghìn ha, còn lại gần 1,8 triệu ha là đất đồi núi (bị thoái hóa nặng). Do vậy, khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều, việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức thận trọng. - Những năm gần đây, do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng nên diện tích đất trồng, đồi trọc giảm mạnh. - Diện tích đất đai bị suy thoát vẫn còn rất lớn. Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai).b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp: + Thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng + Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp. + Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi. - Đối với đồng bằng (đất nông nghiệp) vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp: + Quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. + Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. + Canh tác hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. + Bón phân cải tạo đất thích hợp. + Chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.-
Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
II. KIẾN THỨC VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO
Nội dung | Vận dụng |
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật |
|
Nguyên nhân của việc mất rừng | - Sự khai thác bừa bãi, quá mức. - Tình trạng du canh, du cư. - Nạn cháy rừng. - Chưa có những chủ trương, biện pháp kịp thời và hữu hiệu. - Hậu quả của chiến tranh kéo dài. |
Ý nghĩa chủ yếu của bảo vệ tài nguyên rừng. | cân bằng sinh thái môi trường. |
Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh | khai thác quá mức. |
Nước ta cần có độ che phủ rừng cao, trên 50% là vì | 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, có độ dốc lớn, mưa nhiều. |
Có vai trò quan trọng hàng đầu trong các diện tích rừng phòng hộ ở nước ta là | Rừng đầu nguồn các sông. |
Vai trò chính của rừng đầu nguồn là | điều hòa nguồn nước, giữ đất. |
Vai trò quan trọng nhất của các khu rừng đặc dụng là | bảo vệ hệ sinh thái và các giống loài quí hiếm. |
Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là | xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia. |
Ý nghĩa hàng đầu của các vườn quốc gia ở nước ta là | bảo tồn nguồn gien sinh vật tự nhiên. |
Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là | tích cực trồng rừng mới. |
Sự suy giảm đa dạng sinh vật nước ta biểu hiện rõ nhất ở | suy giảm thành phần loài. |
Bị suy giảm mạnh nhất trong nguồn lợi hải sản của nước ta là | hải sản ven bờ. |
Nguồn lợi thủy sản của nước ta bị giảm sút nhiều, nguyên nhân là do | khai thác quá mức, chưa quan tâm đến việc tái tạo. |
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất |
|
Giải pháp chống xói mòn trên “đất dốc” ở vùng đồi núi là | áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm nghiệp. |
Biện pháp chủ yếu nhất để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc. | phát triển mô hình nông – lâm kết hợp. |
Trong số các loại đất phải cải tạo của nước ta hiện nay, loại đất chiếm diện tích lớn nhất là | đất phèn. |
Giải pháp quan trọng nhất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta là | đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. |
3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác |
|
Ở nước ta, sử dụng tài nguyên nước vào mục đích sản xuất, trở ngại lớn nhất là | phân bố lượng nước chênh lệch lớn giữa các mùa. |
Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là do | hầu hết nước thải của công nghiệp và sinh hoạt đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí. |
Trong việc sử dụng tài nguyên khoáng sản của nước ta, vấn đề cần phải quan tâm trước nhất là | nâng cao trình độ kĩ thuật, công nghệ khai thác. |
III. CÂU HỎI BÀI TẬP
Câu 1: | Diện tích rừng của nước ta hiện nay chủ yếu là | |||
A. | rừng mới phục hồi. | B. | rừng nghèo. | |
C. | rừng đặc dụng. | D. | rừng giàu. | |
Câu 2: | Tài nguyên rừng nước ta vẫn bị suy thoái, biểu hiện ở | |||
A. | chất lượng rừng chưa phục hồi. | |||
B. | diện tích đất trồng, đồi trọc tăng. | |||
C. | diện tích rừng bị mất hàng năm lớn hơn diện tích rừnfg trồng. | |||
D. | độ che phủ rừng giảm. | |||
Câu 3: | Trong các năm gần đây, tài nguyên rừng của nước vẫn tiếp tục bị giảm sút về | |||
A. | kiểu hệ sinh thái. | B. | diện tích. | |
C. | độ che phủ. | D. | chất lượng. | |
Câu 4: | Các năm gần đây, vùng có diện tích rừng bị chặt phá và cháy nhiều nhất là | |||
A. | Trung du và miền núi Bắc Bộ. | B. | Duyên hải Nam Trung Bộ. | |
C. | Bắc Trung Bộ | D. | Tây Nguyên | |
Câu 5: | Trong các vùng sau đây, vùng nào hiện nay có độ che phủ rừng thấp nhất? | |||
A. | Tây Nguyên. | B. | Bắc Trung Bộ. | |
C. | Đông Nam Bộ. | D. | Duyên hải Nam Trung Bộ. | |
Câu 6: | Nguyên nhân cơ bản nhất làm diện tích rừng của nước ta thu hẹp nhanh chóng là do | |||
A. | khai thác rừng bừa bãi. | B. | đốt rừng làm nương rẫy. | |
C. | chiến tranh kéo dài. | D. | cháy rừng. | |
Câu 7: | Để bảo vệ vốn rừng, biện pháp nào dưới đây thiết thực hơn cả? | |||
A. | Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho nhân dân. | |||
B. | Hạn chế khai thác gỗ, tận dụng gỗ cảnh, gỗ ngọn. | |||
C. | Tăng cường quản lý vốn rừng. | |||
D. | Thành lập thêm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn. | |||
Câu 8: | Nước ta cần có độ che phủ rừng cao, trên 50% là vì | |||
A. | nước ta có khi hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. | |||
B. | có hệ thống sông ngòi dày đặc, rất dễ bị lũ lụt. | |||
C. | nước ta tiếp giáp với biển trên 3260km. | |||
D. | 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, có độ dốc lớn, mưa nhiều. | |||
Câu 10: | Có vai trò quan trọng hàng đầu trong các diện tích rừng phòng hộ ở nước ta là | |||
A. | rừng ngập mặn ven biển. | |||
B. | rừng chắn cát bay ven biển miền Trung. | |||
C. | rừng đầu nguồn các sông. | |||
D. | rừng ven sông. | |||
Câu 11: | Vai trò chính của rừng đầu nguồn là | |||
A. | điều hòa nguồn nước, giữ đất. | |||
B. | bảo tồn nguồn gen sinh vật. | |||
C. | tham quan, du lịch. | |||
D. | điều hòa nguồn nước cho các hồ thủy điện. | |||
Câu 12: | Vai trò quan trọng nhất của các khu rừng đặc dụng là | |||
A. | bảo vệ hệ sinh thái và các giống loài quí hiếm. | |||
B. | phát triển du lịch sinh thái. | |||
C. | cung cấp nguyên liệu quý hiếm cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu | |||
D. | bảo vệ môi trường. | |||
Câu 13: | Các vườn quốc gia như Cát Bà, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên… thuộc nhóm | |||
A. | rừng bảo vệ nghiêm ngặt. | B. | rừng đặc dụng. | |
C. | rừng phòng hộ. | D. | rừng sản xuất. | |
Câu 14: | Khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên là loại rừng | |||
A. | phòng hộ. | |||
B. | đặc dụng. | |||
C. | sản xuất. | |||
D. | ven biển. | |||
Câu 15: | Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là | |||
A. | trồng rừng tre nứa. | B. | trồng rừng lấy gỗ. | |
C. | lập vườn quốc gia. | D. | khai thác gỗ củi. | |
Câu 16: | Ý nghĩa hàng đầu của các vườn quốc gia ở nước ta là | |||
A. | phát triển du lịch sinh thái. | |||
B. | bảo tồn nguồn gien sinh vật tự nhiên. | |||
C. | cơ sở nhân giống và lai tạo giống mới. | |||
D. | tạo môi trường sống tốt cho xã hội. | |||
Câu 17: | Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là | |||
A. | lập vườn quốc gia. | B. | tăng cường khai thác | |
C. | tích cực trồng mới. | D. | làm ruộng bậc thang. | |
Câu 18: | Bị suy giảm mạnh nhất trong nguồn lợi hải sản của nước ta là | |||
A. | các loại giáp xác. | B. | hải sản xa bờ. | |
C. | các loại nhuyễn thể. | D. | hải sản ven bờ. | |
Câu 19: | Nguồn lợi thủy sản của nước ta bị giảm sút nhiều, nguyên nhân nào là chủ yếu? | |||
A. | Khai thác bằng các hình thức mang tính hủy diệt (chất nhổ, xung điện, hóa chất độc hại). | |||
B. | Phương tiện, kĩ thuật khai thác ngày càng hiện đại. | |||
C. | Khai thác quá mức, chưa quan tâm đến việc tái tạo. | |||
D. | Môi trường nước bị ô nhiễm. | |||
Câu 20: | Để bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta, biện pháp có ý nghĩa hàng đầu là | |||
A. | Triển khai Luật Bảo Vệ rừng. | |||
B. | Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với đời sống con người | |||
C. | Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. | |||
D. | Hạ tỉ lệ tăng dân số xuống mức cho phép để bảo vệ môi trường. | |||
Câu 21: | Mục tiêu ban hành “Sách đỏ Việt Nam” là | |||
A. | bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng | |||
B. | bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm. | |||
C. | đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước. | |||
D. | kiểm kê các loài động, thực vật ở Việt Nam. | |||
Câu 22: | Loại đất chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất ở nước ta hiện nay là | |||
A. | đất chưa sử dụng. | B. | đất thổ cơ và chuyên dùng. | |
C. | đất lâm nghiệp. | D. | đất nông nghiệp. | |
Câu 23: | Trong số các loại đất phải cải tạo của nước ta hiện nay, loại đất chiếm diện tích lớn nhất là | |||
A. | đất mặn. | B. | đất xám bạc màu. | |
C. | đất phèn. | D. | đất glây. | |
Câu 24: | Ý nào dưới đây không đúng về đất ở đồi núi nước ta? | |||
A. | Chủ yếu là đất feralit. | |||
B. | Dễ bị xói mòn rửa trôi. | |||
C. | Màu sắc phổ biến đỏ vàng. | |||
D. | Tầng phong hóa sâu. | |||
Câu 25: | Hoạt động sản xuất nào sau đây có tác dụng tích cực hơn cả để bảo vệ đất đai ở miền đồi núi? | |||
A. | Làm nương rẫy trồng hoa màu. | |||
B. | Xây dựng các công trình thủy điện kết hợp với trồng cây công nghiệp. | |||
C. | Trồng cây công nghiệp lâu năm kết hợp trồng rừng. | |||
D. | Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. | |||
Câu 26: | Giải pháp chống xói mòn trên “đất dốc” ở vùng đồi núi là | |||
A. | đẩy mạnh việc trồng cây lương thực. | |||
B. | áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm nghiệp. | |||
C. | đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại. | |||
D. | phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình. | |||
Câu 27: | Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là | |||
A. | đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. | |||
B. | chuyển đổi cơ cấu cây trồng và gia súc. | |||
C. | phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. | |||
D. | khai hoang mở rộng diện tích. | |||
Câu 28: | Ở nước ta, sử dụng tài nguyên nước vào mục đích sản xuất, vấn đề nào là trở ngại lớn nhất? | |||
A. | Phân bổ lượng nước không đều giữa các vùng. | |||
B. | Nguồn nước ngọt ở nhiều vùng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. | |||
C. | Ô nhiễm môi trường nước. | |||
D. | Phân bố lượng nước chênh lệch lớn giữa các mùa. | |||
Câu 29: | Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là do | |||
A. | giao thông vận tải đường thủy phát triển nên lượng xăng dầu chất thải trên sông nhiều. | |||
B. | nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu. | |||
C. | việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển. | |||
D. | hầu hết nước thải của công nghiệp và sinh hoạt đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí. | |||
Câu 30: | Trong việc sử dụng tài nguyên khoáng sản của nước ta, vấn đề nào cần phải quan tâm trước nhất? | |||
A. | Phát triển công nghiệp chế biến. | |||
B. | Nâng cao trình độ kĩ thuật, công nghệ khai thác. | |||
C. | Quản lí chặt chẽ việc khai thác. | |||
D. | Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm luật. | |||
1 | A | 6 | A | 11 | A | 16 | B | 21 | A | 26 | B |
2 | A | 7 | A | 12 | A | 17 | C | 22 | C | 27 | A |
3 | D | 8 | D | 13 | B | 18 | D | 23 | C | 28 | D |
4 | D | 9 | B | 14 | B | 19 | C | 24 | D | 29 | D |
5 | C | 10 | C | 15 | C | 20 | C | 25 | C | 30 | B |
TRỌNG TÂM CHINH PHỤC 10 ĐIỂM THPT QUỐC GIA 2022
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
BÀI 2: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI BÀI 3: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN BÀI 4: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA BÀI 5: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG BÀI 6: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BÀI 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAIĐỊA LÝ DÂN CƯ
BÀI 8: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA BÀI 9: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM BÀI 10: ĐÔ THỊ HÓAĐỊA LÝ KINH TẾ
BÀI 11: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
BÀI 12: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
BÀI 14: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÀI 15: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM BÀI 16: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
BÀI 17: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC BÀI 18: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCHĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ
BÀI 19: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 20: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG BÀI 21: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ BÀI 23: VẤN ĐỀ KHÁC THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN BÀI 24: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ BÀI 25: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BÀI 26: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG, CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢOCác bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24621 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
537 View