Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Lý thuyết

1. Axit - Bazơ - Theo A-re-ni-ut: + Axit là chất tan trong nước phân li ra ion H+. + Bazo khi tan trong nước phân li ra ion OH-. - Theo Bron-stet: + Axit là chất nhường proton H+. + Bazo là chất nhận proton H+. 2. Chất lưỡng tính Là chất vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ. Ví dụ: 3. Hằng số phân li Ka là đại lượng đặc trưng cho lực axit của axit yếu trong nước. Kb là đại lượng đặc trưng cho lực bazo của bazo yếu trong nước. 4. Tích số ion của nước KH2O = [H+].[OH-] = 10-14 M. 5. Ý nghĩa giá trị [H+] và pH

Bài 1 (trang 22 SGK Hóa 11): 

Viết phương trình điện li của các chất sau: K2S, Na2HPO4, NaH2PO4, Pb(OH)2, HBrO, HF, HClO4. Lời giải: a. K2S → 2K+ + S2- b. Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42- HPO42- ⇆ H+ + PO43- c. NaH2PO4 → Na+ + H2PO4- H2PO4- ⇆ H+ + HPO42- HPO42- ⇆ H+ + PO43- d. Pb(OH)2 ⇆ Pb2+ + 2OH- Hoặc H2PbO2 ⇆ 2H+ + PbO22- e. HBrO ⇆ H+ + BrO- g. HF ⇆ H+ + F- h. HClO4 ⇆ H+ + ClO4-

Bài 2 (trang 22 SGK Hóa 11):

Một dung dịch có [H+] = 0,010 M. Tính [OH-] và pH của dung dịch. Môi trường của dung dịch này là axit, trung tính hay kiềm? Hãy cho biết màu của quỳ trong dung dịch này? Lời giải: [H+] = 0,010M = 10-2M ⇒ pH = -log[H+] = -log(1,0.10-2) = 2 Môi trường của dung dịch này là axit (pH < 7) Cho quỳ tím vào dung dịch này quỳ sẽ chuyển thành màu đỏ

Bài 3 (trang 22 SGK Hóa 11): 

Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của H+ và OH- trong dung dịch? Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này? Lời giải: pH = 9,0 ≥ [H+] = 10-9 Cho phenolphtalein trong dung dịch này sẽ thấy phenolphtalein chuyển thành màu hồng (khi pH ≥ 8,3 phenolphtalein đổi màu)

Bài 4 (trang 22 SGK Hóa 11): 

Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch các cặp chất sau: a. Na2CO3 + Ca(NO3)2 b. FeSO4 + NaOH (loãng) c. NaHCO3 + HCl d. NaHCO3+ NaOH e. K2CO3 + NaCl g. Pb(OH)2(r) + HNO3 h. Pb(OH)2(r) + NaOH i. CuSO4 + Na2S Lời giải: a. Na2CO3 + Ca(NO3)2 → 2NaNO3 + CaCO3 Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ b. FeSO4 + 2NaOH (loãng) → Fe(OH)2↓ + Na2SO4 Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓ c. NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑ H+ + HCO3- → H2O + CO2↑ d. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O HCO3- + OH- → CO32- + H2O e. K2CO3 + NaCl Không có phản ứng g. Pb(OH)2 (r) + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O Pb(OH)2 (r) + 2H+ Pb2+ + 2H2O h. Pb(OH)2 (r) + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O Pb(OH)2 (r) + 2OH- → PbO22- + 2H2O i. CuSO4 + Na2S → CuS + Na2SO4 Cu2+ + S2- → CuS

Bài 5 (trang 23 SGK Hóa 11):

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi: A. Các chất phản ứng phải là những chất dễ tan. B. Các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh. C. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng. D. Phản ứng không phải là thuận nghịch. Hãy chọn câu trả lời đúng. Lời giải: Đáp án C

Bài 6 (trang 23 SGK Hóa 11): 

Kết tủa CdS được tạo thành bằng dung dịch các cặp chất nào dưới đây: A. CdCl2 + NaOH B. Cd(NO3)2 + H2S C. Cd(NO3)2 + HCl D. CdCl2 + Na2SO4 Lời giải: - Đáp án B Cd(NO3)2 + H2S → CdS↓ + 2HNO3

Bài 7 (trang 23 SGK Hóa 11): 

Viết phương trình hoá học (dưới dạng phân tử và ion rút gọn) của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch tạo thành từng chất kết tủa sau:Cr(OH)3 ; Al(OH)3; Ni(OH)2 Lời giải: CrCl3 + 3NaOH (đủ) → Cr(OH)3 ↓ + 3 NaCl Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3 ↓ AlCl3 + 3NaOH (đủ) Al(OH)3 ↓ + 3 NaCl Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓ Hoặc AlCl3 + 3NH3 (dư) + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl Al3+ + 3NH3 (dư) + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4+ Ni(NO3)2 + 2NaOH → Ni(OH)2 ↓ + 2NaNO3 Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2 ↓

Trắc nghiệm 

Bài 1: Cho các phản ứng sau : (1) NaHCO3 + NaOH →    (2) NaHCO3 + KOH → (3) Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2 →    (4) NaHCO3 + Ba(OH)2 → (5) KHCO3 + NaOH →    (6) Ba(HCO3)2 + NaOH → Trong các phản ứng trên, số phản ứng có phương trình ion thu gọn HCO3- + OH → CO32- + H2O là A. 3                                     B. 4                                          C. 5                                            D. 6
Đáp án: A Phản ứng (1), (2), (5)
Bài 2: Cho các phản ứng sau : (1) (NH4)2SO4 + BaCl2   (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 (3) Na2SO4 + BaCl2   (4) H2SO4 + BaSO3 (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2   (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 Trong các phản ứng trên, những phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là A. (2), (3), (4), (6).                                                            B. (1), (3), (5), (6). B. (1), (2), (3), (6).                                                             D. (3), (4), (5), (6).
Đáp án: C
Bài 3: Trộn 100 ml dung dịch HCl có pH = 1 với 100 ml dung dịch gồm KOH 0,1m và NaOH aM, thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là A. 0,12                                      B. 0.08.                                        C. 0,02.                                   D. 0,10.
Đáp án: C Sau phản ứng pH = 12 ⇒ OH- dư COH- dư = 10-2 ⇒ nOH- dư = 0,01 . 0,2 = 0,002 (mol) Phản ứng: H+ + OH- → H2O Vậy nOH- bd = 0,01 + 0,002 = 0,012 (mol) COH- bd = 0,012 / 0,1 = 0,12 (M) ⇒ CM(NaOH) = 0,02 M
Bài 4: Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1,0M vào 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 và Na2CO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Nồng độ của Na2CO3 là A. 0,5M                                 B. 1,25M                                 C. 0,75M                                   D. 1,5M
Đáp án: C Phản ứng: 1 HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl 2 HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 Xét phản ứng 2: nCO2 = nHCl (p/ư 1)= 0,02 - 0,05 = 0,15 mol Vậy: CM (Na2CO3) = 0,15/0,2 = 0,75 (M)
Bài 5: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Na2CO3 1M thu dược dung dịch X chứa hai muối. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X, thu dược 35 gam kết tửa. Giá trị của V là A. 2,240.                              B. 3,136.                             C. 2,800.                              D. 3,360.
Đáp án: D Phản ứng: 1 CO2 + H2O + Na2CO3 → 2NaHCO3 2 Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 ↓ + NaOH + H2O 3 Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH Nhận xét: C trong CO2 và NaCO3 ban đầu đều chuyển thành kết tủa CaCO3. Vậy: nCaCO3 = nCO2 + nNa2CO3 ⇒ 0,35 = nCO2 + 0,2 Tính ra nCO2 = 0,15. VCO2 = 3.36 lít
Bài 6: Một dung dịch chứa a mol Na+ , 2 mol Ca2+ , 4 mol Cl , 2 mol HCO3- . Cô cạn dung dịch này ta được lượng chất rắn có khối lượng là A. 390 gam.                               B. 436 gam.                                 C. 328 gam                                  D. 374 gam.
Đáp án: C Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: a + 2 = 4 + 2 => a = 4 mol Cô cạn: 2HCO3- -toC→ CO32- + CO2 + H2O nCO32- = 1/2. nHCO3- = 1 mol mc/rắn = mNa+ + mCa2+ + mCl- + mCO32- mc/rắn = 2.23 + 2.40 + 4.35,5 + 1.60 = 328 gam
Bài 7: Cho dung dịch X gồm 0,06 mol Na+, 0,01 mol K+ , 0,03 mol Ca2+ , 0,07 mol Cl- và 0,06 mol HCO3-. Để loại bỏ hết ion Ca2+ cần một lượng vừa đủ dùng dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là A. 1,80.                               B. 1,20                                  C. 2,22.                                        D. 4,44.
Đáp án: C HCO3- (0,06) + OH- (0,06) → CO32- (0,06 mol) + H2O nCa(OH)2 = 0,03 mol ⇒ nCa2+ = 0,03 + 0,03 = 0,06 = nCO32- (vừa đủ) a = 0,03. 74 = 2,22 gam
Bài 8: Cho dung dịch A chứa NaHCO3 xM và Na2CO3 yM. Lấy 10 ml dung dịch A tác dụng vừa đủ với 10 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác , 5 ml dung dịch A tác dụng vừa hết với 10 ml dung dịch HCl 1M. giá trị của x và y lần lượt là A. 1,0 và 0,5                              B. 0,5 và 0,5                                        C. 1,0 và 1,0                            D. 0,5 và 1,0.
Đáp án: A Khi cho NaOH = 0,01 mol HCO3- + OH- → CO32- + H2O nHCO3- = nOH- = 0,01x = 0,01 ⇒ x = 1 Khi cho HCl = 0,01mol H+ + HCO3- → CO2 + H2O 2H+ + CO32- → CO2 + H2O nH+ = nHCO3- + 2nCO32- ⇒ 0,01 = 0,005x + 2.0,005y ⇒ y = 0,5
Bài 9: Dung dịch X chứa 0,4 mol HCl, dung dịch Y chứa 0,2 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Nếu cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y thì thoát ra a mol khí . Nếu cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch X thì thoát ra b mol khí. Giá trị của a và b lần lượt là A. 0,10 và 0,50   B. 0,30 và 0,20 C. 0,20 và 0,30    D. 0,10 và 0,25
Đáp án: D - Nếu cho từ từ HCl (X) vào dung dịch Y, phản ứng 1 và 2 sau đây sẽ xảy ra lần lượt: HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl 1 HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 2 Phản ứng 1: nNa2CO3 = nHCl p/u (1) = 0,3 mol Phản ứng 2: nCO2 = nHCl p/u (2) = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol - Nếu cho từ từ Y vào dung dịch HCl (X): phản ứng 3 và 4 sau đây sẽ xảy ra đồng thời: 2HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2 3 HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 4 Tỉ lệ số mol phản ứng là: nNaHCO3 : nNa2CO3 = 2 : 3 Đặt số mol NaHCO3 phản ứng là x thì số mol Na2CO3 phản ứng là 1,5x Phản ứng 3: nHCl p/u (3) = 2nCO2= 3x Phản ứng 4: nHCl p/u (4) = nNaHCO3 = x Ta có: nHCl = 4x = 0,4 mol . Vậy x = 0,1 mol nCO2 = 1,5x + x. Vậy nCO2 = 0,25 mol
Bài 10: Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch A gồm Na2CO3 xM và NaHCO3 yM thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,30 và 0,09                            B. 0,21 và 0,18.                   C. 0,09 và 0,30.                           D. 0,15 và 0,24.
Đáp án: B Cho từ từ HCl vào dung dịch Na2CO3 và NaHCO3: phản ứng (1) và (2) sau đây xảy ra lần lượt: HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl (1) HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 (2) Phản ứng 1: nNa2CO3 = nHCl p/u(1) = 0,5x mol Phản ứng 2: nCO2 = nHCl p/u (2) = 0,045 mol Tổng số mol HCl: 0,5x + 0,045 = 0,15 ⇒ x = 0,21 mol Theo định luật bảo toàn nguyên tố C: nNa2CO3 + nNaHCO3 = nCO2 + nBaCO3 Vậy: 0,5x + 0,5y = 0,045 + 0,15. Thay x = 0,21 tính ra y = 0,18.
Bài 11: Dãy ion nào sau đây chứa các ion đều phản ứng được với ion OH ? A. H+, NH4+ ,HCO3- ,CO32- B. Fe2+, Zn2+, HSO4- . SO32- C. Ba2+, Mg2+, Al,PO43- D. Fe3+, Cu2+, Pb2+, HS
Đáp án: D
Bài 12: Ion CO không tác dụng với tất cả các ion thuộc dãy nào sau đây ? A. NH4+, K+, Na+                                                                  B. H+, NH4+, K+, Na+ C. Ca2+, Mg2+, Na+                                                                 D. Ba2+, Cu2+, NH4+, K+
Đáp án: A
Bài 13: Dung dịch A có a mol NH4+ , b mol Mg2+ , c mol SO42- và d mol HSO3- . Biểu thức nào dưới đây biểu thị đúng sự liên quan giữa a, b, c, d ? A. a + 2b = c + d                                                               B. a + 2b = 2c + d C. a + b = 2c + d                                                                   D. a + b = c + d
Đáp án: B
Bài 14: Dãy nào sau đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch axit,vừa tác dụng với dung dịch bazơ ? A. Al(OH)3, (NH4)2CO3, NH4Cl                                                                        B. NaOH ,ZnCl2 ,Al2O3 C. KHCO3, Zn(OH)2 CH3COONH4                                                                              D. Ba(HCO3)2 ,FeO , NaHCO3
Đáp án: C
Bài 15: Cho các nhóm ion sau : (1) Na+ , Cu2+, Cl ,OH    (2) K+ ,Fe2+ ,Cl , SO42- . (3) K+ ,Ba2+ ,Cl , SO42-   (4) HCl3- , Na+ , K+ , HSO4- Trong các nhóm trên,những nhóm tồn tại trong cùng một dung dịch là A. (1),(2),(3),(4).                                                              B. (2), (3). C.(2), (4).                                                                        D. (2).
Đáp án: D

Các bài viết liên quan

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường-Đường sức điện

131 View

Bài 1: Điện tích Định luật Cu-lông

130 View

Bài 46 : Luyện tập : Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

130 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members