BÀI 23: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
70 View
BÀI 23: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
I. KIẾN THỨC NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU
-
Khái quát chung
-
Phát triển cây công nghiệp lâu năm
a. Ý nghĩa
- Về kinh tế: Làm tăng sản lượng nông phẩm phục vụ nhu cầu trong nước tạo nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. - Về xã hội: Tạo việc làm cho một bộ phận lao động của địa phương, cải thiện mức sống người dân. - Về môi trường: Trồng cây công nghiệp lâu năm thực chất là trồng rừng -> giúp điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, tăng mực nước ngầm.b. Điều kiện tự nhiên
Là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp. - Đất badan: + Tầng phong hoá sâu. + Giàu chất dinh dưỡng. + Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn. => Thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. - Khí hậu: + Tây Nguyên khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa khô kéo (có khi 4 - 5 tháng). => Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp vì thế việc làm thuỷ lợi gặp khó khăn, tốn kém là trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt. => Sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất badan vụn bở còn đe dọa xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại. => Mùa khô kéo dài còn là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. + Do ảnh hưởng của độ cao, nên các cao nguyên ở độ cao 400 - 500m khí hậu khá nóng, còn các cao nguyên ở độ cao trên 1000m khí hậu lại rất mát mẻ. => Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi. - Nguồn nước: Nguồn nước của các sông Xrê Pôk, Xê Xan, sông Ba khá lớn. Ngoài ra nguồn nước ngầm trong vùng cũng tương đối phong phú. => cung cấp nguồn nước tưới cho hoạt động sản xuất cây công nghiệp.c. Hiện trạng sản xuất và phân bố
- Cây cà phê: là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. + Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2016 khoảng 577 nghìn ha, chiếm 90% diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất. Sản lượng cà phê năm 2016 đạt 1300 tấn chiếm 93% sản lượng cà phê cả nước. + Phân bố: Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao. - Cây chè: + Diện tích trồng chè của vùng năm 2016 đạt khoảng 41,3 nghìn ha chiếm 28% diện tích cả nước với sản lượng đạt 155 nghìn tấn chiếm 31% sản lượng chè của cả nước. + Phân bố trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. + Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. + Chế biến chè búp thu hoạch được tại các nhà máy chè Biển Hồ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). - Cây cao su. + Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Diện tích trồng cao su của vùng năm 2016 đạt khoảng 251 nghìn ha chiếm 27% diện tích cả nước với sản lượng đạt 192 nghìn tấn chiếm 18% sản lượng của cả nước. + Phân bố: được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. - Các cây trồng khác: Hồ tiêu, điều...d. Giải pháp phát triển
- Thu hút nguồn lao động từ các vùng của đất nước và tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. - Phát triển rộng rãi nông trường quốc doanh, các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu. - Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp: + Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp. + Mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi. + Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lý tài nguyên. + Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.e. Khó khăn
Khó khăn lớn nhất với cây công nghiệp hiện nay là vấn đề thị trường (giá cả) vì: - Thị trường quyết định quy mô sản xuất, hướng chuyên môn hoá. - Thị trường đòi hỏi phải nâng cao trình độ sản xuất để sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá thành thấp nhất.-
Khai thác và chế biến lâm sản
a. Hiện trạng
- Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước: + Diện tích rừng số 1 cả nước vào những năm 90 của thế kỷ XX, hiện nay đứng số 3 cả nước sau Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Hiện nay, diện tích rừng của vùng là hơn 2,55 triệu ha (tính đến 31/12/2019). + Độ che phủ rừng số 1 cả nước hơn 60% vào những năm 90 của thế kỷ XX, hiện nay đứng thứ 4 cả nước đạt 45,9% (tính đến 31/12/2019). + Chất lượng rừng: Trong rừng còn nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ, mật, nghiến, trắc, sến...); chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...). - Tình trạng khai thác: + Sản lượng gỗ khai thác giảm, hiện nay chỉ còn 200 - 300 nghìn m3/năm. + Nạn phá rừng gia tăng, từ năm 2008 đến nay, diện tích rừng của vùng liên tục giảm trong đó rừng tự nhiên liên tục giảm nhanh, rừng trồng liên tục tăng xong cũng không đủ bù đắp cho rừng tự nhiên bị chặt phá. => giảm sút lớp phủ rừng, trữ lượng gỗ. => đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quí. => làm hạ thấp mực nước ngầm về mùa khô. + Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế. + Gỗ cành, gỗ ngọn chưa được tận thu.b. Biện pháp
- Ngăn chặn nạn phá rừng. - Khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. - Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng. - Đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.-
Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi
a. Ý nghĩa của việc xây dựng một chuỗi các nhà máy thủy điện
- Việc xây dựng một chuỗi các nhà máy thủy điện trên các dòng sông nhằm tạo nên các bậc thang thuỷ điện vừa tránh phải xây dựng các công trình thuỷ điện quá lớn vừa tiết kiệm thuỷ năng, điều tiết các dòng chảy tốt hơn => kết hợp được cả thuỷ điện và thuỷ lợi. - Phát triển ngành công nghiệp năng lượng, đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của vùng (số 1 cả nước). - Cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào mùa mưa. - Phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản.b. Các nhà máy thủy điện trong vùng
Sông | Nhà máy thủy điện |
Xê Xan | Yaly - 720 MW, Xê xan 3, 3A, 4. |
Xrê Pôk | Đrây H’linh 12MW, Buôn Kuôp -280 MW, Buôn Tua Srah - 85 MW, Xrê Pôk 4 - 33 MW, Đức Xuyên - 58MW. |
Đồng Nai | Đa Nhim - 160 MW, Đại Ninh - 300 MW, Đồng Nai 3 - 180 MW, Đồng Nai 4 - 340 MW. |
II. KIẾN THỨC VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO
Nội dung | Vận dụng |
1. Khái quát chung |
|
Tây Nguyên có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng chủ yếu do: | - Án ngữ một vùng trên cao, rộng lớn. - Biên giới dài, giáp Lào và Campuchia. |
2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm |
|
Điều kiện thuận lợi nhất của Tây Nguyên để phát triển cây công nghiệp lâu năm: | Đất badan màu mỡ, rộng lớn. |
Điều kiện để áp dụng các biện pháp cơ giới vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên: | Địa hình rộng, tương đối bằng phẳng. |
Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên: | Sự phân hoá theo mùa của khí hậu (mùa khô sâu sắc và kéo dài). |
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên: | - Khí hậu. - Đất đai. |
Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm khác với Đông Nam Bộ: | Phân hoá rõ theo độ cao. |
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên khi phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: | Thiếu nước trầm trọng vào mùa khô |
Nhân tố được coi là có ảnh hưởng lớn nhất đến sự có mặt của cây cà phê ở Tây Nguyên: | Đất badan màu mỡ. |
Nguồn nước tưới chủ yếu cho cây cà phê ở Tây Nguyên vào mùa khô: | Nước ngầm. |
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sản xuất cà phê ở Tây Nguyên phát triển chưa ổn định: | Thị trường không ổn định. |
Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh chè lớn thứ hai của cả nước vì vùng này có | các cao nguyên cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ. |
Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên: | Xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh. |
Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là | tìm thị trường tiêu thụ ổn định. |
Một điểm quan trọng cần lưu ý khi mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là cần | gắn liền với việc bảo vệ vốn rừng và phát triển thuỷ lợi. |
Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên: | Sử dụng hợp lí các tài nguyên. |
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp Ở Tây Nguyên: | - Sử dụng hợp lý tài nguyên. - Tạo ra sản phẩm hàng hóa đẩy mạnh xuất khẩu -> phát triển kinh tế. |
Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm Ở Tây Nguyên đã | - Góp phần phân bố lại dân cư, lao động. - Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. |
Giải pháp nào sau đây quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên: | Đẩy mạnh chế biến sản phẩm. |
Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây công nghiệp ở Tây Nguyên: | Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất I khẩu sản phẩm |
Đảm bảo tốt nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nông dân vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là biện pháp để | phát triển ổn định, vững chắc cây công nghiệp |
Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ | nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh. |
3. Khai thác và chế biến lâm sản |
|
Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên: | Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên. |
Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên giảm sút nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do | nạn phá rừng gia tăng. |
Môi trường ở Tây Nguyên đang bị suy thoái chủ yếu là do | tài nguyên rừng bị khai thác quá mức. |
Vấn đề cơ bản trong việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là | khai thác đi đôi với tu bổ rừng. |
Biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi ở Tây Nguyên: | Giao đất, giao rừng để người dân quản lý. |
Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên: | Khai thác rừng hợp lí, đẩy mạnh chế biến gỗ |
4. Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi |
|
Các nhà máy thuỷ điện của Tây Nguyên còn có vai trò quan trọng trong việc | - Cung cấp điện. - Cung cấp nước tưới trong mùa khô. - Khai thác du lịch. - Nuôi trồng thuỷ sản. |
Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ cùng có chung một đặc điểm: | Có nhiều nhà máy thủy điện. |
Tây Nguyên có tiềm năng lớn về công nghiệp luyện kim màu, nhờ | có trữ lượng lớn quặng bôxit. |
Cần xây dựng hệ thống thủy điện bậc thang ở Tây Nguyên do: | - Địa hình là các cao nguyên xếp tầng. - Tiết kiệm thuỷ năng, điều tiết dòng chảy -> Tận dụng triệt để nguồn nước vào sản xuất thủy điện, sinh hoạt. |
III. CÂU HỎI BÀI TẬP
Câu 1: | Vùng kinh tế nào của nước ta không giáp biển? | ||
A. | Đồng bằng sông Hồng. | B. | Đông Nam Bộ. |
C. | Đồng bằng Sông Cửu Long. | D. | Tây Nguyên. |
Câu 2: | Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây? | ||
A. | Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt. | ||
B. | Đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào. | ||
C. | Đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt. | ||
D. | Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinh dưỡng. | ||
Câu 3: | Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để trồng các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là có | ||
A. | địa hình tương đối bằng phẳng. | B. | đất badan màu mỡ, rộng lớn. |
C. | mùa khô và mưa rõ rệt. | D. | nguồn nước sông, hồ dồi dào. |
Câu 4: | Đặc điểm nào không đúng về đất badan ở Tây Nguyên? | ||
A. | Phân bố tập trung ở phía nam Tây Nguyên. | ||
B. | Có diện tích lớn nhất nước. | ||
C. | Có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng. | ||
D. | Phân bố tập trung thành vùng lớn trên các cao nguyên. | ||
Câu 5: | Khó khăn lớn nhất về tự nhiên khi phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là | ||
A. | thiếu thị trường tiêu thụ. | ||
B. | lao động có trình độ sản xuất thấp | ||
C. | thiếu đất trồng cây công nghiệp | ||
D. | thiếu nước trầm trọng vào mùa khô. | ||
Câu 6: | Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã | ||
A. | làm giảm mạnh sản lượng lương thực của vùng | ||
B. | làm cho nhiều diện tích đất badan bị rửa trôi, bạc màu | ||
C. | làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút mạnh. | ||
D. | góp phần phân bố lại dân cư, lao động. | ||
Câu 7: | Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là | ||
A. | hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm. | ||
B. | sự phân hoá theo độ cao của khí hậu. | ||
C. | sự phân hoá theo mùa của khí hậu. | ||
D. | khí hậu diễn biến thất thường | ||
Câu 8: | Các cây công nghiệp chủ yếu của Tây Nguyên là | ||
A. | cà phê, cao su, hồ tiêu. | B. | cao su, hồ tiêu, dừa |
C. | cà phê, hồ tiêu, bông | D. | cà phê, điều, bông |
Câu 9: | Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về | ||
A. | diện tích cây cà phê. | B. | diện tích cây chè. |
C. | diện tích cây điều. | D. | diện tích cây cao su. |
Câu 10: | Nhân tố được coi là có ảnh hưởng lớn nhất đến sự có mặt của cây cà phê ở Tây Nguyên là | ||
A. | địa hình phân bậc. | B. | đất badan màu mỡ. |
C. | khí hậu cận xích đạo. | D. | kinh nghiệm của người dân. |
Câu 11: | Ở Tây Nguyên, tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất là | ||
A. | Gia Lai. | B. | Lâm Đồng |
C. | Kon Tum. | D. | Đắk Lắk. |
Câu 12: | Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh chè lớn thứ hai của cả nước vì vùng này có | ||
A. | khí hậu cận xích đạo nhiều ngày nắng. | ||
B. | các vùng đất đỏ badan với những mặt bằng rộng lớn | ||
C. | các cao nguyên cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ. | ||
D. | nguồn nước dồi dào. | ||
Câu 13: | Ở Tây Nguyên, cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh | ||
A. | Đắk Lắk, Lâm Đồng. | B. | Lâm Đồng, Kon Tum. |
C. | Gia Lai, Đắk Lắk. | D. | Lâm Đồng, Gia Lai. |
Câu 14: | Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên? | ||
A. | Cà phê trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk. | ||
B. | Chè có diện tích lớn nhất ở Lâm Đồng. | ||
C. | Cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk. | ||
D. | Hồ tiêu nhiều nhất ở Kon Tum, Lâm Đồng. | ||
Câu 15: | Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là | ||
A. | nâng cao chất lượng sản phẩm. | B. | tăng cao khối lượng nông sản. |
C. | nâng cao đời sống người dân. | D. | sử dụng hợp lí tài nguyên. |
Câu 16: | Một điểm quan trọng cần lưu ý khi mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là | ||
A. | gắn liền với việc xây dựng các công trình thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô. | ||
B. | gắn liền với việc xây dựng mạng lưới giao thông để vận chuyển sản phẩm. | ||
C. | gắn liền với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến. | ||
D. | gắn liền với việc bảo vệ vốn rừng và phát triển thuỷ lợi. | ||
Câu 17: | Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là | ||
A. | xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh. | ||
B. | phát triển các mô hình kinh tế trang trại. | ||
C. | thay đổi giống cây trồng. | ||
D. | nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. | ||
Câu 18: | Giải pháp nào sau đây quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên? | ||
A. | Đẩy mạnh chế biến sản phẩm. | B. | Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. |
C. | Mở rộng thêm diện tích trồng trọt. | D. | Quy hoạch các vùng chuyên canh. |
Câu 19: | Câu nói “Tây Nguyên là kho vàng xanh của nước ta”, có ý nói đến Tây Nguyên là vùng | ||
A. | có nhiều diện tích đồng cỏ. | ||
B. | chuyên canh cây nông nghiệp. | ||
C. | có nhiều rừng. | ||
D. | chuyên canh cây lương thực. | ||
Câu 20: | Các loại gỗ quý của rừng Tây Nguyên là | ||
A. | cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến... | B. | thông, trám, bồ đề... |
C. | táu, lim, sến... | D. | kiền kiền, săng lẻ, lát hoa... |
Câu 21: | Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên giảm sút nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do | ||
A. | đẩy mạnh khai thác gỗ quý. | B. | có nhiều vụ cháy rừng |
C. | nạn phá rừng gia tăng. | D. | tăng cường khai phá dược liệu. |
Câu 22: | Nạn phá rừng gia tăng ở Tây Nguyên không dẫn đến hậu quả nào sau đây? | ||
A. | Làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng. | ||
B. | Làm giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý. | ||
C. | Đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú. | ||
D. | Làm hạ thấp mực nước ngầm về mùa mưa. | ||
Câu 23: | Biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi ở Tây Nguyên là | ||
A. | tăng cường kiểm tra, xử phạt những vi phạm. | ||
B. | chỉ khai thác rừng thứ sinh. | ||
C. | giao đất, giao rừng để nhân dân quản lý. | ||
D. | tích cực trồng rừng để bù lại những diện tích đã mất. | ||
Câu 24: | Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là | ||
A. | khai thác rừng hợp lí, đẩy mạnh chế biến gỗ | ||
B. | đẩy mạnh việc khoanh nuôi, trồng rừng mới | ||
C. | đóng cửa rừng, ngăn chặn tình trạng đốt rừng | ||
D. | chú trọng giao đất, giao rừng cho người dân. | ||
Câu 25: | Ngoài mục đích cung cấp điện, các nhà máy thuỷ điện của Tây Nguyên còn có vai trò quan trọng trong việc | ||
A. | điều tiết nguồn nước, giảm lũ lụt cho vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. | ||
B. | cung cấp nước tưới trong mùa khô, khai thác du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. | ||
C. | dự trữ nước trong mùa mưa, ngăn chặn tình trạng lũ lụt vào mùa mưa | ||
D. | tạo nên một mạng lưới vận tải đường sông thuận lợi trong điều kiện sông ngòi nhiều thác ghềnh. | ||
Câu 26: | Tây Nguyên cũng như Trung du và miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh để phát triển công nghiệp | ||
A. | khai khoáng | B. | thuỷ điện. |
C. | chế biến lâm sản. | D. | vật liệu xây dựng. |
Câu 27: | Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên là | ||
A. | Yaly. | B. | Đại Ninh. |
C. | Đa Nhim. | D. | Đrây H’linh. |
Câu 28: | Nhà máy thủy điện nào không nằm trong phạm vi lãnh thổ của Tây Nguyên? | ||
A. | Yaly. | B. | Đại Ninh. |
C. | Xê xan 3. | D. | Đrây H’linh. |
Câu 29: | Các con sông có tiềm năng lớn về thuỷ điện của Tây Nguyên là | ||
A. | Xrê Pôk, Đồng Nai, Cửu Long. | B. | Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai. |
C. | Xrê Pôk, Ba, Đà Rằng. | D. | Xê Xan, Xrê Pôk, Vàm Cỏ. |
Câu 30: | Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không đem lại ý nghĩa nào sau đây? | ||
A. | Các ngành công nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển trong đó có việc khai thác, chế biến bột nhôm từ nguồn bô xít rất lớn của vùng. | ||
B. | Đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho vùng trong mùa khô. | ||
C. | Có thể khai thác cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản. | ||
D. | Không thuận lợi cho mục đích du lịch. |
1 | D | 11 | B | 21 | C |
2 | D | 12 | C | 22 | D |
3 | B | 13 | C | 23 | C |
4 | A | 14 | D | 24 | A |
5 | D | 15 | D | 25 | B |
6 | D | 16 | D | 26 | B |
7 | C | 17 | A | 27 | A |
8 | A | 18 | A | 28 | B |
9 | A | 19 | C | 29 | B |
10 | B | 20 | A | 30 | D |
TRỌNG TÂM CHINH PHỤC 10 ĐIỂM THPT QUỐC GIA 2022
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
BÀI 2: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI BÀI 3: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN BÀI 4: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA BÀI 5: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG BÀI 6: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BÀI 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAIĐỊA LÝ DÂN CƯ
BÀI 8: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA BÀI 9: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM BÀI 10: ĐÔ THỊ HÓAĐỊA LÝ KINH TẾ
BÀI 11: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
BÀI 12: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
BÀI 14: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÀI 15: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM BÀI 16: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
BÀI 17: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC BÀI 18: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCHĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ
BÀI 19: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 20: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG BÀI 21: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ BÀI 23: VẤN ĐỀ KHÁC THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN BÀI 24: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ BÀI 25: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BÀI 26: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG, CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢOCác bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24621 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
537 View