BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

BÀI 22: VN Đ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

I. KIẾN THỨC NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU

  1. Khái quát chung

- Diện tích: 44,4 nghìn km2. - Dân số: 9,3 triệu người năm 2019. - Bao gồm 8 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Thuộc về Duyên hải Nam Trung Bộ còn có các quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). - Giới hạn: giáp Bắc Trung Bộ, Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Biển Đông. => Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng và các nước bằng đường bộ và đường biển.
  1. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

a. Nghề cá

- Điều kiện phát triển: + Đường bờ biển dài nhất so với các vùng còn lại và tất cả các tỉnh đều giáp biển. + Biển miền Trung lắm tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá nhưng các bãi tôm, bãi cá lớn nhất là ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa => thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản. + Bờ biển có nhiều vùng, đầm phá => thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. + Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt và chế biến, - Tình hình phát triển: + Đánh bắt: Sản lượng thuỷ hải sản không ngừng tăng năm 2018 đạt 1048,2 nghìn tấn (riêng sản lượng cá biển đạt 891,6 nghìn tấn) với nhiều loài cá quý như cá thu, cá trích, cá nục, cá hồng, cá phèn, nhiều loài tôm, mực... + Nuôi trồng: Nghề nuôi biển được đẩy mạnh. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của vùng năm 2018 đạt 85,8 nghìn tấn. Nuôi tôm hùm, tôm sú đang được phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà. + Chế biến thuỷ hải sản: Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó nước mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng. - Phương hướng: + Giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng và tạo ra nhiều hàng hóa hơn nữa. + Khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản có ý nghĩa rất cấp bách.

b. Du lịch biển

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)... - Nha Trang đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế, là trung tâm du lịch lớn của nước ta. - Đà Nẵng là một trung tâm du lịch quan trọng. - Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau.

c. Dịch vụ hàng hải

- Nhiều vũng, vịnh sâu => vùng có nhiều địa điểm thuận lợi nhất nước ta để xây dựng cảng nước sâu. - Các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. - Vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.

d. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối

- Dầu khí ngoài thềm lục địa. Hiện nay, đã tiến hành khai thác của mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) - Là vùng sản xuất muối thuận lợi nhất nước ta. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh...
  1. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

a. Phát triển công nghiệp

- Nhận định chung: Vùng đang thu hút vốn đầu tư của nước ngoài => thúc đẩy sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất => công nghiệp của vùng đang khởi sắc. - Cơ cấu ngành: Công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông - lâm - công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng... - Cơ sở năng lượng:
  • Hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng => Cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển cũng như các hoạt động kinh tế khác của vùng.
  • Giải pháp:
~ Xây dựng một số nhà máy thuỷ điện quy mô trung bình như Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định); ~  Xây dựng một số nhà máy thuỷ điện quy mô tương đối lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam); ~  Các nhà máy thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh sử dụng nguồn nước từ Tây Nguyên xuống. - Phân bố: Vùng hình thành chuỗi các trung tâm công nghiệp lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết; khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội.

b. Tăng cường kết cấu hạ tầng

- Ý nghĩa: vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng vì: + Việc xây dựng kết cấu hạ tầng giúp khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng. + Hiện nay công nghiệp của vùng phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng, cơ sở hạ tầng còn nghèo. Hệ thống giao thông của vùng còn nhiều hạn chế, nhiều tuyến đường đang bị xuống cấp ảnh hưởng đến việc nối liền các vùng khai thác với các cơ sở chế biến và xuất khẩu. + Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế biển của vùng, tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới. - Các loại đường: + Về đường bộ: Nâng cấp đường 1, đường sắt Bắc - Nam không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của vùng mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Đông Nam Bộ chung. + Về đường hàng không: Hệ thống sân bay được nâng cấp và ngày càng hiện đại, gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hòa. + Về đường biển: Phát triển các tuyến đường ngang (như các đường 19, 26...) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu (cảng Đà Nẵng, Vân Phong...), giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảng này và giúp cho Duyên hải Nam Trung Bộ mở cửa hơn nữa. Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

II. KIẾN THỨC VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO

Nội dung Vận dụng

1. Phát triển tổng hp kinh tế biển

Ngành thủy sản phát triển mạnh ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, vì: - Nằm gần các ngư trường lớn. - Có nhiều bãi tôm, bãi cá.
Nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh về kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ do vùng có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá.
Tỉnh có nghề cá phát triển nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Bình Thuận.
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ: - Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa - Giải quyết việc làm.
Vấn đề có ý nghĩa cấp bách đối với nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ: Khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Phương hướng phát triển ngư nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ: - Nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản. - Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Biện pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu.
Điểm khác nhau trong cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là - Bắc Trung Bộ thiên về lâm nghiệp. - Duyên hải Nam Trung Bộ thiên về ngư nghiệp.
So với các vùng lãnh thổ khác của nước ta, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp nhất nước ta.
Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ: - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng. - Đa dạng loại hình sản phẩm
Lợi thế lớn nhất để xây dựng nền kinh tế mở của Duyên hải Nam Trung Bộ: Là khu vực thuận lợi nhất nước để xây dựng các cảng biển nhất là cảng nước sâu.
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu chủ yếu là do - Bờ biển có nhiều vũng vịnh. - Mực nước sâu, ít bị sa bồi.
Thế mạnh nổi bật của Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển giao thông vận tải biển so với Bắc Trung Bộ là - Nhiều vũng, vịnh nước sâu - Gần tuyến hàng hải quốc tế.
Nguyên nhân làm cho dịch vụ hàng hải ở Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhanh trong thời gian gần đây: Kinh tế tăng trưởng nhanh.

2. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

Hạn chế lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Duyên hải miền Trung là cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn.
Mục đích chính của việc hình thành các khu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ là thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ: - Đảm bảo cơ sở năng lượng. - Thu hút vốn đầu tư.
Vấn đề năng lượng ở Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay được giải quyết chủ yếu theo hướng: - Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 KV. - Xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình và lớn.
Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ: Tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam: - Làm tăng vai trò trung chuyển của vùng. - Đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh với Đà Nẵng và Đông Nam Bộ (trong đó có Hồ Chí Minh).
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên với cảng nước sâu: - Mở rộng hậu phương các cảng. - Giúp vùng mở cửa hơn nữa.

III. CÂU HỎI BÀI TẬP

Câu 1: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. dãy Hoành Sơn (Đèo Ngang). B. dãy núi Bạch Mã (Đèo Hải Vân).
C. sông Gianh. D. sông Bến Hải.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không đúng về vị trí địa lý của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.
C. Tiếp giáp với vùng họng điểm sản xuất lương thực.
D. Giáp Biển Đông rộng lớn.
Câu 3: Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay phát triển mạnh
A. chuyên canh cây lúa. B. khai thác gỗ quý cho xuất khẩu.
C. trồng cây công nghiệp cận nhiệt. D. khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Câu 4: Hoạt động khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh do
A. lao động có trình độ cao. B. ít thiên tai xảy ra.
C. hệ thống sông ngòi dày đặc. D. biển có nhiều bãi tôm, bãi cá.
Câu 5: Nơi có bãi tôm, bãi cá lớn nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là các tỉnh
A. từ Quảng Ngãi vào Khánh Hoà. B. cực Nam Trung Bộ.
C. từ Phú Yên đến Bình Thuận. D. phía bắc của vùng.
Câu 6: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất về khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là có
A. các ngư trường trọng điểm. B. vùng biển diện tích rộng.
C. nhiều bãi triều, đầm phá. D. nhiều vịnh biển, cửa sông.
Câu 7: Ngành thủy sản phát triển mạnh ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ vì
A. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
B. có nhiều các cơ sở công nghiệp chế biến.
C. nằm gần các ngư trường lớn.
D. nằm gần Đông Nam Bộ nên có thị trường lớn.
Câu 8: Tỉnh có nghề cá phát triển nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Khánh Hoà. B. Quảng Nam.
C. Phú Yên. D. Bình Thuận.
Câu 9: Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh
A. Phú Yên, Khánh Hòa. B. Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Khánh Hòa, Ninh Thuận. D. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Câu 10: Nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh về kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ do vùng có
A. bờ biển dài với nhiều bãi tôm bãi cá.
B. hệ thống kênh rạch tương đối nhiều.
C. nhiều vũng, vịnh, đầm phá.
D. ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.
Câu 11: Duyên hải Nam Trung Bộ, nơi có nước mắm ngon nổi tiếng là
A. Tháp Chàm. B. Phan Rang.
C. Nha Trang. D. Phan Thiết.
Câu 12: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. góp phần phát triển công nghiệp và phân hóa lãnh thổ.
B. thu hút vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm.
D. tạo ra nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Câu 13 Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. tăng cường nuôi trồng ở tất cả các tỉnh.
B. đẩy mạnh đánh bắt các loài cá quý có giá trị cao.
C. phát triển mạnh chế biến theo hướng hàng hóa.
D. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Câu 14: Phương hướng phát triển ngư nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. giảm tỉ trọng sản lượng đánh bắt, tăng tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng.
B. nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
C. tập trung đầu tư đánh bắt xa bờ.
D. tăng số lượng tàu thuyền đánh bắt và hiện đại hóa ngư cụ.
Câu 15: Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở vùng
A. Bắc Bộ. B. Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ.
Câu 16: Có nhiều bãi biển đẹp nhất ở nước ta là bờ biển vùng
A. Đồng bằng sông Hồng B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ
Câu 17: Một số bãi biển nổi tiếng của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Nhật Lệ, Cà Ná, Sa Huỳnh, Nha Trang.
B. Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cà Ná, Nha Trang.
C. Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.
D. Mũi Né, Lăng Cô, Nha Trang, Mỹ Khê.
Câu 18: Lợi thế lớn nhất để xây dựng nền kinh tế mở của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. nằm ở vị trí cầu nối giữa hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta.
B. có bờ biển dài nhất trong các vùng kinh tế.
C. khu vực thuận lợi nhất nước để xây dựng các cảng biển nhất là cảng nước sâu.
D. nằm ở vị trí cửa ngõ của Tây Nguyên.
Câu 19: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu chủ yếu là do
A. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
B. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.
C. có nhiều vũng, vịnh rộng.
D. bờ biển có nhiều vùng vịnh, mực nước sâu, ít bị sa bồi.
Câu 20: Thế mạnh nổi bật của Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển giao thông vận tải biển so với Bắc Trung Bộ là
A. có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng tổng hợp
B. nhiều vũng, vịnh nước sâu và gần tuyến hàng hải quốc tế
C. vùng biển ít chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa Đông Bắc.
D. có nhiều đảo thuận lợi cho các tàu thuyền neo đậu trú ẩn.
Câu 21: Vân Phong là một vịnh biển của Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng để
A. xây dựng thành cảng trung chuyển lớn nhất nước.
B. xây dựng thành cảng cá lớn nhất nước.
C. trở thành trung tâm du lịch biển lớn nhất nước ta.
D. cảng phục vụ cho ngành khai thác dầu và lọc dầu.
Câu 22: Duyên hải Nam Trung Bộ đang tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận.
A. Bình Thuận B. Phú Yên.
C. Ninh Thuận. D. Khánh Hoà.
Câu 23: Các đồng muối nổi tiếng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Cà Ná, Văn Lí. B. Cà Ná, Thuận An
C. Sa Huỳnh, Văn Lí. D. Sa Huỳnh, Cà Ná.
Câu 24: Nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ còn thấp là do
A. nguồn nhân lực có trình độ cao bị hút về các vùng khác.
B. chưa phát huy hết các nguồn lực phát triển sản xuất.
C. không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất .
D. tài nguyên khoáng sản, năng lượng chưa được phát huy.
Câu 25: Hạn chế lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Duyên hải  Nam Trung Bộ là
A. cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn.
B. nguồn lao động còn ít.
C. vị trí địa lí nằm cách xa hai đầu đất nước.
D. thị trường tiêu thụ còn nhỏ.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phát triển công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay?
A. Cơ sở năng lượng đã đáp ứng đủ nhu cầu.
B. Chủ yếu phát triển các ngành công nghệ cao.
C. Hình thành chuỗi các trung tâm công nghiệp.
D. Tài nguyên nhiên liệu năng lượng dồi dào.
Câu 27: Các nhà máy thuỷ điện của Duyên hải Nam Trung Bộ đã và đang được xây dựng là
A. Hàm Thuận - Đa Mi, Sông Hinh.
B. Vĩnh Sơn, Yaly, Uông Bí.
C. Sông Hinh, Thác Bà, Phú Mỹ.
D. Đa Nhim, Trị An, Phả Lại.
Câu 28: Phần lớn các nhà máy thủy điện được xây dựng ở Duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian qua đều có đặc điểm
A. gắn liền với các trung tâm công nghiệp.
B. có quy mô rất lớn.
C. theo hình thức bậc thang.
D. có quy mô nhỏ và trung bình.
Câu 29: Nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. A Vương. B. Thác Mơ.
C. Hàm Thuận - Đa Mi. D. Sông Hinh.
Câu 30: Nhà máy thủy điện nào không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Vĩnh Sơn. B. Cần Đơn.
C. Sông Hinh. D. A Vương.
Câu 31: Mục đích chính của việc hình thành các khu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. B. cung cấp các sản phẩm cho xuất khẩu.
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. góp phần giải quyết vấn đề việc làm.
Câu 32: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. tạo điều kiện khai thác nguồn khoáng sản giàu có của vùng.
B. khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng do hậu quả của chiến tranh và thiên tai.
C. tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
D. tạo điều kiện cho việc xây dựng vùng trọng điểm kinh tế miền Trung.
Câu 33: Sân bay quốc tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng. B. Quy Nhơn.
C. Chu Lai. D. Cam Ranh.
Câu 34: Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam
A. giúp vùng có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên.
B. làm tăng vai trò trung chuyển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. giúp mở rộng hậu phương của vùng.
D. giúp vùng có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Câu 35: Điểm khác nhau trong cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Bắc Trung Bộ thiên về lâm nghiệp hơn, Nam Trung Bộ thiên về ngư nghiệp.
B. Bắc Trung Bộ thiên về cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, Nam Trung Bộ thiên về cơ cấu công nghiệp.
C. Bắc Trung Bộ phát triển mạnh nông - lâm - ngư nghiệp, Nam Trung Bộ thiên về công nghiệp, dịch vụ.
D. Bắc Trung Bộ thiên về ngư nghiệp, Nam Trung Bộ thiên về lâm nghiệp.
  ---Hết---
1 B 11 D 21 A 31 A
2 C 12 C 22 A 32 C
3 D 13 D 23 D 33 A
4 D 14 B 24 B 34 B
5 B 15 D 25 A 35 A
6 A 16 B 26 C
7 C 17 C 27 A
8 D 18 C 28 D
9 A 19 D 29 B
10 C 20 B 30 B

MỤC LỤC BÀI HỌC

TRỌNG TÂM CHINH PHỤC 10 ĐIỂM THPT QUỐC GIA 2022

MÔN ĐỊA LÝ

ĐỊA LÍ VIỆT NAM

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN

BÀI 2: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI BÀI 3: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN BÀI 4: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA BÀI 5: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG BÀI 6: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BÀI 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

ĐỊA LÝ DÂN CƯ

BÀI 8: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA BÀI 9: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM BÀI 10: ĐÔ THỊ HÓA

ĐỊA LÝ KINH TẾ

BÀI 11: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

BÀI 12: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

BÀI 14: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÀI 15: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM BÀI 16: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

BÀI 17: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC BÀI 18: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ

BÀI 19: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 20: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG BÀI 21: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ BÀI 23: VẤN ĐỀ KHÁC THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN BÀI 24: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ BÀI 25: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BÀI 26: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG, CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO

Các bài viết liên quan

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Tiếng anh và gợi ý giải...

414 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...

603 View

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...

537 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members