BÀI 18: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
51 View
BÀI 18: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. KIẾN THỨC NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU
1 Thương mại
a. Nội thương
- Sau đổi mới, hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa đa phong phú. - Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế qua các năm tăng. - Phân bố không đều tập trung chủ yếu ở những vùng kinh tế phát triển như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. - Các trung tâm kinh tế buôn bán lớn nhất cả nước có Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.b. Ngoại thương
- Tình hình chung: Hoạt động ngoại thương có những chuyển biến rõ rệt + Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. + Cán cân xuất nhập khẩu đã có sự thay đổi. Trong những năm gần đây Việt Nam liên tục xuất siêu. Năm 2020 đạt thặng dư 19,9 tỷ USD. - Về xuất khẩu: Có những vượt trội cả về quy mô, cơ cấu và thị trường: + Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng đạt 282,7 tỷ USD năm 2020. + Mặt hàng xuất khẩu bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thuỷ sản. Tuy nhiên, tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm. Hàng gia công còn lớn hoặc phải nhập nguyên liệu. + Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc... - Về nhập khẩu: + Kim ngạch nhập khẩu tăng khá nhanh (đạt 262,8 tỷ USD năm 2020) điều đó phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. + Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất còn lại là hàng tiêu dùng. + Thị trường nhập khẩu chủ yếu là châu Á Thái Bình Dương, châu Âu.-
Du lịch
a. Tài nguyên du lịch
- Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. - Phân loại: Tài nguyên du lịch bao gồm 2 nhóm là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. + Tài nguyên du lịch tự nhiên- Địa hình: Có khoảng 200 hang động, 125 bãi biển trong đó có 3 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, Động Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình và Cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang).
- Khí hậu: Đa dạng và phân hoá theo mùa.
- Nguồn nước: Sông hồ, nước khoáng và nước nóng.
- Sinh vật: Có hơn 30 vườn quốc gia với nhiều loại động thực vật hoang dã và nhiều loại thuỷ hải sản.
- Di tích: Có khoảng 4,6 vạn di tích trong đó có hơn 2,6 nghìn di tích đã được xếp hạng. Tính đến năm 2019, có 5 di sản văn hoá vật thể (quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ), 1 di sản hỗn hợp (quần thể danh thắng Tràng An) và 13 di Sản văn hoá phi vật thể (Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, hát Quan họ Bắc Ninh, hát Xoan Phú Thọ, ca trù, dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, đờn ca tài tử Nam Bộ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, hội Gióng, thực hành Then của người Tày, Nùng và Thái, nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ, nghi lễ kéo co) được thế giới công nhận.
- Lễ hội: Diễn ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào mùa xuân. Hội Chùa Hương diễn ra dài nhất trong năm (kéo dài 3 tháng).
- Các tài nguyên khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực.
b. Tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chủ yếu
- Tình hình phát triển: + Ngành du lịch có từ những năm đầu của thập kỷ 60 (thế kỷ XX). + Ngành chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 đến nay do chính sách đổi mới của Nhà nước. + Số lượt khách nội địa đạt 73,2 triệu lượt, quốc tế đạt 12,9 triệu lượt năm 2017. + Doanh thu năm 2017 là 541 nghìn tỉ đồng. - Sự phân hóa lãnh thổ du lịch: + Nước ta có ba vùng du lịch là: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Nam Bộ. + Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta gồm có Hà Nội (ở phía bắc), Thành phố Hồ Chí Minh (ở phía nam), Huế - Đà Nẵng (ở miền Trung) + Các trung tâm khác như Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt Cần Thơ...II. KIẾN THỨC VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO
Nội dung | Vận dụng |
1. Thương mại |
|
Từ những năm 90 (thế kỉ XX) trở lại đây, hoạt động nội thương đã trở nên nhộn nhịp chủ yếu là do | tác động của chính sách vĩ mô, nhất là cơ chế quản lý. |
Sự phát triển của nội thương thể hiện rõ rệt qua | tổng mức bán lẻ hàng hóa của xã hội |
Dẫn đầu về tổng mức bán lẻ hàng hóa ở nước ta hiện nay là vùng | Đông Nam Bộ. |
Hoạt động ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do | tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế. |
Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế xã hội của nước ta là | thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ. |
Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do tác động của việc | - Những đồi mới về cơ chế quản lý thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. - Tích cực mở rộng thêm nhiều thị trường. |
Trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhóm hang | công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. |
Nguyên nhân chủ yếu khiến giá nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta còn cao là do | phụ thuộc vào giá nguyên liệu. |
Hàng xuất khẩu của nước ta cạnh tranh thấp do | - Hàng chế biến, tinh chế thấp. - Công nghiệp chế biến còn hạn chế. - Chất lượng sản phẩm thấp, nhập nguyên liệu. |
Để tăng giá trị xuất khẩu, giải pháp có tác dụng tích cực hơn cả là | nâng cao trình độ kĩ thuật, công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu. |
Thị trường xuất khẩu của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu do | sản xuất phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng. |
Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây là do | - Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. - Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh. |
2. Du lịch |
|
Nhân tố nào tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch nước ta hiện nay? | Tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách trong, ngoài nước. |
Sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào sự phân bố của | tài nguyên du lịch. |
Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển trong những năm gần đây: | Chính sách phát triển, nhu cầu về du lịch tăng. |
Nguyên nhân khách quan khiến khách du lịch quốc tế tới nước ta ngày càng tăng | Dịch vụ du lịch phát triển, tài nguyên phong phú. |
Nguyên nhân chủ yếu khiến khách du lịch nội địa tăng: | Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. |
Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu du lịch tăng: | số khách quốc tế tăng mạnh |
Để phát triển du lịch quốc tế, điều hạn chế lớn nhất của nước ta là | sản phẩm du lịch chưa đa dạng |
Ý nghĩa chủ yếu của việc đầu tư hạ tầng, dịch vụ du lịch: | - Tăng cường thu hút khách du lịch - Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. |
Ý nghĩa cơ bản của hoạt động quảng bá du lịch: | - Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. - Tăng doanh thu từ du lịch. |
III. CÂU HỎI BÀI TẬP
Câu 1: | Từ những năm 90 (thế kỉ XX) trở lại đây, hoạt động nội thương đã trở nên nhộn nhịp chủ yếu là do | ||
A. | hàng hóa bên ngoài tràn vào nước ta, nhất là hàng Trung Quốc. | ||
B. | nâng cấp quy mô các chợ. | ||
C. | Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông và điện nước được cải thiện. | ||
D. | tác động của chính sách vĩ mô, nhất là cơ chế quản lí. | ||
Câu 2: | Sự phát triển của nội thương thể hiện rõ rệt qua | ||
A. | Số lợi nhuận trung bình tại các chợ. | ||
B. | cơ cấu hàng hóa bán tại các chợ. | ||
C. | tổng mức bán lẻ hàng hóa của xã hội. | ||
D. | mức mua bán hàng hóa của người dân. | ||
Câu 3: | Dẫn đầu về tổng mức bán lẻ hàng hóa ở nước ta hiện nay là vùng | ||
A. | Đồng bằng Sông Hồng. | B. | Duyên hải miền Trung. |
C. | Đồng bằng sông Cửu Long. | D. | Đông Nam Bộ |
Câu 4: | Nội thương của nước ta hiện nay có đặc điểm | ||
A. | phát triển đồng đều giữa các vùng. | B. | Thị trường chính ở các vùng núi. |
C. | mặt hàng trao đổi đa dạng. | D. | hoàn toàn do Nhà nước đảm nhiệm. |
Câu 5: | Biểu hiện rõ nhất của chiến lược đa phương hóa trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta là | ||
A. | mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước, các khu vực trên thế giới. | ||
B. | . giữ vững hoạt động xuất, nhập khẩu với các thị trường truyền thống. | ||
C. | tăng cường xuất khẩu hàng hoá và lao động. | ||
D. | mở rộng quyền hạn xuất, nhập khẩu cho các địa phương. | ||
Câu 6: | Hoạt động ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do | ||
A. | nhu cầu tiêu dùng của dân cư và nguồn vốn đầu tư tăng nhanh. | ||
B. | đa dạng hóa thị trường và tăng cường sự quản lí của Nhà nước. | ||
C. | khai thác tài nguyên hiệu quả, tăng nhanh chất lượng sản phẩm. | ||
D. | tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế. | ||
Câu 7: | Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu là do | ||
A. | những đổi mới về cơ chế quản lí thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. | ||
B. | đa dạng hóa các đối tượng tham gia xuất, nhập khẩu. | ||
C. | tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng. | ||
D. | thị trường thế giới mở rộng. | ||
Câu 8: | Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế xã hội của nước ta là | ||
A. | góp phần vào hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật. | ||
B. | thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ. | ||
C. | nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. | ||
D. | giảm chênh lệch phát triển nông thôn với thành thị. | ||
Câu 9: | Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là | ||
A. | thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. | ||
B. | có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực. | ||
C. | có nhiều bạn hàng lớn như: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, Oxtrâylia. | ||
D. | tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. | ||
Câu 10: | Hoạt động xuất khẩu của nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do | ||
A. | đang dạng hóa xuất khẩu, đầu tư vào các ngành có nhiều ưu thế. | ||
B. | hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển sản xuất hàng hoá. | ||
C. | khai thác hiệu quả thế mạnh, nâng cao chất lượng lao động | ||
D. | tăng cường quản lý nhà nước và mở rộng thêm thị trường. | ||
Câu 11: | Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình xuất khẩu của nước ta từ sau đổi mới đến nay? | ||
A. | Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng qua các năm. | ||
B. | Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản là các thị trường lớn. | ||
C. | Kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu. | ||
D. | Thị trường mở rộng và đa dạng hóa. | ||
Câu 12: | Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do tác động của việc | ||
A. | tích cực mở rộng thêm nhiều thị trường. | ||
B. | đẩy mạnh khai thác khoáng sản các loại. | ||
C. | đẩy mạnh công nghiệp hoá và đô thị hoá. | ||
D. | tham gia vào nhiều thành phần kinh tế. | ||
Câu 13: | Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta là | ||
A. | tăng đầu tư, thu hút nhiều ngành sản xuất tham gia. | ||
B. | đổi mới quản lý, tăng cường liên kết với các nước. | ||
C. | thúc đẩy công nghiệp chế biến, đa dạng sản phẩm. | ||
D. | phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường. | ||
Câu 14: | Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là | ||
A. | hàng công nghiệp nặng, khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và hàng nông, lâm, thủy sản. | ||
B. | sản phẩm công nghiệp ô tô, xe máy và điện tử dân dụng | ||
C. | sản phẩm luyện kim, cơ khí, hàng nông, lâm, thủy sản. | ||
D. | máy móc, thiết bị toàn bộ, hàng tiểu thủ công nghiệp | ||
Câu 15: | Trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay, chiếm tỉ trọng lớn nhất là nhóm hang | ||
A. | nông, lâm, thủy sản. | ||
B. | công nghiệp cơ khí và khoáng sản. | ||
C. | công nghiệp nặng và khoáng sản. | ||
D. | . công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. | ||
Câu 16: | Hiện nay, chiếm giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của nước ta là | ||
A. | thủy sản. | B. | hàng may mặc. |
C. | dầu thô. | D. | cà phê. |
Câu 17: | Hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu là | ||
A. | chất lượng sản phẩm chưa cao. | ||
B. | lợi nhuận ít do giá rẻ. | ||
C. | số lượng sản phẩm chưa nhiều. | ||
D. | Tỷ trọng hàng gia công lớn | ||
Câu 18: | Nguyên nhân chủ yếu khiến giá nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta còn cao là do | ||
A. | phụ thuộc vào giá nguyên liệu. | ||
B. | chất lượng lao động thấp. | ||
C. | các nước nhập khẩu đánh thuế rất cao. | ||
D. | chi phí cao về vận tải và đầu tư trang thiết bị. | ||
Câu 19: | Để tăng giá trị xuất khẩu, giải pháp nào dưới đây có tác dụng tích cực hơn cả? | ||
A. | Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu. | ||
B. | Tăng tỉ trọng các mặt hàng công nghiệp chế tạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu. | ||
C. | Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. | ||
D. | Nâng cao trình độ kĩ thuật, công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu. | ||
Câu 20: | Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là | ||
A. | Nhật Bản. | B. | Hoa Kì. |
C. | Hàn Quốc. | D. | Trung Quốc. |
Câu 21: | Thị trường xuất khẩu của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu | ||
A. | sản xuất phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng. | ||
B. | nhiều thành phần tham gia, hàng hóa dồi dào. | ||
C. | giao thông phát triển, liên kết nhiều quốc gia. | ||
D. | tăng cường đầu tư, đổi mới công tác quản lí. | ||
Câu 22: | Giá trị nhập khẩu của nước ta tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? | ||
A. | thị trường buôn bán Mở rộng và đa dạng hóa. | ||
B. | vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi. | ||
C. | nguồn lao động dồi dào, thiên nhiên ưu đãi. | ||
D. | sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. | ||
Câu 23: | Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây? | ||
A. | Việc hợp tác kinh tế, kĩ thuật với các nước được tăng cường. | ||
B. | Nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương. | ||
C. | Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh. | ||
D. | Đời sống dân cư nâng cao, hướng vào dùng hàng nhập ngoại. | ||
Câu 24: | Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là | ||
A. | khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu. | ||
B. | Bắc Mỹ và châu Á | ||
C. | Châu Phi và Bắc Mĩ. | ||
D. | Châu Âu và châu Phi. | ||
Câu 25: | Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch nước ta hiện nay? | ||
A. | Nhu cầu của du khách trong, ngoài nước và điều kiện phục vụ. | ||
B. | Lao động làm dịch vụ và cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng | ||
C. | Định hướng ưu tiên phát triển du lịch và các nguồn vốn đầu tư. | ||
D. | Tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách trong, ngoài nước. | ||
Câu 26: | Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển du lịch biển nước ta là | ||
A. | rừng ngập mặn, các bãi triều rộng | B. | nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ. |
C. | vùng biển rộng, đường bờ biển dài. | D. | các ngư trường lớn, nhiều sinh vật. |
Câu 27: | Số lượng khách du lịch nội địa trong các năm qua tăng nhau chủ yếu do | ||
A. | cơ sở vật chất của ngành du lịch được tăng cường. | ||
B. | chất lượng phục vụ tốt hơn. | ||
C. | mức Sống nhân dân được nâng cao. | ||
D. | sản phẩm du lịch Ngày càng đa dạng. | ||
Câu 28: | Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển trong những năm gần đây? | ||
A. | Thu hút nhiều vốn đầu tư, nâng cao cơ sở hạ tầng | ||
B. | Chính sách phát triển, nhu cầu về du lịch tăng. | ||
C. | Tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở lưu trú tốt. | ||
D. | . Nhu cầu du lịch tăng, có nhiều di sản thế giới. | ||
Câu 29: | Để phát triển du lịch quốc tế, điều gì dưới đây là hạn chế lớn nhất của nước ta? | ||
A. | Thiên tai thường xảy ra. | ||
B. | Cơ sở hạ tầng của ngành du lịch còn yếu kém. | ||
C. | Sản phẩm du lịch chưa đa dạng. | ||
D. | Môi trường tự nhiên ở nhiều vùng suy thoái : | ||
Câu 30: | Lãnh thổ nước ta đã hình thành các vùng du lịch là | ||
A. | Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. | ||
B. | Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. | ||
C. | Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. | ||
D. | Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. |
----Hết----
ĐÁP ÁN
1 | D | 11 | C | 21 | A |
2 | C | 12 | A | 22 | D |
3 | D | 13 | D | 23 | C |
4 | C | 14 | A | 24 | A |
5 | A | 15 | D | 25 | D |
6 | D | 16 | C | 26 | B |
7 | A | 17 | D | 27 | C |
8 | B | 18 | A | 28 | N |
9 | D | 19 | D | 29 | C |
10 | B | 20 | B | 30 | B |
TRỌNG TÂM CHINH PHỤC 10 ĐIỂM THPT QUỐC GIA 2022
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
BÀI 2: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI BÀI 3: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN BÀI 4: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA BÀI 5: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG BÀI 6: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BÀI 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAIĐỊA LÝ DÂN CƯ
BÀI 8: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA BÀI 9: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM BÀI 10: ĐÔ THỊ HÓAĐỊA LÝ KINH TẾ
BÀI 11: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
BÀI 12: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
BÀI 14: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÀI 15: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM BÀI 16: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
BÀI 17: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC BÀI 18: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCHĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ
BÀI 19: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 20: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG BÀI 21: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ BÀI 23: VẤN ĐỀ KHÁC THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN BÀI 24: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ BÀI 25: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BÀI 26: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG, CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢOCác bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24621 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
537 View