Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Câu 1 trang 104 sgk Lịch Sử 11: 

Lập niên biểu về những sự kiện chính của Lịch sử thế giới hiện đại(phần từ năm 1917 đến năm 1945). Lời giải: Nước Nga (Liên xô)
Thời gian Sự kiện Kết quả
T2. 1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại.
7.11.1917 CMT10 Nga thắng lợi - Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản. - Thành lập nước cộng hoà xô viết và xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
1918- 1920 Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết Xây dựng hệ thống chính trị- Nhà nước mới đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921- 1941 Liên xô xây dựng CNXH Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá Nông nghiệp, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
Các nước khác
Thời gian Sự kiện Sự kiện
1918- 1923 Cao trào cách mạng châu Âu, châu Á. Các Đảng cộng sản ra đời, quốc tế cộng sản thành lập
1924- 1929 Thời kỳ ổn định, phát triển của CNTB Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng chính trị ổn định.
1929- 1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, bất ổn định.
1933- 1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng. - Đức, Ý, Nhật: Phát xít hoá chế độ chính trị. - Anh, Pháp, Mĩ: Cải cách kinh tế- xã hội.
1939- 1945 Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. - 72 nước trong tình trạng chiến tranh. - CNPX thất bại. - Thắng lợi thuộc về Liên xô và nhân loại tiến bộ.

Câu 2 trang 104 sgk Lịch Sử 11:

Nêu một số ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917 – 1945. Lời giải: 1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn. 2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh..

Trắc nghiệm  có đáp án năm 2022 mới nhất

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

(PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại? A.   Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc B.    Trật tự Véc-xai- Oasinhtơn được thiết lập C.    Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi D.   Cuộc khủng hoảng kinh tế 1918-1923 Đáp án: Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi đã đưa lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại, vì nó đã giải phóng nhân dân lao động và dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga khỏi ách thống trị của Nga hoàng, đưa họ lên nắm chính quyền làm chủ vận mệnh của mình; Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, là cho nó không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới; cổ vũ và chỉ ra cho giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa con đường đấu tranh đi đến thắng lợi. Đáp án cần chọn là: C Câu 2: Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì? A.   Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược B.    Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh C.    Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản D.   Chống chiến tranh, đói nghèo Đáp án: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các lực lượng phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới. Trước nguy cơ phát xít và chiến tranh, Quốc tế cộng sản đã họp vào tháng 7-1935 xác định: kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình dân chủ Đáp án cần chọn là: B Câu 3: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là A.   Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu B.    Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh C.    Nạn thất nghiệp tràn lan D.   Sản xuất đình đốn Từ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các thế lực phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. Đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tạo ra. Đáp án cần chọn là: B Câu 4: Đâu không phải là nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945? A.   Cuộc đối đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa B.    Phong trào cách mạng thế giớibước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) C.    Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhấttrên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động D.   Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)bùng nổ và để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại Đáp án: Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) bao gồm: 1Thời kì này diễn ra những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại 2Chủ nghĩa xã hộiđược xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản 3Phong trào cách mạng thế giớibước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai 4Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhấttrên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động 5Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại Đáp án cần chọn là: A Câu 5: Sự kiện nào có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)? A.   Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923 B.    Quốc tế Cộng sản thành lập (1919) C.    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 D.   Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập Đáp án: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) vì nó không chỉ tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản mà còn kéo theo sự khủng hoảng về chính trị, hình thành hai nhóm quốc gia đi theo hai con đường khắc phục khủng hoảng khác nhau. Đặc biệt, là dấu hiệu cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp nổ ra. Đáp án cần chọn là: C Câu 6: Điểm chung của nhóm nước giải quyết khủng hoảng 1929 – 1933 bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là gì? A.   Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên B.    Có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư C.    Có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường D.   Có mối quan hệ ngoại giao mật thiết với Anh, Pháp Đáp án: Điểm chung của các nước giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường. Do đó các nước này đều muốn phá bỏ trật tự thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oasinhtơn để thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình. Đáp án cần chọn là: C Câu 7: Vì sao trong những năm 1917 đến 1945 đời sống chính trị - xã hội, văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới có sự thay đổi lớn? A.   Do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật B.    Do sự phát triển của hệ tư tưởng mới C.    Do mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt D.   Do sự phát triển của phong trào công nhân Đáp án: Những tiến bộ về khoa học- kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đã làm thay đổi đời sống chính trị- xã hội, văn hóa của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới. Đáp án cần chọn là: A Câu 8: Nước Nga diễn hai cuộc cách mạng vào năm 1917 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? A.   Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ. B.    Hai chính quyền song song tồn tại sau cách mạng tháng Hai. C.    Chính quyền thuộc về tay nhân dân lao động. D.    Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh. Đáp án: Trước cách mạng, Nga là nơi tập trung cao độ của những mâu thuẫn xã hội là 1- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến 2- Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản 3- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga với đế quốc Nga 4- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác Cuộc cách mạng tháng Hai nổ ra mới chỉ lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng, giải quyết được mâu thuẫn đầu tiến. Do đó đòi hỏi phải có một của cách mạng nữa để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ “hòa bình- ruộng đất- bánh mì” cho nhân dân. Đáp án cần chọn là: A Câu 9: Sự thăng trầm của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1918-1939 phản ánh quy luật gì? A.   Quy luật phát triển không đều B.    Quy luật hình sin C.    Quy luật giá trị D.   Quy luật cạnh tranh và quan hệ cung cầu Đáp án: Trong giai đoạn 1918-1939, kinh tế các nước tư bản trải qua những bước phát triển thăng trầm đầy biến động. Nếu như trong hơn 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1918-1929), các nước tư bản từng bước ổn định và đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế, thì trong 10 năm sau (1929-1939) đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có. Điều này phản ánh quy luật hình sin (phát triển đến một mức độ nhất định sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và buộc phải tìm ra giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục phát triển) Đáp án cần chọn là: B Câu 10: Đâu là điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong thập niên 20 của thế kỉ XX? A.   Sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản B.    Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản C.    Sự thành lập của các mặt trận nhân dân chống phát xít D.   Diễn ra quyết liệt theo con đường đấu tranh vũ trang Đáp án: - Giai đoạn trước thập niên 20 của thế kỉ XX: phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á diễn chưa xuất hiện khuynh hướng vô sản, các quốc gia đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến hoặc khuynh hướng dân chủ tư sản. - Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á vào thập niên 20 của thế kỉ XX đã xuất hiện một khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng vô sản do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Trong đó, Việt Nam cũng đi theo con đường cứu nước này. Đáp án cần chọn là: B Câu 11: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX? A.   Nguyên nhân sâu sa dẫn tới sự bùng nổ chiến tranh B.    Sự thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh C.    Tính chất chiến tranh D.   Phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện thuận lợi để nổ ra và giành thắng lợi Đáp án: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1948) là một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Còn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn từ tháng 9-1939 đến trước ngày 22-6-1941 cũng là một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. Tuy nhiên kể từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất chiến tranh đã có sự thay đổi. Đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa của các lực lượng hòa bình dân chủ do Liên Xô đứng đầu chống lại các thế lực phát xít xâm lược, hiếu chiến ⇒ Tính chất chiến tranh là điểm khác nhau giữa chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1948) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Đáp án cần chọn là: C Câu 12: Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) với chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì? A.   Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến. B.    Hậu quả của hai cuộc chiến tranh nặng nề như nhau. C.    Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản. D.   Quy mô của hai cuộc chiến tranh là giống nhau. Đáp án: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đều bùng nổ bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ. Đáp án cần chọn là: C Câu 13: Từ quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939 và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, trách nhiệm bảo vệ hòa bình an ninh thế giới hiện nay thuộc về A.   Các cường quốc lớn trên thế giới. B.    Các tổ chức quốc tế và khu vực. C.    Toàn nhân loại được định hướng bởi 1 tổ chức quốc tế thống nhất. D.   Các lực lượng hòa bình dân chủ ở các nước phát triển. Đáp án: Vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939 trong việc ngăn cản sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là sự thiếu thống nhất trong đường lối đấu tranh của các quốc gia: trong khi Liên Xô chủ trương đấu tranh chống phát xít đến cùng thì Anh, Pháp lại thi hành chính sách nhượng bộ, thỏa hiệp, Mĩ thi hành đường lối ngoại giao trung lập. Tuy nhiên, từ năm 1942, các nước đã tập hợp lại trong khối đồng minh chống phát xít do Mĩ, Anh, Liên Xô làm trụ cột. Kết quả, chủ nghĩa phát xít đã bị đánh bại hoàn toàn. ⇒ Bài học cơ bản về trách nhiệm bảo vệ hòa bình an ninh thế giới là cần có sự đoàn kết của toàn nhân loại được định hướng bởi 1 tổ chức quốc tế thống nhất. Đáp án cần chọn là: C

Các bài viết liên quan

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường-Đường sức điện

131 View

Bài 1: Điện tích Định luật Cu-lông

127 View

Bài 46 : Luyện tập : Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

130 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members