BÀI 16: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
57 View
BÀI 16: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I. KIẾN THỨC NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU
1 Khái niệm
a. Khái niệm
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng lý các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã và môi trường.b. Vai trò
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế xã hội của nước ta. - Là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.-
Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a. Điểm công nghiệp
- Đặc điểm: +Quy mô nhỏ, gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ. + Gắn liền với khu dân cư. + Gần vùng nguyên liệu phát huy thế mạnh của vùng. + Các xí nghiệp không có mối liên hệ, độc lập về kinh tế và có công nghệ hoàn chỉnh. - Phân bố: đơn lẻ, thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên.b. Khu công nghiệp
- Đặc điểm: + Có ranh giới rõ ràng, có vị trí địa lý thuận lợi (gần cầu, cảng, bên nhà ga, sân bay...). + Không có dân cư sinh sống. + Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản công nghiệp. + Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao. + Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu. + Chi phí sản xuất thấp, môi trường ổn định. + Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX. + Do Chính phủ quyết định thành lập. + Các hình thức tổ chức tương đương: khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao. - Số lượng: Tính đến tháng 6/2017, cả nước có 325 khu công nghiệp với tổng diện tích các khu công nghiệp của cả nước là 94,9 nghìn ha. - Phân bố: Các khu công nghiệp phân bố không đồng đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Miền Trung.c. Trung tâm công nghiệp
- Đặc điểm: + Là hình thức tổ chức lãnh thổ cao gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lý thuận lợi. + Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân) và các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ. + Các khu công nghiệp, điểm công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. - Phân loại: + Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, có thể phân thành các nhóm: ~ Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia gồm có Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. ~ Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ... ~ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương như Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang... + Dựa vào giá trị sản xuất có trung tâm công nghiệp: ~ Rất lớn như Thành phố Hồ Chí Minh; ~ Lớn như Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Vũng Tàu ; ~ Trung bình như Việt Trì, Đà Nẵng, Cần Thơ...d. Vùng công nghiệp
- Đặc điểm: + Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. + Có một vài ngành Công nghiệp chủ yếu tạo theo hướng chuyên môn hóa, có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ. + Sản xuất mang tính hàng hoá. + Các điểm, khu, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp. - Phân bố: Cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp: + Vùng 1: Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh). + Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. + Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận. + Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng). +Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng. + Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.II. KIẾN THỨC VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO
Nội dung | Vận dụng |
1. Khái niệm |
|
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai | thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. |
2. Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp |
|
Vùng tập trung nhiều điểm công nghiệp | Tây Bắc và Tây Nguyên. |
Tây Bắc và Tây Nguyên tập trung nhiều điểm công nghiệp do | - Tập trung nhiều điểm khoáng sản. -Hệ thống giao thông còn hạn chế. |
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta là | - Thu hút vốn đầu tư. - Thúc đẩy sản xuất hàng hóa. |
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu chế xuất của nước ta hiện nay là | hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường. |
Các khu công nghiệp phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng do | cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển. |
Ở nhiều vùng của nước ta, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế là do | vị trí địa lí không thuận lợi. |
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với các đô thị vừa và lớn | Trung tâm công nghiệp. |
Trung tâm công nghiệp luyện kim lớn nhất nước ta | Thái Nguyên. |
Trung tâm công nghiệp hóa chất lớn, nhất nước ta. | Việt Trì |
Trung tâm công nghiệp dệt, may, lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận | Nam Định. |
Các trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển dựa trên điều kiện | giàu nguyên liệu, khoáng sản. |
III. CÂU HỎI BÀI TẬP
Câu 1: | Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta có vai trò | ||
A. | như một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. | ||
B. | đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển. | ||
C. | đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp. | ||
D. | thúc đẩy sự thành lập các khu chế xuất | ||
Câu 2: | Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là | ||
A. | xí nghiệp công nghiệp. | B. | trung tâm công nghiệp. |
C. | cụm công nghiệp. | D. | điểm công nghiệp. |
Câu 3: | Điểm công nghiệp nước ta không có đặc điểm nào sau đây?. | ||
A. | Chủ yếu khai thác hay sơ chế nguyên liệu. | ||
B. | Gắn với một điểm dân cư. | ||
C. | Có nhiều xí nghiệp công nghiệp. | ||
D. | Phân bố gần nguồn nguyên liệu. | ||
Câu 4: | Ở nước ta, các điểm công nghiệp đơn lẻ thường tập trung ở các khu vực thuộc | ||
A. | Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. | ||
B. | Tây Bắc, Tây Nguyên. | ||
C. | Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. | ||
D. | Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. | ||
Câu 5: | Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta là | ||
A. | thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hóa. | ||
B. | tạo nhiều sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu. | ||
C. | đẩy nhanh đô thị hóa, phân bổ lại dân cư. | ||
D. | sử dụng tốt tài nguyên, tạo nhiều việc làm. | ||
Câu 6: | Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu chế xuất của nước ta hiện nay là | ||
A. | có nguồn nhân lực trình độ cao. | ||
B. | vị trí địa lý thuận lợi. | ||
C. | hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường. | ||
D. | giàu tài nguyên thiên nhiên. | ||
Câu 7: | Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp nước ta? | ||
A. | Chính phủ quyết định thành lập. | B. | Chuyên sản xuất công nghiệp. |
C. | Có nhiều điểm dân cư sinh sống. | D. | Có ranh giới địa lý xác định. |
Câu 8: | Các khu công nghiệp của nước ta tập trung nhiều nhất ở | ||
A. | Đồng bằng sông Hồng. | B. | Duyên hải Nam Trung Bộ. |
C. | Đông Nam Bộ. | D. | Đồng bằng sông Cửu Long. |
Câu 9: | Vùng nào dưới đây có mức độ tập trung các khu công nghiệp thấp hơn cả? | ||
A. | Đồng bằng sông Hồng. | B. | Duyên hải Nam trung Bộ |
C. | Tây Nguyên. | D. | Đồng bằng sông Cửu Long |
Câu 10: | Ở nhiều vùng của nước ta, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế là do | ||
A. | nguồn tài nguyên khoáng sản còn ít. | ||
B. | vị trí địa lý không thuận lợi. | ||
C. | Thiếu lao động. | ||
D. | thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh bởi các vùng khác. | ||
Câu 11: | Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với các đô thị vừa và lớn là | ||
A. | cụm công nghiệp. | B. | vùng công nghiệp. |
C. | khu công nghiệp tập trung. | D. | trung tâm công nghiệp. |
Câu 12: | Đặc điểm nào dưới đây không đúng về trung tâm công nghiệp? | ||
A. | Là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại. | ||
B. | Gồm nhiều khu công nghiệp, nhiều xí nghiệp thuộc một vài ngành có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất. | ||
C. | Có các xí nghiệp nòng cốt, quyết định hướng chuyên môn hóa của trung tâm. | ||
D. | Là các đô thị vừa và lớn, công nghiệp là hoạt động chủ chốt. | ||
Câu 13: | Các trung tâm công nghiệp của nước ta tập trung chủ yếu ở | ||
A. | Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. | ||
B. | Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. | ||
C. | Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. | ||
D. | Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. | ||
Câu 14: | Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia của nước ta hiện nay là | ||
A. | Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu | ||
B. | Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. | ||
C. | Hà Nội và Hải Phòng. | ||
D. | Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. | ||
Câu 15: | Phát biểu nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp ở nước ta hiện nay? | ||
A. | Hải Phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn. | ||
B. | Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm có ý nghĩa quốc gia. | ||
C. | Hầu hết các trung tâm đều phải có nhiều ngành công nghiệp. | ||
D. | Nhiều trung tâm ra đời trong quá trình công nghiệp hóa. | ||
Câu 16: | Trung tâm công nghiệp luyện kim lớn nhất nước ta là | ||
A. | Việt Trì. | B. | Thanh Hoá. |
C. | Thái Nguyên. | D. | Nam Định. |
Câu 17: | Trung tâm công nghiệp hóa chất lớn nhất nước ta là | ||
A. | Việt Trì. | B. | Thái Nguyên. |
C. | Đà Nẵng | D. | Nha Trang |
Câu 18: | Trung tâm công nghiệp dệt, may lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là | ||
A. | Hà Đông. | B. | Nam Định. |
C. | Hải Phòng. | D. | Ninh Bình. |
Câu 19: | Các trung tâm Công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển dựa trên điều kiện | ||
A. | lao động có kinh nghiệm trong sản xuất | ||
B. | giàu nguyên liệu, khoáng Sản. | ||
C. | Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển tương đối hoàn thiện. | ||
D. | vị trí chiến lược tiếp giáp với Trung Quốc. | ||
Câu 20: | Cả nước ta được chia thành mấy vùng công nghiệp? | ||
A. | 5 vùng. | B. | 6 vùng. |
C. | 7 vùng. | D. | 8 vùng. |
---- Hết ----
ĐÁP ÁN
1 | A | 6 | C | 11 | D | 16 | C |
2 | D | 7 | C | 12 | A | 17 | A |
3 | C | 8 | C | 13 | C | 18 | B |
4 | B | 9 | C | 14 | B | 19 | B |
5 | A | 10 | B | 15 | A | 20 | B |
TRỌNG TÂM CHINH PHỤC 10 ĐIỂM THPT QUỐC GIA 2022
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
BÀI 2: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI BÀI 3: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN BÀI 4: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA BÀI 5: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG BÀI 6: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BÀI 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAIĐỊA LÝ DÂN CƯ
BÀI 8: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA BÀI 9: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM BÀI 10: ĐÔ THỊ HÓAĐỊA LÝ KINH TẾ
BÀI 11: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
BÀI 12: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
BÀI 14: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÀI 15: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM BÀI 16: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
BÀI 17: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC BÀI 18: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCHĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ
BÀI 19: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 20: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG BÀI 21: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ BÀI 23: VẤN ĐỀ KHÁC THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN BÀI 24: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ BÀI 25: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BÀI 26: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG, CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢOCác bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24626 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
539 View