Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

Lý thuyết 

I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC (1919 – 1939)

1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. a. Phong trào Ngũ tứ (1919) * Nguyên nhân: - Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga. - Tại hội nghị Vécxai, các nước đế quốc chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc) từ tay Đức sang tay Nhật Bản. * Mục tiêu: chống đế quốc xâm lược, chống phong kiến đầu hàng. * Phạm vi, quy mô: từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố. * Lực lượng tham gia: Học sinh, sinh viên, nhân dân lao động. Học sinh, sinh viên biểu tình trong Phong trào Ngũ tứ *Tính chất: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. * Ý nghĩa: - Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. - Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. b. Sự thành lập của Đảng Cộng sản Trung Quốc * Nguyên nhân: - Phong trào yêu nước phát triển mạnh. - Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng. - Sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. → Tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. * Ý nghĩa: - Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc. - Mở ra thời kì giai cấp vô sản Trung Quốc từng bước nắm giữ ngọn cờ cách mạng. 2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 – 1927) và Nội chiến Quốc – Cộng (1927 – 1937) a. Chiến tranh Bắc phạt (1926 – 1927) - Trong những năm 1926 – 1927, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp tác tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương đang chia nhau thống trị bắc Trung Quốc. - Sau một thời gian ngắn, Quốc dân đảng phản bội, chống lại phong trào cách mạng: + Ngày 12/4/1927, Quốc dân Đảng tiến hành chính biến ở Thượng Hải, tàn sát, khủng bố những người cộng sản, đàn áp phong trào cách mạng. Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Thượng Hải bị bắt + Giữa tháng 4/1927, Quốc Dân Đảng lập chính phủ ở Nam Kinh ⇒ đến tháng 7/1927 Tưởng Giới Thạch nắm toàn quyền. b. Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937) - Sau chiến tranh Bắc phạt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng (1927 - 1937) cuộc nội chiến kéo dài 10 năm. + Quân Tưởng đã tổ chức 4 lần vây quét lớn, nhằm tiêu diệt Cộng sản nhưng đều thất bại. + Trong lần vân quét thứ 5 (1933 - 1934) của Quốc dân đảng ⇒ lực lượng của Đảng Cộng sản bị thiệt hại nặng nề và bị bao vây. + Tháng 10/1934: Quân cách mạng phá vây rút khỏi căn cứ tiến lên phía bắc (Vạn lí Trường Chinh). Mao Trạch Đông trong cuộc vạn lí trường chinh + Tháng 1/1935, sau Đại hội Tuân Nghĩa, Mao Trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc. => Quốc dân đảng – Đảng Cộng sản hợp tác, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật.

II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ẤN ĐỘ (1918 – 1939)

1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 – 1929 * Nguyên nhân: - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Anh bị thiệt hại nặng nề ⇒ để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, Anh tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các thuộc địa (mà chủ yếu là Ấn Độ) ⇒ Ách cai trị hà khắc, phản động Anh đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn độ với chính quyền thực dân Anh ngày càng gay gắt. * Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi. M.Gan-đi * Phương pháp đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác. * Lực lượng tham gia: các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân và công nhân. * Hình thức đấu tranh: biểu tình hòa bình, bãi công, bãi thị, bãi khóa, tẩy chay hàng hóa của Anh,... 2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 – 1939 * Nguyên nhân - Bù đắp thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra ⇒ thực dân Anh tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Ấn Độ. => Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn độ với chính quyền thực dân Anh ngày càng gay gắt. * Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi. * Phương pháp đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác. - Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh. Cuộc đi bộ của M.Gan-đi - Tháng 12 -1931, Gan-đi phát động chiến dịch bất hợp tác mới. ⇒ Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Anh dần được hình thành. - Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới.

Trả lời câu hỏi  trang 80:

Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc? Trả lời: - Ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ đối với cách mạng Trung Quốc: - Mở đầu cho cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX. - Đánh dấu thời kì giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị và trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng. Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản được thành lập. - Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Trả lời câu hỏi trang 81:

Nội chiến Quốc – Cộng (1927 – 1937) diễn ra như thế nào? Trả lời: - Sau chiến tranh Bắc phạt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng (1927 - 1937) cuộc nội chiến kéo dài 10 năm. + Quân Tưởng đã tổ chức 4 lần vây quét lớn, nhằm tiêu diệt Cộng sản nhưng đều thất bại. Lần thứ 5 (1933 - 1934) thì lực lượng cách mạng thiệt hại nặng nề và bị bao vây. + Tháng 10/1934: Quân cách mạng phá vây rút khỏi căn cứ tiến lên phía bắc (Vạn lí Trường Chinh). + Tháng 01/1935: Mao Trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng. + Tháng 7/1937: Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Quốc - Cộng hợp tác, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. => Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì kháng chiến chống Nhật.

Trả lời câu hỏi  trang 82: 

Nêu những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929. Trả lời: - Nguyên nhân: + Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất . + Sau chiến tranh, chính quyền Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc. + Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng nhân dân Ấn đấu tranh chống Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 – 1922. - Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1918 - 1929) : + Đảng Quốc đại do M.Gan-đi lãnh đạo. + Phương pháp đấu tranh: hòa bình, không sử dụng bạo lực. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế. + Lực lượng tham gia:học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế. * Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tháng 12/1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.

Trả lời câu hỏi trang 83:

Nêu những nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1929 – 1939. Trả lời: * Nguyên nhân : - Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 lại làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới * Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1929 - 1939): - Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh ,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dânAnh .. - Tháng 12 -1931 chiến dịch bất hợp tác mới được mọi người ủng hộ. - Để đối phó, thực dân Anh tăng cường khủng bố, đàn áp, thực hiện chính sách mua chuộc, chia rẽ hàng ngũ cách mạng. Tuy nhiên, phong trào vẫn diễn ra sôi động.,liên kết tất cả các lực lượng để hình thành Mặt trần thống nhất - Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới.

Câu 1 trang 83 sgk Lịch Sử 11:

Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939. Lời giải:
Thời gian Nội dung sự kiện
4/5/1919 Phong trào Ngũ Tứ
7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời
12/4/1927 Tưởng Giới Thạch tiến hành tàn sát, khủng bố những người cộng sản
10/1934 Hồng quân phá vây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh.
1/1935 Hội nghị Tuân Nghĩa - Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo
7/1937 Nhật tiến hành chiến tranh, Quốc - Cộng hợp tác lần hai cùng kháng chiến chống Nhật.

Câu 2 trang 83 sgk Lịch Sử 11:

Hãy nhận xét về giai cấp lãnh đạo và con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939. Lời giải: Nhận xét đặc điểm cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939: Giai cấp lãnh đạo: Đảng Quốc đại Con đường đấu tranh: Hòa bình, không sử dụng bạo lực. Lực lượng tham gia: Học sinh, sinh viên, công nhân. Lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia.

Câu 3 trang 83 sgk Lịch Sử 11:

Tìm hiểu những nét lớn về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông và M. Gan-đi. Lời giải: 1. Mao Trạch Đông: - Mao Trạch Đông (1893 - 1976), là nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hồ Nam, là người sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác. + Năm 1921, ông tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1934 ông tham gia cuộc Vạn lí trường chinh năm 1935, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. + Ngày 1-10-1949, ông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông đã liên tiếp giữ vị trí là người đứng đầu nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và nhà nước Trung Hoa. Mao Trạch Đông đã có những đóng góp đáng kể cho sự thắng lợi của cách mạng, nâng cao vị thế cùa Trung Quốc trên trường quốc tế. Năm 1976, ông qua đời. 2. Gan-đi: - M. Gan-đi (1869 - 1948), là nhà yêu nước Ấn Độ (tâm hồn vĩ đại) và được nhân dân gọi là "thánh, là lãnh tụ Đảng Quốc đại với đường lối đấu tranh bất bạo động. + Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, tốt nghiệp ngành luật ở Anh đã từng làm cố vấn luật cho một công ti ở Nam Phi và tham gia vào hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân. + Năm 1915, ông về nước vận động phong trào đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), ông đã ra sức hoạt động để ngăn chặn chiến tranh "huynh đệ tương tàn" giữa người Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Ngày 30-1-1948, Gan-đi bị một phần tử phản động ám sát.

Các bài viết liên quan

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường-Đường sức điện

104 View

Bài 1: Điện tích Định luật Cu-lông

103 View

Bài 46 : Luyện tập : Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

106 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members