BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
63 View
BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
I. KIẾN THỨC NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU
-
Ngành thủy sản
a. Điều kiện phát triển
- Thuận lợi: + Điều kiện tự nhiên: * Nước ta có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. * Nguồn lợi hải sản khá phong phú. Vùng biển nước ta có tổng trữ lượng 3,9 - 4 triệu tấn cho phép khai thác hàng năm là 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 647 loài giáp xác (trong đó có hơn 100 loài tôm), hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong biển, nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp ... * Có nhiều ngư trường trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường Vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. * Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn => thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh => hình thành các bãi cho cá đẻ. + Hệ thống sông, suối, ao, hồ, các ô trũng... ở vùng đồng bằng => nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. + Điều kiện kinh tế xã hội: + Người dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. + Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. + Dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng. * Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. Thủy sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì … * Chính sách khuyến ngư của Nhà nước => nghề cá ngày càng được chú trọng => khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo. - Khó khăn + Điều kiện tự nhiên: * Ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc (Mấy năm trở lại đây trung bình mỗi năm nước ta có 9 đến 10 cơn bão, 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc) gây nhiều thiệt hại cho người và tài sản, làm hạn chế số ngày ra khơi của ngư dân, làm giảm sản lượng khai thác. * Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản suy giảm. + Điều kiện kinh tế xã hội: * Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. * Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Ngành thuỷ sản có những bước phát triển đột phá: + Sản lượng thủy hải sản lớn hơn sản lượng tất cả các loại thịt cộng lại năm 2018 đạt gần 7,8 triệu tấn. + Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người là hơn 80kg/người/năm (năm 2018). - Nuôi trồng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản. - Khai thác thủy sản: + Sản lượng khai thác liên tục tăng năm 2018 đạt hơn 3,6 triệu tấn (theo Niên giám thống kê 2019). + Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản nhất là các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. + Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng tàu, Bình Thuận và Cà Mau. Riêng tỉnh này chiếm % sản lượng thủy sản khai thác của cả nước. - Nuôi trồng thuỷ sản: + Ngày càng phát triển mạnh. Năm 2018, sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 4,2 triệu tấn (theo Niên giám thống kê 2019). + Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt gần 1 triệu ha. + Nghề nuôi tôm phát triển mạnh: * Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. * Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất, nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh - Kiên Giang. + Nghề nuôi cá: * Nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. * Tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá ba sa trong lồng bè trên sông Tiền, sông Hậu.-
Ngành lâm nghiệp
a. Lâm nghiệp nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái
- Ý nghĩa về mặt kinh tế: + Đối với nông nghiệp: Rừng có tác dụng giữ nguồn nước, chống xói mòn đất => đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp đồng thời tránh được các thiệt hại cho sản xuất do mất rừng gây ra như: lũ quét, lũ ống, lũ bùn..., bảo vệ hồ thủy điện, thuỷ lợi. + Đối với công nghiệp: * Rừng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ (cưa xẻ gỗ, sản xuất đồ gỗ, bột giấy, giấy, diêm, gỗ dán) và các ngành công nghiệp tiểu thủ công (hàng mây, tre, trúc...). Rừng còn cung cấp gỗ làm vật liệu xây dựng nhà cửa, làm cầu, đóng tàu thuyền... * Rừng cung cấp nhiều loại thực phẩm (măng, nấm, mật ong, quả rừng..), dược liệu (với hơn 1500 loại cây thuốc như tam thất, nhân sâm, hà thủ ô...), nhiều loại đặc sản (trầm hương, cánh kiến, sa nhân...) cho đời sống + Đối với các hoạt động dịch vụ: * Các loại sản phẩm của rừng và sản phẩm chế biến từ lâm sản là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta (dược liệu, hàng đan lát mây, tre, trúc...). * Rừng Còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển ngành du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng...). * Phát triển các điểm công nghiệp khai thác và chế biến gỗ góp phần phát triển mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng. - Ý nghĩa về mặt xã hội: + Rừng còn là nguồn cung cấp gỗ, củi (chất đốt) cho nhân dân. + ở nhiều vùng núi, hoạt động kinh tế lâm nghiệp còn là nguồn sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít người, bảo vệ an toàn cho dân cả ở vùng núi, trung du và hạ du. + Việc xây dựng các lâm trường, các điểm chế biến gỗ góp phần vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, trường học, trạm xá...) và phân bố lại dân cư, lao động có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. - Ý nghĩa về mặt sinh thái: + Rừng có tác dụng to lớn trong việc phòng hộ (giữ lại nước, chống lũ lụt, chắn cát bay, chắn sóng...). + Duy trì cân bằng sinh thái như giữ nước ngầm và đất trên các miền đồi núi, điều hoà khí hậu, chống ô nhiễm môi trường hấp thụ CO2, nhàO2), bảo vệ nguồn gen sinh vật...b. Sự phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng); khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. - Về trồng rừng + Cả nước có 4,2 triệu ha rừng trồng tập trung (năm 2018) trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa...), gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa …, rừng phòng hộ. + Hằng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung (năm 2018 là 286 nghìn ha). Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt Phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây Nguyên. - Về khai thác, chế biến gỗ: + Về khai thác: Sản lượng gỗ khai thác đạt 15,2 triệu m3 (năm 2018). Bên cạnh đó, mỗi năm nước ta khai thác khoảng 120 triệu cây tre luồng, gần 100 triệu cây nứa, gần 30 triệu m3 củi. + Về chế biến: * Các sản phẩm quan trọng: Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, gỗ lạng, đồ gỗ... * Cưa xẻ gỗ: Có hơn 400 nhà máy và hàng nghìn xưởng cưa xẻ gỗ ở các địa phương. * Sản xuất bột giấy và giấy: Các cơ sở lớn nhất là Nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ) và Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).II. KIẾN THỨC VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO
Nội dung | Vận dụng |
1. Ngành thủy sản |
|
Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang là ngư trường quan trọng nhất nước ta do | - Vùng biển rộng. - Trữ lượng hải sản nhiều. - Ít thiện tai |
Ngư trường ít bị ảnh hưởng của bão, gió mùa Đông Bắc hơn cả là ngư trường | Cà Mau - Kiên Giang |
Nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta. | Cơ sở vật chất kỹ thuật. |
Giá trị sản phẩm thủy sản ở của nước ta hiện nay còn chưa cao, chủ yếu do | công nghiệp chế biến còn hạn chế. |
Khó khăn cơ bản đối với hoạt động khai thác thủy sản nước ta. | Thiên tai (bão). |
Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay | Nguồn lợi sinh vật giảm sút nghiêm trọng |
Nguyên nhân chủ yếu khiến hoạt động khai thác thủy sản xa bờ ngày càng phát triển | Tàu thuyền và ngư cụ ngày càng hiện đại hơn. |
Năng suất lao động trong ngành đánh bắt thuỷ sản còn thấp do | phương tiện đánh bắt còn lạc hậu, chậm đổi mới. |
Để tăng sản lượng thuỷ sản đánh bắt, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là | đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ. |
Mục đích chủ yếu chủ yếu của hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ của nước ta hiện nay nhằm | khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản và bảo vệ thềm lục địa |
Thuận lợi chủ yếu để nước ta phát triển nuôi trồng thủy sản | Diện tích mặt nước lớn. |
Nguyên nhân chủ yếu khiến hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh | Thị trường tiêu thụ rộng lớn. |
Yếu tố tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng | Nhu cầu khác nhau của thị trường. |
Trở ngại lớn nhất để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta | Thị trường xuất khẩu thường biến động. |
Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta | Đồng bằng sông Cửu Long. |
Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước do | điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác. |
Khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm nước ta là | Dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây nhiều thiệt hại. |
2. Lâm nghiệp |
|
Vai trò chủ yếu của rừng | Cân bằng môi trường, bảo vệ hệ sinh thái. |
Vùng có diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá nhiều nhất nước ta hiện nay | Tây Nguyên. |
III. CÂU HỎI BÀI TẬP
Câu 1: | Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đánh bắt hải sản ở nước ta là | ||||||
A. | bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. | ||||||
B. | thị trường trong nước và thế giới mở rộng. | ||||||
C. | lao động đông, có nhiều kinh nghiệm đánh bắt. | ||||||
D. | nhiều sông ngòi, kênh rạch, mặt nước ao, hồ. | ||||||
Câu 2: | Thuận lợi chủ yếu của biển nước ta đối với khai thác thuỷ sản là có | ||||||
A. | đường bờ biển dài, nhiều bãi biển. | B. | vùng biển rộng, nhiều đảo ven bờ. | ||||
C. | rừng ngập mặn, các bãi triều rộng. | D. | các ngư trường lớn, nhiều thuỷ sản. | ||||
Câu 3: | Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm là | ||||||
A. | Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh; ngư trường vịnh Thái Lan. | ||||||
B. | Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh; ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. | ||||||
C. | Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa -Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh; ngư trường vịnh Bắc Bộ | ||||||
D. | Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường vịnh Thái Lan, Hải Phòng - Quảng Ninh; ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. | ||||||
Câu 4: | Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang là ngư trường quan trọng nhất nước ta nhờ | ||||||
A. | là nơi gặp nhau của hai dòng hải lưu nên có nhiều cá tôm sinh sống | ||||||
B. | tiếp giáp với cả hai vùng biển thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan. | ||||||
C. | là vùng biển rộng có nhiều cửa sông, là nơi gặp nhau của các dòng hải lưu. | ||||||
D. | là vùng biển rộng, có trữ lượng hải sản nhiều lại ít thiên tai. | ||||||
Câu 5: | Hoạt động khai thác thuỷ sản ở ngư trường nào dưới đây ít bị ảnh hưởng của bão, gió mùa Đông Bắc hơn cả? | ||||||
A. | Hải Phòng - Quảng Ninh. | ||||||
B. | Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu. | ||||||
C. | Hoàng Sa - Trường Sa. | ||||||
D. | Cà Mau - Kiên Giang. | ||||||
Câu 6: | Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng biển | ||||||
A. | Vịnh Bắc Bộ. | B. | vịnh Thái Lan. | ||||
C. | cực Nam Trung Bộ. | D. | Bắc Trung Bộ. | ||||
Câu 7: | Ngư trường nào sau đây không được xác định là ngư trường trọng điểm ở nước ta? | ||||||
A. | Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu. | ||||||
B. | Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang. | ||||||
C. | Ngư trường Thanh Hóa - Nghệ An. | ||||||
D. | Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh. | ||||||
Câu 8: | Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ | sản ở nước ta là | ||||||
A. | có nhiều hồ thuỷ lợi, thuỷ điện. | ||||||
B. | nhiều sông, ao hồ, bãi triều, đầm phá, vũng, vịnh. | ||||||
C. | có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. | ||||||
D. | đường bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi hải sản phong phú. | ||||||
Câu 9: | Nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta là | ||||||
A. | điều kiện đánh bắt. | B. | dân cư và lao động. | ||||
C. | thị trường. | D. | Cơ sở vật chất kỹ thuật. | ||||
Câu 10: | Hai tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản hiện nay là | ||||||
A. | Kiên Giang và Cà Mau. | B. | Hải Phòng và Quảng Ninh. | ||||
C. | Cà Mau và Bạc Liêu. | D. | Ninh Thuận và Bình Thuận. | ||||
Câu 11: | Ở vùng ven biển nước ta, khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ là | ||||||
A. | Các vũng, vịnh biển. | ||||||
B. | các bài triều, đầm phá và các cánh rừng ngập mặn. | ||||||
C. | các rạn đá, các bãi san hô. | ||||||
D. | vùng thềm lục địa. | ||||||
Câu 12: | Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay? | ||||||
A. | Diện tích mặt nước được mở rộng thêm. | B. | Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. | ||||
C. | Nhu cầu khác nhau của thị trường. | D. | Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở. | ||||
Câu 13: | Vấn đề nào là trở ngại lớn nhất để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta? | ||||||
A. | Thị trường xuất khẩu thường biến động. | ||||||
B. | Môi trường nước bị ô nhiễm. | ||||||
C. | Hiệu quả kinh tế thấp. | ||||||
D. | Công nghiệp chế biến chưa phát triển tương xứng. | ||||||
Câu 14: | Giá trị sản phẩm thủy sản ở của nước ta hiện nay còn chưa cao, chủ yếu do | ||||||
A. | đánh bắt gần bờ vẫn còn là chủ yêu. | B. | ảnh hưởng nhiều của thiên tai. | ||||
C. | nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. | D. | công nghiệp chế biến còn hạn chế. | ||||
Câu 15: | Nhận định nào dưới đây không đúng về thực trạng ngành thủy sản nước ta? | ||||||
A. | Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. | ||||||
B. | Tổng sản lượng thủy sản trong các năm gần đây giảm do ảnh hưởng của thiên tai. | ||||||
C. | Các mặt hàng thủy sản chế biến ngày càng đa dạng, chất lượng nâng cao. | ||||||
D. | Ngày càng có nhiều đối tượng thủy sản được đưa vào nuôi trồng. | ||||||
Câu 16: | Điều gì dưới đây không đúng? | ||||||
A. | - Ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay đang phát triển theo hướng đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi. | ||||||
B. | Các vùng biển phía Nam tập trung phần lớn trữ lượng hải sản của nước ta. | ||||||
C. | Nguồn lợi hải sản ven bờ của nước ta giảm sút do khai thác quá mức. | ||||||
D. | Phần lớn sản lượng hải sản khai thác hiện nay là của hoạt động đánh bắt xa bờ. | ||||||
Câu 17: | Năng suất lao động trong ngành đánh bắt thuỷ sản còn thấp do | ||||||
A. | phương tiện đánh bắt còn lạc hậu, chậm đổi mới. | ||||||
B. | thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường. | ||||||
C. | người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt. | ||||||
D. | nguồn lợi thuỷ sản đang bị suy giảm. | ||||||
Câu 18: | Để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là | ||||||
A. | đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ. | ||||||
B. | tìm kiếm các ngư trường mới. | ||||||
C. | phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân. | ||||||
D. | mở rộng quy mô nuôi trồng thuỷ sản | ||||||
Câu 19: | Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là | ||||||
A. | Bắc Trung Bộ. | B. | Đồng bằng Sông Cửu Long. | ||||
C. | Duyên hải Nam Trung Bộ. | D. | Đồng bằng sông Hồng. | ||||
Câu 20: | Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước do | ||||||
A. | . người dân có truyền thống và nhiều kinh nghiệm đánh bắt. | ||||||
B. | dân số đông, nhu cầu về thủy sản lớn. | ||||||
C. | điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác | ||||||
D. | thời tiết, khí hậu thuận lợi cho nuôi trồng quanh năm. | ||||||
Câu 21: | Trong nuôi trồng thuỷ sản, đối tượng nuôi trồng quan trọng hơn cả trong giai đoạn hiện nay là | ||||||
A. | cua. | B. | sò huyết. | ||||
C. | cá. | D. | tôm. | ||||
Câu 22: | Vùng có sản lượng tôm nuôi lớn nhất nước ta là | ||||||
A. | Đồng bằng sông Cửu Long. | B. | Duyên hải Nam Trung Bộ. | ||||
C. | Bắc Trung Bộ. | D. | Đồng bằng sông Hồng. | ||||
Câu 23: | Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở | ||||||
A. | Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. | ||||||
B. | Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. | ||||||
C. | Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. | ||||||
D. | Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. | ||||||
Câu 24: | Tỉnh có nghề nuôi cá tra, cá ba sa trong lồng bè nổi tiếng trên sông Tiền, sông Hậu là | ||||||
A. | Kiên Giang | B. | An Giang. | ||||
C. | Đồng Tháp. | D. | Cà Mau. | ||||
Câu 25: | Các hoạt động lâm nghiệp ở nước ta bao gồm | ||||||
A. | trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. | ||||||
B. | khoanh nuôi bảo vệ rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. | ||||||
C. | lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. | ||||||
D. | lâm sinh, chế biến gỗ và lâm sản. | ||||||
----Hết----
ĐÁP ÁN
1 | A | 6 | C | 11 | B | 16 | D | 21 | D |
2 | D | 7 | C | 12 | C | 17 | A | 22 | A |
3 | B | 8 | B | 13 | A | 18 | A | 23 | D |
4 | D | 9 | D | 14 | D | 19 | B | 24 | B |
5 | D | 10 | C | 15 | B | 20 | C | 25 | C |
TRỌNG TÂM CHINH PHỤC 10 ĐIỂM THPT QUỐC GIA 2022
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
BÀI 2: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI BÀI 3: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN BÀI 4: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA BÀI 5: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG BÀI 6: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BÀI 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAIĐỊA LÝ DÂN CƯ
BÀI 8: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA BÀI 9: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM BÀI 10: ĐÔ THỊ HÓAĐỊA LÝ KINH TẾ
BÀI 11: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
BÀI 12: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
BÀI 14: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÀI 15: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM BÀI 16: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
BÀI 17: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC BÀI 18: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCHĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ
BÀI 19: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 20: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG BÀI 21: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ BÀI 23: VẤN ĐỀ KHÁC THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN BÀI 24: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ BÀI 25: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BÀI 26: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG, CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢOCác bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24621 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
537 View