Bài 12: Phân bón hóa học

Lý thuyết Phân bón hóa học

I. Phân đạm

    - Phân đạm là những hợp chất cung cấp Nitơ cho cây trồng. - Tác dụng: kích thích quá trình sinh trưởng của cây, tăng tỉ lệ protêin thực vật. - Độ dinh dưỡng đánh giá bằng %N trong phân. 1. Phân đạm Amoni - Là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, … - Dùng bón cho các loại đất ít chua. 2. Phân đạm Nitrat - Là các muối Nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, … - Amoni có môi trường axit còn Nitrat có môi trường trung tính. ⇒ Vùng đất chua bón nitrat, vùng đất kiềm bón amoni. 3. Urê - CTPT: (NH2)2CO, 46%N. - Điều chế: CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O. - Tại sao Urê được sử dụng rộng rãi? Do urê trung tính và hàm lượng nitơ cao. - Giai đoạn nào của cây trồng đòi hỏi nhiều phân đạm hơn? Giai đoạn sinh trưởng của cây.

II. Phân Kali

    - Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+. Tác dụng: tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây. - Đánh giá bằng hàm lượng % K2O.

III. Phân lân

    - Phân có chứa nguyên tố P, có 2 loại. - Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-. - Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng. - Đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó. - Nguyên liệu: quặng photphoric và apatit. 1. Phân lân nung chảy - Thành phần: hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magiê. - Chứa 12-14% P2O5. - Không tan trong nước, thích hợp cho lượng đất chua. 2. Phân lân tự nhiên: Dùng trực tiếp quặng photphat làm phân bón. - Đều là Ca(H2PO4)2. - Khác nhau về hàm lượng P trong phân. 3. Super photphat: Thành phần chính là Ca(H2PO4)2. a. Superphotphat đơn Chứa 14-20% P2O5. Điều chế: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2. b. Super photphat kép Chứa 40-50% P2O5. Sản xuất qua 2 giai đoạn: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4 Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3Ca(H2PO4)2

IV. Một số loại phân bón khác

1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp Là loại phân bón chứa đồng thời 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản. - Phân hỗn hợp: chứa cả 3 nguyên tố N, P, K gọi là phân NPK. Ví dụ: nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3. - Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất. Ví dụ: Amophot là hỗn hợp của các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 thu được khi cho NH3 tác dụng với HNO3. 2. Phân vi lượng Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo, … ở dạng hợp chất.

Bài 1 (trang 58 SGK Hóa 11): 

Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat , amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng? Lời giải: Ta hoà tan một ít các mẫu phân đạm vào nước thì được 3 dung dịch muối: (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào từng dung dịch: - Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai và xuất hiện kết tủa trắng là (NH4)2SO4 (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑+ 2H2O - Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai là NH4Cl 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O - Dung dịch không có hiện tượng gì là NaNO3

Bài 2 (trang 58 SGK Hóa 11): 

Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3. Lời giải:

Bài 3 (trang 58 SGK Hóa 11): 

Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5 có trong quặng trên. Lời giải: Trong 1000g quặng có: 1000. 35% = 350g Ca3(PO4)2 Bảo toàn nguyên tố P ⇒ trong 1 mol Ca3(PO4)2 có 1mol P2O5 nghĩa là trong 310g Ca3(PO4)2 tương ứng có 142g P2O5. ⇒350g Ca3(PO4)2 có lượng P2O5 là:

Bài 4 (trang 58 SGK Hóa 11): 

Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4. a) Tính thể tích khí ammoniac (đktc) cần dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol nNH4H2PO4 : n(NH4)2HPO4 = 1 : 1. b) Tính khối lượng amophot thu được. Lời giải: Phương trình phản ứng: H3PO4 + NH3 → NH4H2PO4 H3PO4 + 2NH3 → (NH4)2HPO4 ⇒ Phương trình phản ứng tổng hợp: 2H3PO4 + 3NH3 → NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4 a. Từ ptpư ta có: ∑số mol NH3 cần dùng = 1,5 số mol H3PO4 = 1,5.6.103 = 9000 (mol) ⇒ VNH3 (đktc) = 9000.22,4 = 201600 (lít) b. Từ ptpư ta có: nNH4H2PO4 = n(NH4)2HPO4 = 0,5.nH3PO4 = 0,5.6.103 = 3000 (mol) Khối lượng amophot thu được: mNH4H2PO4 + m(NH4)2HPO4 = 3000.(115+132) = 741000(g) =741(kg)

Trắc nghiệm 

Bài 1: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem cô cạn dung dịch đến khô, thu được lượng muối khan là A. 50 gam Na3PO4.                                                                                                               B. 15 gam Na2HPO4. C. 19,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam NaH2PO4.                                                       D. 14,2 gam NaH2PO4 và 49,2 gam Na3PO4.
Đáp án: D nNaOH = 1,1 mol; nH3PO4 = 0,4 mol 2 < nNaOH : nH3PO4 < 3 ⇒ Tạo 2 muối Na3PO4 (x mol) và Na2HPO4 (y mol) 3NaOH (3x) + H3PO4 (x) → Na3PO4 (x mol) + 3H2O 2NaOH (2y) + H3PO4 (y) → Na2HPO4 (y mol) + 2H2O nNaOH = 3x + 2y = 1,1 mol; nH3PO4 = x + y = 0,4 mol ⇒ x = 0,3 mol → mNa3PO4 = 49,2 gam; y = 0,1 mol → mNa2HPO4 = 14,2 gam
Bài 2: Cho 2016 lít khí NH3 (đktc) vào dung dịch chứa a gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch được hỗn hợp amophot chứa 3960 gam (NH4)2HPO4. Giá trị của a là A. 8820.                                                B. 4900.                                        C. 5880.                                          D. 7840.
Đáp án: C Hỗn hợp amophot: (NH4)2HPO4 (30 mol) và NH4H2PO4 (x mol) Bảo toàn nguyên tố N ⇒ x = 30 Bảo toàn nguyên tố P ⇒ nH3PO4 = 60 mol ⇒ a = 60.98 = 5880 (gam)
Bài 3: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrôphotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là A. 48,52%.                                   B. 45,75%.                                             C. 42,25%.                                                D. 39,76%.
Đáp án: C 100 gam phân lân có 69,62 gam Ca(H2PO4)2 (≈ 0,2975 mol) ⇒ nP2O5 = 0,2975 mol ⇒ mP2O5 = 42,25g
Bài 4: Trong 20g supephôtphat đơn có chứa 5g Ca(H2PO4)2. Tính hàm lượng phần trăm của P2O5 có trong mẫu lân đó: A. 10,23%                                              B. 12,01%                                    C. 9,56%                                                   D. 15,17%
Đáp án: D Ca(H2PO4)2 → P2O5 234gam           →           142 gam 5g           →           5.142/234 = 3,03 gam ⇒ %P2O5 = (3,03/20). 100% = 15,17%
Bài 5: Phát biểu nào sau đây đúng: A. amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3 B. phân hỗn hợp chứa nitơ; photpho; kali được gọi chung là NPK C. Ure có công thức là (NH4)2CO3 D. phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion NO3- và ion NH4+
Đáp án: B
Bài 6: Supephôtphat kép có công thức là: A. Ca3(PO4)2                                                                                             B. Ca(H2PO4)2 C. CaHPO4                                                                                                 D. Ca(H2PO4)2.CaSO4
Đáp án: B
Bài 7: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng phản ứng với X (là một loại phân hoá học), thấy tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí. Nếu cho X phản ứng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Tìm X: A. urê                                                   B. natri nitrat                                            C. amoni nitrat                                           D. amôphot
Đáp án: C
Bài 8: Loại phân bón nào có hàm lượng Nitơ cao nhất: A. canxi nitrat                                          B. amoni nitrat                                    C. amophot                                          D. urê
Đáp án: D
Bài 9: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là A. 48,52%                                       B       . 39,76%                                                    C. 42,25%                                                 D. 45,75%
Đáp án: C Ca(H2PO4)2 → P2O5 234gam           →           142 gam 69,62%           →           69,62%. (142/234) = 42,25% ⇒ Độ dinh dưỡng = 42,25%
Bài 10: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là: A. 95,51%.                                                    B. 65,75%.                                         C. 87,18%.                                             D. 88,52%.
Đáp án: C Độ dinh dưỡng 55% ⇒ %K2O = 55% 2KCl           →           K2O 149           →           94 (gam) 55%. 149/94 = 87,18%           ←           55%
Bài 11: Loại phân đạm nào sau đây có đọ dinh dưỡng cao nhất ? A. (NH4)2SO4.                                        B. CO(NH2)2.                                                  C. NH4NO3.                                   D. NH4Cl.
Đáp án: B
Bài 12: Cho các phản ứng sau : A. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc → 3CaSO4 + 2H3PO4 (1)                                 B. Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc → 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2 (2) C. Ca3(PO4)2 + 4H2SO4 đặc → 3 Ca(H2PO4)2 (3)                                          D. Ca3(OH)2 + 2H2SO4 đặc → Ca(H2PO4)2 + 2H2O (4) Những phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế supephotphat kép từ Ca(H2PO4)2 là A. (2), (3).                                B. (1), (3).                                             C. (2), (4).                                                  D. (1), (4).
Đáp án: B
Bài 13: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. supephotphat kép cố độ dinh dưỡng thấp hơn supephotphat đơn. B. Nitơ và photpho là hai nguyên tố không thể thiếu cho sự sống. C. Tất cả các muối nitrat đều bị nhiệt phân hủy. D. Tất cả các muối đihiđrophotphat đều rễ tan trong nước.
Đáp án: A
Bài 14: Cho các phát biểu sau : (1) Độ dinh dưỡng của phân đạm,phân lân và phân kali tính theo phần trăm khối lượng tương ứng của N2O5 ; P2O5 và K2O3. (2) Người ta không bón phân urê kèm với vôi. (3) Phân lân chứa nhiều photpho nhât là supephootphat kép. (4) Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm đất chua. (5) Quặng photphorit có thành phần chính là Ca3(PO4)2. Trong các phát biểu trên, số phất biểu đúng là A. 5.                                                  B. 2.                                                 C. 3.                                                     D. 4.
Đáp án: D
Bài 15: Hàm lượng KCl có trong một loại phân kali có độ dinh dưỡng 50% là A. 79,26%.                                     B. 95.51%.                                      C. 31,54%.                                               D. 26,17%.
Đáp án: A Độ dinh dưỡng 50% ⇒ %K2O = 50% 2KCl → K2O 149g → 94 gam x ← 50% → x = 50%. (149/94) = 79,26%

Các bài viết liên quan

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường-Đường sức điện

104 View

Bài 1: Điện tích Định luật Cu-lông

104 View

Bài 46 : Luyện tập : Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

106 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members