BÀI 10: ĐÔ THỊ HÓA
89 View
BÀI 10: ĐÔ THỊ HÓA
I. KIẾN THỨC NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU
-
Đặc điểm
a. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm: + Thế kỷ III trước Công nguyên nước ta có đô thị đầu tiên là Cổ Loa -> thế kỷ XI xuất hiện thành Thăng Long -> thế kỷ XVI, XVIII có thêm các đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến. + Thời Pháp thuộc: Hệ thống đô thị kém phát triển đến những năm 30 của thế kỷ XX mới có 1 số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng. + Từ 1945 -> 1954: Quá trình đô thị hóa chậm không có sự thay đổi nhiều. + Từ 1954 -> 1975: Đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau. Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại. + Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. - Trình độ đô thị hóa thấp: Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.b. Tỷ lệ dân thành thị tăng
- Số dân thành thị tăng đạt 34,7 triệu người năm 2019. - Tỷ lệ dân thành thị tăng, tính đến năm 2019 tỷ lệ dân đô thị đạt 35,9%.c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
Bảng 10: Phân bố đô thị và dân số đô thị theo các vùng ở nước ta năm 2017
Các vùng | Tổng số đô thị |
Trong đó |
Dân số (nghìn người) | |||
TP trực thuộc trung ương | TP trực thuộc tỉnh | Thị xã | Thị trấn | |||
Cả nước | 725 | 5 | 68 | 50 | 602 | 3283,1 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 172 | 19 | 6 | 147 | 3041,3 | |
Đồng bằng sông Hồng | 124 | 2 | 9 | 4 | 109 | 7357,6 |
Bắc Trung Bộ | 99 | 7 | 10 | 82 | 2337,9 | |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 77 | 1 | 9 | 5 | 62 | 3476,9 |
Tây Nguyên | 58 | 5 | 4 | 49 | 1688,7 | |
Đông Nam Bộ | 47 | 1 | 5 | 8 | 33 | 10493,2 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 148 | 1 | 14 | 13 | 120 | 4527,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Qua bảng số liệu, ta thấy: - Vùng có nhiều đô thị gấp hơn 3 lần vùng có ít đô thị. - Số dân bình quân/ 1 đô thị cao nhất ở Đông Nam Bộ và thấp nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị.-
Mạng lưới đô thị
a. Căn cứ vào số dân, mật độ dân số, chức năng, tỉ lệ dân phi nông nghiệp…
Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại: Loại đặc biệt (thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5.b. Căn cứ vào cấp quản lý
Mạng lưới đô thị được phân thành 2 loại: Đô thị trực thuộc Trung ương (nước ta có 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Cần Thơ) và các đô thị trực thuộc tỉnh.-
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội
a. Tích cực
- Tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng lãnh thổ trong nước. - Là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng; là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại; có sức hút với đầu tư trong nước và ngoài nước => tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.b. Tiêu cực
Vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội… cần phải có kế hoạch khắc phục.II. KIẾN THỨC VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO
Nội dung | Vận dụng |
1. Đặc điểm |
|
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta chiếm chưa đến 1/2 dân số chứng tỏ | đô thị hóa chưa phát triển mạnh. |
Nước ta có tỉ lệ dân thành thị còn thấp chủ yếu do | - Kinh tế phát triển chậm - Trình độ công nghiệp còn hạn chế. |
Biểu hiện của quá trình đô thị hóa diễn ra chậm | - Số đô thị ít. - Dân thành thị ít. - Không có siêu đô thị. |
Biểu hiện của trình độ đô thị hóa thấp | - Quy mô nhỏ, phân tán. - Hạ tầng chưa đồng bộ. |
Số dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do | tác động của quá trình công nghiệp hóa. |
Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do | sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng đô thị. |
Trong các năm gần đây, có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn cả là vùng | Đông Nam Bộ. |
Tỉ lệ dân thành thị ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long, do | hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng phát triển hơn. |
Tây Bắc là vùng có tỉ lệ dân thành thị thấp, nguyên nhân là do | hoạt động công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển. |
Số lượng đô thị giữa các vùng ở nước ta không đều do | sự phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng không đều. |
Vùng có số dân đô thị lớn nhất | Đông Nam Bộ |
Số dân bình quân/1 đô thị cao nhất là vùng | Đông Nam Bộ. |
Số dân bình quân/1 đô thị thấp nhất là vùng | Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
Khả năng đầu tư phát triển kinh tế của các đô thị nước ta còn hạn chế là do | nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn. |
2. Mạng lưới đô thị |
|
Các đô thị Việt nam thường có chức năng | tổng hợp |
Mạng lưới các đô thị dày đặc nhất của nước ta tập trung ở | Đồng bằng sông Hồng. |
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội |
|
Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa ở nước ta tới nền kinh tế là | làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. |
Tác động tích cực của đô thị hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là | thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. |
Đô thị hóa có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta vì | các đô thị có cơ sở hạ tầng tốt dễ thu hút đầu tư để phát triển. |
Đô thị nước ta có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế chủ yếu do | có sức hút với đầu tư trong ngoài nước. |
Đô thị hóa nước ta có sức hút với đầu tư chủ yếu do | - Dân đông, nhiều lao động kĩ thuật. - Hạ tầng tốt. |
Đô thị hóa nước ta tiêu thụ mạnh các sản phẩm hàng hóa chủ yếu do | dân cư tập trung đông, chất lượng sống cao. |
Đô thị nước ta có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động chủ yếu do | hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển. |
Để hạn chế bớt những tiêu cực do đô thị hóa cần phải | phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội đô thị với kết cấu hạ tầng đô thị. |
III. CÂU HỎI BÀI TẬP
Câu 1: | Đô thị đầu tiên của nước ta là | ||
A. | Phú Xuân. | B. | Cổ Loa. |
C. | Hội An. | D. | Phố Hiến. |
Câu 2: | Thế kỷ XI, nước ta xuất hiện đô thị nào dưới đây? | ||
A. | Phú Xuân. | B. | Cổ Loa. |
C. | Đà Nẵng. | D. | Thăng Long. |
Câu 3: | Một số đô thị lớn của nước ta được hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XX là | ||
A. | Hà Nội, Thái Nguyên, Việt Trì. | B. | Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. |
C. | Vinh, Huế, Đà Nẵng. | D. | Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. |
Câu 4: | Thời kì 1954-1975, hiện tượng đô thị hóa của nước ta có đặc điểm | ||
A. | có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất trong các thời kì. | ||
B. | phát triển theo hai xu hướng khác nhau ở hai miền đất nước. | ||
C. | đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. | ||
D. | đã bước vào giai đoạn đô thị hóa tăng tốc. | ||
Câu 5: | Quá trình đô thị hóa của nước ta bị chững lại trong thời kì | ||
A. | 1954 – 1965 | B. | 1975 – 1986. |
C. | 1965 - 1972 | D. | 1986 – nay. |
Câu 6: | Tỉ lệ dân thành thị của nước ta chiếm chưa đến 1/2 dân số chứng tỏ | ||
A. | nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. | ||
B. | điều kiện sống ở nông thôn khá cao. | ||
C. | đô thị hóa chưa phát triển mạnh. | ||
D. | điều kiện sống ở thành thị thấp. | ||
Câu 7: | Nước ta có tỉ lệ dân thành thị còn thấp chủ yếu do | ||
A. | lao động nông nghiệp nhiều, ít thay đổi nghề. | ||
B. | dịch vụ ít đa dạng, mức sống dân cư chưa cao. | ||
C. | kinh tế phát triển chậm, công nghiệp hạn chế. | ||
D. | trình độ đô thị hóa thấp, sức hấp dẫn yếu. | ||
Câu 8: | Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp so mức chung của thế giới, do | ||
A. | mạng lưới thành thị thưa thớt. | ||
B. | trình độ công nghiệp hóa còn thấp. | ||
C. | phần lớn dân cư nước ta thích sống ở nông thôn. | ||
D. | quy mô các thành thị còn nhỏ bé. | ||
Câu 9: | Số dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây? | ||
A. | Tác động của hội nhập kinh tế toàn cầu. | ||
B. | Tác động của quá trình công nghiệp hóa. | ||
C. | Ở đô thị có cơ sở hạ tầng ngày càng tốt. | ||
D. | Ở đô thị dễ kiếm việc làm có thu nhập. | ||
Câu 10: | Trong các năm gần đây, có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn cả là vùng | ||
A. | Đông Nam Bộ. | B. | Đồng bằng sông Hồng. |
C. | Duyên hải Nam Trung Bộ. | D. | Đồng bằng sông Cửu Long. |
Câu 11: | Có số dân bình quân/1 đô thị cao nhất là vùng | ||
A. | Đồng bằng sông Cửu Long. | B. | Đông Nam Bộ. |
C. | Bắc Trung Bộ. | D. | Đồng bằng sông Hồng. |
Câu 12: | Tỉ lệ dân thành thị ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long, do | ||
A. | hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng phát triển hơn. | ||
B. | số lương đô thị ở Đồng bằng sông Hồng nhiều hơn. | ||
C. | bình quân đất canh tác trên đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thấp hơn. | ||
D. | Đồng bằng sông Hồng được khai thác sớm hơn. | ||
Câu 13: | Tây Bắc là vùng có tỉ lệ dân thành thị thấp, nguyên nhân là do | ||
A. | tiềm năng nông, lâm nghiệp giàu hơn các vùng khác. | ||
B. | địa hình phức tạp, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. | ||
C. | phần lớn dân cư là dân tộc ít người không thích sống ở thành thị. | ||
D. | hoạt động công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển. | ||
Câu 14: | Quá trình đô thị hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? | ||
A. | Diễn ra chậm chạp, còn ở mức rất thấp so với các nước trên thế giới. | ||
B. | Lối sống thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thị hóa. | ||
C. | Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra phức tạp và lâu dài. | ||
D. | Tỉ lệ thị dân thấp. | ||
Câu 15: | Các đô thị Việt Nam thường có chức năng | ||
A. | tổng hợp. | B. | trung tâm kinh tế. |
C. | văn hóa – giáo dục. | D. | trung tâm chính trị - hành chính. |
Câu 16: | Các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta là | ||
A. | Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. | ||
B. | Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. | ||
C. | Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ | ||
D. | Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế. | ||
Câu 17: | Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa ở nước ta tới nền kinh tế là | ||
A. | tạo việc làm cho người lao động. | ||
B. | tạo ra thị trường có sức mua lớn. | ||
C. | tăng thu nhập cho người dân. | ||
D. | làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. | ||
Câu 18: | Đô thị hóa có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta vì | ||
A. | các đô thị có cơ sở hạ tầng tốt dễ thu hút đầu tư để phát triển. | ||
B. | ở nước ta tỉ lệ dân thành thị còn thấp. | ||
C. | các đô thị tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. | ||
D. | các đô thị ở nước ta có quy mô không lớn. | ||
Câu 19: | Đô thị nước ta có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế chủ yếu do | ||
A. | cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng khá tốt. | ||
B. | thị trường tiêu thụ rộng, mức sống cao. | ||
C. | quy mô dân số lớn, có lao động kĩ thuật. | ||
D. | có sức hút với đầu tư trong, ngoài nước. | ||
Câu 20: | Đô thị hóa nước ta có sức hút với đầu tư chủ yếu do | ||
A. | thị trường rộng, dân trí cao, sản xuất đa dạng. | ||
B. | giao thông thuận lợi, có khả năng liên kết cao. | ||
C. | có khả năng mở rộng, thu hút nhiều lao động. | ||
D. | dân đông, nhiều lao động kĩ thuật, hạ tầng tốt. | ||
Câu 21: | Phát biểu nào sau đây không đúng với các thành phố, thị xã ở nước ta? | ||
A. | Là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn. | ||
B. | Có sức hút lớn đối với đầu tư trong và ngoài nước. | ||
C. | Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn ít so với khu vực nông thôn. | ||
D. | Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại so với các khu vực khác. | ||
Câu 22: | Đô thị hóa nước ta tiêu thụ mạnh các sản phẩm hàng hóa chủ yếu do | ||
A. | mật độ dân số cao, thu hút nhiều vốn đầu tư. | ||
B. | dân cư tập trung đông, chất lượng sống cao. | ||
C. | dịch vụ đa dạng, việc kinh doanh phát triển. | ||
D. | cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thương thuận lợi. | ||
Câu 23: | Đô thị nước ta có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động chủ yếu do | ||
A. | có nhiều nhà đầu tư với năng lực vốn lớn. | ||
B. | tập trung số lượng lớn lao động có trình độ. | ||
C. | hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển. | ||
D. | cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông hiện đại. | ||
Câu 24: | Hậu quả lớn nhất của đô thị hóa tự phát là | ||
A. | gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội. | ||
B. | chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị giảm sút. | ||
C. | các vùng nông thôn thiếu lao động sản xuất. | ||
D. | gây khó khăn cho việc xóa đói giảm nghèo. | ||
Câu 25: | Để hạn chế bớt những tiêu cực do đô thị hóa cần phải | ||
A. | xây dựng mạng lưới đô thị vệ tinh quanh các thành phố lớn. | ||
B. | xây dựng các thành phố có quy mô rất lớn ở các vùng. | ||
C. | hạn chế đô thị hóa nông thôn, tăng cường các luồng di dân vào đô thị. | ||
D. | phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội đô thị với kết cấu hạ tầng đô thị. |
--------- Hết--------
ĐÁP ÁN
1 | B | 6 | C | 11 | B | 16 | A | 21 | C |
2 | D | 7 | C | 12 | A | 17 | D | 22 | B |
3 | B | 8 | B | 13 | D | 18 | A | 23 | C |
4 | B | 9 | B | 14 | B | 19 | D | 24 | A |
5 | C | 10 | A | 15 | A | 20 | D | 25 | D |
TRỌNG TÂM CHINH PHỤC 10 ĐIỂM THPT QUỐC GIA 2022
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
BÀI 2: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI BÀI 3: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN BÀI 4: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA BÀI 5: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG BÀI 6: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BÀI 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAIĐỊA LÝ DÂN CƯ
BÀI 8: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA BÀI 9: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM BÀI 10: ĐÔ THỊ HÓAĐỊA LÝ KINH TẾ
BÀI 11: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
BÀI 12: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
BÀI 14: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÀI 15: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM BÀI 16: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
BÀI 17: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC BÀI 18: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCHĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ
BÀI 19: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ BÀI 20: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG BÀI 21: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ BÀI 23: VẤN ĐỀ KHÁC THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN BÀI 24: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ BÀI 25: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BÀI 26: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG, CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢOCác bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24621 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
537 View