Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
51 View
Lý thuyết Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
1. Mở đầu về hình học không gian Hình học không gian có các đối tượng cơ bản là điểm, đường thẳng và mặt phẳng. Quan hệ thuộc: Trong không gian: a. Với một điểm A và một đường thẳng d có thể xảy ra hai trường hợp: Điểm A thuộc đường thẳng d, kí hiệu A ∈ d. Điểm A không thuộc đường thẳng, kí hiệu A ∉ d. b. Với một điểm A và một mặt phẳng (P) có thể xảy ra hai trường hợp: Điểm A thuộc mặt thẳng (P), kí hiệu A ∈ (P). Điểm A không thuộc đường thẳng, kí hiệu A ∉ (P). 2. Các tính chất thừa nhận của hình học không gian Tính chất thừa nhận 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước. Tính chất thừa nhận 2: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước. Tính chất thừa nhận 3: Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng. Tính chất thừa nhận 4: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó. Tính chất thừa nhận 5: Trong mỗi mặt phẳng, các kết đã biết của hình học phẳng đều đúng. Định lí: Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó. 3. Điều kiện xác định mặt phẳng Có bốn cách xác định trong một mặt phẳng: Cách 1: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng của mặt phẳng, kí hiệu (ABC). Cách 2: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua một đường thẳng d và một điểm A không thuộc d, kí hiệu (A, d). Cách 3: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua hai đường thẳng a, b cắt nhau, kí hiệu (a, b). Cách 4: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua hai đường thẳng a, b song song, kí hiệu (a, b). 4. Hình chóp và tứ diện Định nghĩa: Cho đa giác A1A2…An và cho điểm S nằm ngoài mặt phẳng chứa đa giác đó. Nối S với các đỉnh A1, A2,…, An ta được n miền đa giác SA1A2, SA2A3,…, SAn-1An. Hình gồm n tam giác đó và đa giác A1A2A3...An được gọi là hình chóp S.A1A2A3…An. Trong đó: Điểm S gọi là đỉnh của hình chóp. Đa giác A1A2…An gọi là mặt đáy của hình chóp. Các đoạn thẳng A1A2, A2A3, …, An-1An gọi là các cạnh đáy của hình chóp. Các đoạn thẳng SA1, SA2,…, SAn gọi là các cạnh bên của hình chóp. Các miền tam giác SA1A2, SA2A3,…,SAn-1An gọi là các mặt bên của hình chóp. Nếu đáy của hình chóp là một miền tam giác, tứ giác, ngũ giác,… thì hình chóp tương ứng gọi là hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình chóp ngũ giác,… Chú ý a.Hình chóp tam giác còn được gọi là hình tứ diện. b. Hình tứ diện có bốn mặt là những tam giác đều hay có tất cả các cạnh bằng nhau được gọi là hình tứ diện đều.Trả lời câu hỏi trang 45:
Hãy vẽ thêm một vài hình biểu diễn của hình chóp tam giác. Lời giảiTrả lời câu hỏi trang 47:
Tại sao người thợ mộc kiểm tra độ phẳng mặt bàn bằng cách rê thước trên mặt bàn? (h.2.11). Lời giải Theo tính chất 3, nếu đường thẳng là 1 cạnh của thước có 2 điểm phân biệt thuộc mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đó thuộc mặt phẳng bàn Khi đó, nếu rê thước mà có 1 điểm thuộc cạnh thước nhưng không thuộc mặt bàn thì bàn đó chưa phẳng và ngược lại Trả lời câu hỏi trang 47: Cho tam giác ABC, M là điểm thuộc phần kéo dài của đoạn thẳng BC (h.2.12). Hãy cho biết M có thuộc mặt phẳng (ABC) không và đường thẳng AM có nằm trong mặt phẳng (ABC) không? Lời giải M ∈ BC mà BC ∈ (ABC) nên M ∈ (ABC) Vì A ∈ (ABC) và M ∈ (ABC) nên mọi điểm thuộc AM đều thuộc (ABC) hay AM ⊂ (ABC)Trả lời câu hỏi trang 48:
Trong mặt phẳng (P), cho hình bình hành ABCD. Lấy điểm S nằm ngoài mặt phẳng (P). Hãy chỉ ra một điểm chung của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) khác điểm S (h.2.15). Lời giải Trong mặt phẳng (ABCD) gọi AC giao BD tại I Một điểm chung của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) khác điểm S là điểm I I ∈ AC ⊂ (SAC) I ∈ BD ⊂ (SBD) Trả lời câu hỏi trang 48: Hình 2.16 đúng hay sai? Tại sao? Lời giải Sai Vì theo tính chất 2, có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng Theo hình vẽ lại có: ba điểm không thẳng hàng M, L, K vừa thuộc (ABC), vừa thuộc (P) ⇒ vô lýTrả lời câu hỏi trang 52:
Kể tên các mặt bên, cạnh bên, cạnh đáy của hình chóp ở hình 2.24. Lời giải - Hình chóp tam giác: Các mặt bên: (SAB), (SBC), (SAC) Các cạnh bên: SA, SB, SC Các cạnh đáy: AB, AC, BC - Hình chóp tứ giác: Các mặt bên: (SAB), (SBC), (SCD), (SAD) Các cạnh bên: SA, SB, SC, SD Các cạnh đáy: AB, BC, CD, DABài 1 (trang 53 SGK Hình học 11):
Cho điểm A không nằm trên mặt phẳng (α) chứa tam giác BCD. Lấy E và F là các điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB , AC. a) Chứng minh đường thẳng EF nằm trong mặt phẳng (ABC). b) Giả sử EF và BC cắt nhau tại I, chứng minh I là điểm chung của hai mặt phẳng (BCD) và (DEF). Lời giải: a) E ∈ AB mà AB ⊂ (ABC) ⇒ E ∈ (ABC) F ∈ AC mà AC ⊂ (ABC) ⇒ F ∈ (ABC) Đường thẳng EF có hai điểm E, F cùng thuộc mp(ABC) nên theo tính chất 3 thì EF ⊂ (ABC). b) I ∈ BC mà BC ⊂ (BCD) nên I ∈ (BCD) (1) I ∈ EF mà EF ⊂ (DEF) nên I ∈ (DEF) (2) Từ (1) và (2) suy ra I là điểm chung của hai mặt phẳng (BCD) và (DEF). Kiến thức áp dụng
+ Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó.
Bài 2 (trang 53 SGK Hình học 11):
Gọi M là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (α). Chứng minh M là điểm chung của (α) với bất kì mặt phẳng nào chứa d. Lời giải: Giả sử có mặt phẳng (β) bất kì chứa đường thẳng d. M là điểm chung của d và (α) nên: M ∈ (α) (1) và M ∈ d, mà d ⊂ (β) ⇒ M ∈ (β) (2). Từ (1) và (2) suy ra M là điểm chung của (α) và (β).Bài 3 (trang 53 SGK Hình học 11):
Cho ba đường thẳng d1, d2, d3 không cùng nằm trong một mặt phẳng và cắt nhau từng đôi một. Chứng minh ba đường thẳng trên đồng quy. Lời giải: Gọi I = d1 ∩ d2; (P) là mặt phẳng chứa (d1) và (d2). Gọi d3 ∩ d1 = M; d3 ∩ d2 = N. + M ∈ d1, mà d1 ⊂ (P) ⇒ M ∈ (P) + N ∈ d2, mà d2 ⊂ (P) ⇒ N ∈ (P). Nếu M ≠ N ⇒ d3 có hai điểm M, N cùng thuộc (P) ⇒ d3 ⊂ (P) ⇒ d1; d2; d3 đồng phẳng (trái với giả thiết). ⇒ M ≡ N ⇒ M ≡ N ≡ I Vậy d1; d2; d3 đồng quy. Kiến thức áp dụng
+ Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó, hay đường thẳng đó nằm trong mặt phẳng.
Bài 4 (trang 53 SGK Hình học 11):
Cho bốn điểm A, B, C và D không đồng phẳng. Gọi GA, GB, GC, GD lần lượt là trọng tâm của các tam giác BCD, CDA, ADB, ACB. Chứng minh rằng AGA, BGB, CGC, DGD đồng qui. Lời giải: Gọi N là trung điểm CD. + GA là trọng tâm ΔBCD ⇒ GA ∈ trung tuyến BN ⊂ (ANB) ⇒ AGA ⊂ (ANB) GB là trọng tâm ΔACD ⇒ GB ∈ trung tuyến AN ⊂ (ANB) ⇒ BGB ⊂ (ANB). Trong (ANB): AGA không song song với BGB ⇒ AGA cắt BGB tại O + Chứng minh tương tự: BGB cắt CGC; CGC cắt AGA. + CGC không nằm trong (ANB) ⇒ AGA; BGB; CGC không đồng phẳng(áp dụng kết quả bài 3). ⇒ AGA; BGB; CGC đồng quy tại O + Chứng minh hoàn toàn tương tự: AGA; BGB; DGD đồng quy tại O Vậy AGA; BGB ; CGC; DGD đồng quy tại O (đpcm). Kiến thức áp dụng
+ Ba đường thẳng không đồng phẳng đôi một cắt nhau thì đồng quy tại một điểm.
Bài 5 (trang 53 SGK Hình học 11):
Cho tứ giác ABCD nằm trong mặt phẳng (α) có hai cạnh AB và CD không song song với nhau. S là điểm nằm ngoài mặt phẳng (α) và M là trung điểm của đoạn SC. a) Tìm giao điểm N của đường thẳng SD và mặt phẳng (MAB). b) Gọi O là giao điểm của AC và BD. Chứng minh rằng ba đường thẳng SO, AM và BN đồng quy. Lời giải: a) + Trong mp(ABCD), AB cắt CD tại E. E ∈ AB ⊂ (MAB) ⇒ E ∈ (MAB) ⇒ ME ⊂ (MAB) E ∈ CD ⊂ (SCD) ⇒ E ∈ (SCD) Mà M ∈ SC ⊂ (SCD) ⇒ ME ⊂ (SCD). + Trong mp(SCD), EM cắt SD tại N. Ta có: N ∈ SD N ∈ EM ⊂ mp(MAB) Vậy N = SD ∩ mp(MAB) b) Chứng minh SO, MA, BN đồng quy: + Trong mặt phẳng (SAC) : SO và AM cắt nhau. + trong mp(MAB) : MA và BN cắt nhau + trong mp(SBD) : SO và BN cắt nhau. + Qua AM và BN xác định được duy nhất (MAB), mà SO không nằm trong mặt phẳng (MAB) nên AM; BN; SO không đồng phẳng. Vậy SO, MA, BN đồng quy. Kiến thức áp dụng
+ Ba đường thẳng đôi một cắt nhau nhưng không đồng phẳng thì chúng đồng quy.
Bài 6 (trang 54 SGK Hình học 11):
Cho bốn điểm A, B, C và D không đồng phẳng. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AC và BC. Trên đoạn BD lấy điểm P sao cho BP = 2PD. a) Tìm giao điểm của đường thẳng CD và mặt phẳng (MNP). b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (ACD). Lời giải: a) Ta có: ⇒ NP và CD không song song với nhau. Gọi giao điểm NP và CD là I. I ∈ NP ⇒ I ∈ (MNP). Mà I ∈ CD Vậy I ∈ CD ∩ (MNP) b) Trong mặt phẳng (ACD) thì AD và MI cắt nhau tại điểm J: J ∈ AD ⇒ J ∈ (ACD) J ∈ MI ⇒ J ∈ (MNP) Vậy J là một điểm chung của hai mặt phẳng (ACD) và (MNP). Ta đã có M là một điểm chung của hai mặt phẳng (ACD) và (MNP). Vậy MJ = (ACD) ∩ (MNP).Bài 7 (trang 54 SGK Hình học 11):
Cho bốn điểm A, B, C và D không đồng phẳng. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của AD và BC. a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (IBC) và (KAD). b) Gọi M và N là hai điểm lần lượt lấy trên hai đoạn thẳng AB và AC. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (IBC) và (DMN). Lời giải: a) Tìm giao tuyến của mp(IBC) và mp(KAD). Ta có : K ∈ BC ⇒ K ∈ (IBC) ⇒ K ∈ (IBC) ∩ (KAD) I ∈ AD ⇒ I ∈ (KAD) ⇒ I ∈ (IBC) ∩ (KAD) Vậy KI = (IBC) ∩ (KAD) b) Trong mp(ABD) gọi BI ∩ DM = P ⇒ P ∈ (IBC) ∩ (DMN) Trong mặt phẳng (ACD) gọi CI ∩ DN = Q ⇒ Q ∈ (IBC) ∩ (DMN) Vậy (IBC) ∩ (DMN) = PQ.Bài 8 (trang 54 SGK Hình học 11):
Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD, trên cạnh AD lấy điểm P không trùng với trung điểm của AD. a) Gọi E là giao điểm của đường thẳng MP và đường thẳng BD. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (PMN) và (BCD). b) Tìm giao điểm của hai mặt phẳng (PMN) và BC. Lời giải: a) Trong mp(ABD): MP không song song với BD nên MP ∩ BD = E. E ∈ MP ⇒ E ∈ (PMN) E ∈ BD ⇒ E ∈ (BCD) ⇒ E ∈ (PMN) ∩ (BCD) Dễ dàng nhận thấy N ∈ (PMN) ∩ (BCD) ⇒ EN = (PMN) ∩ (BCD) b) Trong mp(BCD) : gọi giao điểm EN và BC là F. F ∈ EN, mà EN ⊂ (PMN) ⇒ F ∈ (PMN) ⇒ F = (PMN) ∩ BC.Bài 9 (trang 54 SGK Hình học 11):
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Trong mặt phẳng đáy vẽ đường thẳng d đi qua A và không song song với các cạnh của hình bình hành, d cắt BC tại E. Gọi C’ là một điểm nằm trên cạnh SC. a) Tìm giao điểm M của CD và mp(C’AE). b) Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (C’AE). Lời giải: a) Giao điểm M của CD và mp(C’AE). Trong mp(ABCD), d cắt CD tại M, ta có: + M ∈ CD + M ∈ d ⊂ (C’AE) ⇒ M ∈ (C’AE) Vậy M là giao điểm của CD và mp(C’AE). b) + Trong mặt phẳng (SCD), gọi giao điểm của MC’ và SD là N. N ∈ MC’ ⊂ (C’AE) ⇒ N ∈ (C’AE). N ∈ SD ⊂ (SCD) ⇒ N ∈ (SCD) ⇒ N ∈ (C’AE) ∩ (SCD). ⇒ (C’AE) ∩ (SCD) = C’N. + (C’AE) ∩ (SCB) = C’E. + (C’AE) ∩ (SAD) = AN. + (C’AE) ∩ (ABCD) = AE Vậy thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (C’AE) là tứ giác C’NAE Kiến thức áp dụng
+ Thiết diện của một khối chóp cắt bởi mặt phẳng (P) là hình được tạo bởi các giao tuyến của (P) và các mặt của khối chóp.
Bài 10 (trang 54 SGK Hình học 11):
Cho hình chóp S.ABCD có AB và CD không song song. Gọi M là một điểm thuộc miền trong của tam giác SCD. a) Tìm giao điểm N của đường thẳng CD và mp(SBM). b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SBM) và (SAC). c) Tìm giao điểm I của đường thẳng BM và mặt phẳng (SAC). d) Tìm giao điểm P của SC và mặt phẳng (ABM), từ đó suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng (SCD) và (ABM). Lời giải: a) SM, CD cùng thuộc (SCD) và không song song. Gọi N là giao điểm của SM và CD. ⇒ N ∈ CD và N ∈ SM Mà SM ⊂ (SMB) ⇒ N ∈ (SMB) ⇒ N = (SMB) ∩ CD. b) N ∈ CD ⊂ (ABCD) ⇒ BN ⊂ (ABCD) ⇒ AC; BN cùng nằm trong (ABCD) và không song song Gọi giao điểm của AC và BN là H. + H ∈ AC ⊂ (SAC) + H ∈ BN ⊂ (SBM) ⇒ H ∈ (SAC) ∩ (SBM) Dễ dàng nhận thấy giao điểm thứ hai của (SAC) và (SBM) là S ⇒ (SAC) ∩ (SBM) = SH. c) Trong mp(SBM), gọi giao điểm của BM và SH là I, ta có: I ∈ BM I ∈ SH ⊂ (SAC). ⇒ I = BM ∩ (SAC). d) Trong mp(SAC), gọi giao điểm của AI và SC là P. + P ∈ AI, mà AI ⊂ (AMB) ⇒ P ∈ (AMB) ⇒ P = (AMB) ∩ SC. Lại có P ∈ SC, mà SC ⊂ (SCD) ⇒ P ∈ (SCD). ⇒ P ∈ (AMB) ∩ (SCD). Lại có: M ∈ (SCD) (gt) ⇒ M ∈ (MAB) ∩ (SCD) Vậy giao điểm của (MAB) và (SCD) là đường thẳng MP.Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24764 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
626 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
584 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
560 View