Văn mẫu VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU SUY NGHĨ CỦA MÌNH VỀ VẤN NẠN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG văn mẫu 6 Cánh diều

Mã ID: 1446

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Văn mẫu VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU SUY NGHĨ CỦA MÌNH VỀ VẤN NẠN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG văn mẫu 6 Cánh diều. Phần bài văn mẫu chuẩn, hướng dẫn chi tiết cho từng đề bài có trong và ngoài chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vấn nạn bạo lực học đường – mẫu 1

Bài mẫu 1: Bạo lực học đường vốn không phải là vấn đề mới mẻ trong cuộc sống, nó đã xuất hiện và xảy ra từ khá lâu và trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Bạo lực học đường là gì? Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường xảy ra đôi khi chỉ vì một cái nhìn, cái liếc mắt, một lời nói gây tranh cãi, sự ghen ghét, đố kị gây hoặc do bị xúc phạm gây nên. Hoặc thậm chí chỉ đơn giản là muốn thể hiện bản thân nên gây gổ đánh nhau, bắt nạt bạn bè. Nguyên nhân gây ra bạo lực là do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa, chưa có sự quan tâm từ gia đình, trẻ không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường, xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực hay sự phát triển chưa toàn diện của học sinh. Hậu quả của bạo lực học đường gây nên không hề nhỏ. Với người bị bạo lực, họ bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất, làm cho gia đình họ bị đau thương, làm cho xã hội bất ổn. Với người gây ra bạo lực, sự phát triển của họ không toàn diện, bị mọi người và xã hội chê trách, mất hết tương lai, sự nghiệp. Đã có rất nhiều người nổi tiếng vì lộ quá khứ từng là kẻ bắt nạt bạn bè, gây ra bạo lực học đường đã nhận sự chỉ trích, phê phán của cộng đồng người hâm mộ, khiến bản thân phải rút khỏi ngành giải trí, thậm chí là phải giải nghệ. Những người có quá khứ bị bắt nạt thì trở nên bất ổn tâm lý, sợ sệt và không dám đối diện với mọi người, họ đã phải chịu nhiều tổn thương sâu sắc. Vậy để khắc phục tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra, nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái và tự bản thân học sinh phải có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường. Bên cạnh những thành phần học sinh gây nên bạo lực học đường còn có rất nhiều bạn học sinh tốt bụng, yêu thương bảo vệ bạn bè, sẵn sàng đứng ra đấu tranh đẩy lùi vấn nạn bạo lực. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đó là tránh xa, phát hiện và tố cáo các thành phần xấu gây nên bạo lực học đường để đẩy lùi và góp phần làm cho môi trường học tập trở nên tốt đẹp hơn.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vấn nạn bạo lực học đường – mẫu 2

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này. Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Theo bản thân người viết: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vấn nạn bạo lực học đường – mẫu 3

Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vấn nạn bạo lực học đường – mẫu 4

Trong cuộc sống,mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được đến trường học - là nơi có thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người, là nơi ta luôn được bình yên ở đó . Tuy vậy vẫn có những sự cố không may xảy ra. Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối cho dư luận, giữa cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với học sinh,.... Những người như vậy chắc hẳn là những con người không tử tế bị xã hội coi thường khinh bỉ, ra vẻ huyên hoang. Làm xấu đi bộ mặt của nhà trường . Ở trường chúng ta được dạy làm người, một con người đạo đức, một công dân tốt cho đất nước mà trong khi đó họ vẫn làm vậy. Tiêu biểu nhất là ở Hưng Yên, 5 học sinh nữ đánh hội đồng một bạn và làm các hành động liên quan đến thân thể. Hành động của 5 học sinh ấy như những con hổ sắp chết đói vồ lấy mồi. Thử hỏi, nếu đó là họ thì sẽ như thế nào? Thật đáng chê trách cho những con người đó. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình để trở thành một công dân tốt có ích cho đất nước và tránh xa những tệ nạn xã hội.

Văn mẫu VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU SUY NGHĨ CỦA MÌNH VỀ VẤN NẠN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG văn mẫu 6 Cánh diều

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vấn nạn bạo lực học đường – mẫu 5

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Một số biểu hiện của bạo lực học như xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người. Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, ở TPHCM, Nghệ An. Một số học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô. Thậm chí các em lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức trong nhà trường hay giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do xảy ra vì những xích mích nhỏ, không đáng có: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp. Nhưng nguyên nhân gốc rễ là do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực và môi trường xã hội bạo lực: hàng xóm bạo lực, bạo lực gia đình. Do sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình. Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Do xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để... Hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng: Đối với nạn nhân, gây tổn thương về thể xác, tinh thần, gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Đối với người có hành vi bạo lực: Con người phát triển không toàn diện, có thiên hướng bạo lực, là mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức: Ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện. Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người để từ đó có những hành động hợp lí, đúng đắn. Để cải thiện tình hình, xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, cách ứng xử, tạo nền tảng phát triển tính nhân văn trong mỗi con người. Mỗi người cần có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. Bản thân chúng ta cần có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp. Đồng thời cần góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về việc bạo lực trong học đường và xã hội.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vấn nạn bạo lực học đường – mẫu 6

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vấn nạn bạo lực học đường – mẫu 7

Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỉ luật chưa đủ sức răn đe. Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường không có bạo lực học đường。

Văn mẫu VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU SUY NGHĨ CỦA MÌNH VỀ VẤN NẠN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG văn mẫu 6 Cánh diều

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Lịch sử (Đề 1)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Lịch sử (Đề 1)

459 View

Đề giao lưu Toán vào lớp 10 năm 2023 trường THPT Quảng Xương 1 – Thanh Hoá
Chuyên đề trắc nghiệm tích phân đặc biệt và nâng cao

Chuyên đề trắc nghiệm tích phân đặc biệt và nâng cao

327 View

Đề thi học kỳ 2 môn Sử lớp 12 NH 2023-2024 có đáp án - Đề 4
Đề tuyển sinh lớp 10 môn Toán năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Sóc Trăng
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Hóa 12 năm 2023-2024

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Hóa 12 năm 2023-2024

416 View

Trắc nghiệm Hóa 12 bài 32 hợp chất của sắt có đáp án

Trắc nghiệm Hóa 12 bài 32 hợp chất của sắt có đáp án

318 View

Chủ đề phương trình đường thẳng trong mặt phẳng Toán 10 KNTTVCS
Đề tham khảo giữa kỳ 1 Toán 9 năm 2023 – 2024 trường THCS Hai Bà Trưng – TP HCM
Đề cuối kỳ 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Trần Quốc Toản – Đắk Lắk
40 đề công phá 10 điểm Hóa học THPT Quốc gia 2023 của Bộ giáo dục
Chủ đề tiệm cận của đồ thị hàm số ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán