Văn mẫu TẢ CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ văn mẫu 4 SGK

Mã ID: 2171

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Văn mẫu TẢ CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ văn mẫu 4 SGK. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: Đề bài: Tả con vật nuôi trong nhà.

Dàn ý Tả con vật nuôi trong nhà

Dàn ý - mẫu 1

1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng) - Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?) 2. Thân bài: - Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu) + Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da. + Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi. - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu) + Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật. + Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)... + Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật. 3. Kết luận: - Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

Dàn ý - mẫu 2

1. Mở bài: +Giới thiệu khái quát về con vật nuôi trong nhà mà em định tả 2. Thân bài: * Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật +Tả bao quát hình dáng, kích thước của con vật. +Tả đặc điểm màu lông, màu da. +Tả chi tiết các bộ phận của con vật theo thứ tự đầu - thân - đuôi: sừng, tai, mắt, mũi, miệng, chân, đuôi… * Tả đặc điểm tập tính của con vật, hoạt động chính của con vật +Tập tính của con vật là gì? (Ví dụ: con chó thường cất tiếng sủa khi thấy người lạ vào nhà). +Hoạt động chính của con vật là gì? (Ví dụ: con chó thường không ngủ vào ban đêm để trông nhà) 3. Kết bài: +Nêu lợi ích của con vật nuôi đối với gia đình em và cảm nghĩ của em về con vật nuôi đó. [caption id="attachment_26091" align="alignnone" width="635"]Văn mẫu TẢ CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ văn mẫu 4 SGK Văn mẫu TẢ CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ văn mẫu 4 SGK[/caption]

MẪU VĂN

Tả con vật nuôi trong nhà – con chim bồ câu

Trước sân nhà em có một cái chuồng nhỏ nằm trên chiếc cột cao như cây cột điện. Đó chính là ngôi nhà nhỏ của chú chim bồ câu được bố em chăm sóc bao lâu nay. Chú chim bồ câu ấy to chừng một cái cốc uống nước, với bộ lông trắng muốt. Nghe cô giáo bảo, nó là loài chim biểu tượng cho hòa bình. Chú có cái đầu nhỏ, phần cổ khá to và ngắn. Bề ngang của cổ có khi cũng to như là đầu chú. Đôi mắt chú đen và tròn xoe như hạt nhãn, to chừng đôi mắt cá. Cái mỏ của chú nhỏ, ngắn, đầu nhọn, giúp chú dễ dàng gắp được những hạt đồ ăn ngon lành ở dưới mặt đất. Sải cánh của chim bồ câu khá lớn và rộng, có khi cánh của nó có thể dài hơn chiều dài cơ thể. Khi nó xòe cánh tung bay giữa nền trời xanh, cứ như là một vũ công ba lê đang nhảy múa vậy. Khi đó, cái đuôi tưởng là rất ngắn của chú cũng xòe ra hình cánh quạt, khiến chú ta thêm phần xinh xắn. Hằng ngày, chú ta hoạt động theo một quy luật nhất định. Buổi sáng, chú ta bay xuống sân để ăn đồ bố cho, và chơi với bố ở dưới sân một lát. Khi bố và cả nhà đi làm, đi học thì chú cũng sẽ đi chơi. Thường chính là khu công viên sát nhà em, nơi có một đàn bồ câu sinh sống. Chúng thân nhau lắm, có hôm chú còn dẫn bạn về nhà chơi, làm bố giật mình. Dù rất thân, nhưng chú vẫn luôn nhớ đường về nhà, không bay theo đàn ấy bao giờ. Buổi tối, chú lại chơi với bố, ăn bánh mì rồi bay về chuồng đi ngủ. Hôm nào trời mưa không bay đi chơi được, chú ta nằm trong chuồng, nhìn ra ngoài trời mà cứ kêu lên từng tiếng gru… gru… buồn chán. Em thích chú chim bồ câu ấy lắm. Tuy chú không thân với em nhưng em vẫn rất thích được cho chú ăn và ngắm chú bay lượn. Em sẽ xin bố, tìm thêm cho chú một người bạn, để những hôm không đi chơi được, chú cũng không phải chịu cảnh cô đơn.

Tả con vật nuôi trong nhà – con chó

Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy. Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng. Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi. Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!  

Tả con vật nuôi trong nhà – con mèo

Vào ngày sinh nhật lần thứ 8 của em, bà ngoại có tặng em một chú mèo rất dễ thương và đáng yêu. Vừa nhìn thấy chú là em đã vui mừng và thích thú lắm! Em thường gọi chú với cái tên dễ thương là Mi. “Meo, meo, meo”, hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Mi lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Mi thân thiết và gắn bó với em từng ngày. Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ nhưng bây giờ thì nó đã to bằng cái chai Cô-ca đại bự. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng và điểm thêm vài vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao. Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Mi được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Mi di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại đấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Mi đang rình chúng đấy. Ban đêm, Mi ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột. Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Mi nguỵ trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Mi nằm yên như đang ngủ. Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng“chít” tuyệt vọng, Mi ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Mi tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Mi tỏ vẻ sung sướng lắm. Mi ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Em thường nghe mọi người nói “ăn như mèo” quả không sai. Dù đói đến đâu thì Mi cúng ăn rất từ tốn. Khác với Vàng - chú cún tinh nghịch nhà em, cứ ăn hùng hục. Vàng và Mi rất thân với nhau. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả. Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Mi nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Thỉnh thoảng , nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Mi cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu. Em rất yêu quý Mi. Mi không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là “dũng sĩ diệt chuột” của nhà em. Mi giúp nhà em rất nhiều trong chiến dịch diệt chuột. Từ ngày có Mi, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Mi cho khỏe, chơi với Mi vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Mi cho em.

Tả con vật nuôi trong nhà – con gà trống

Nhà em có nuôi một đàn gà, có rất nhiều loại như: gà trống, gà mái, gà con…nhưng em chú ý nhất đến chú gà trống màu đỏ rực rỡ. Con gà trống được mẹ em xin dưới bà ngoại về, khi mang về nó cũng khá to và bây giờ sau hai tháng ở nhà em nó đã trở thành một con gà trống cường tráng. Nó có cân nặng khoảng ba ki lô gam, có bộ lông màu đỏ rực rỡ, óng mượt riêng phần đuôi thì có điểm thêm một vài sợi lông khác màu. Chiếc đuôi cong cong khiến em liên tưởng đến chiếc cầu vồng với đủ các màu sắc. Chiếc mào đỏ rực rỡ như những bông hoa gạo tháng ba, hai mắt như hai hạt cườm, chiếc mỏ cứng mỗi khi nó nhặt thóc hay gạo ở sân là lại phát ra tiếng lạch cạch. Nó cũng hay dùng chiếc mỏ cứng ấy để mổ những con gà khác khi tranh nhau thức ăn, hay mổ bất cứ cái gì có ý định tấn công nó. Chiếc cổ cao, vươn dài kiêu hãnh mỗi khi nó cất tiếng gáy. Hai chân to, vững chắc màu vàng với mỗi bên là ba ngón giúp nó đứng vững, ở đầu mỗi ngón là những móng vuốt sắc nhọn, giúp nó bới đất để tìm các loại thức ăn như giun, dế…Đặc biệt sau mỗi bên chân đều có những chiếc cựa đặc trưng chỉ ở những con gà trống mới có. Thỉnh thoảng có xảy ra xung đột giữa những con gà trống với nhau thì chiếc cựa và móng vuốt là vũ khí để tự vệ. Con gà trống giống như chiếc đồng hồ báo thức của cả xóm vậy. Hôm nào cũng vậy, cứ sáng sớm là cả xóm vang dội trong tiếng gáy của nó. Nó ra khỏi chuồng và bay lên một chỗ thật cao như đống rơm hoặc mái nhà phẩy cánh phành phạch và cất cao tiếng gáy Ò…ó…o. Mỗi lần như vậy nó gáy khoảng từ năm đên sáu lần liên hồi. Nhờ có nó mà cả nhà em luôn thức dậy đúng giờ, em không bị đi học trễ giờ học, bố mẹ cũng không bị muộn giờ làm. Em rất yêu quý con gà trống nhà em, em coi nó là chiếc đồng hồ báo thức của riêng em, giúp em thuận lợi rất nhiều về việc giờ giấc. Em sẽ cho nó ăn thật cẩn thận để nó lớn hơn nữa. Văn mẫu TẢ CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ văn mẫu 4 SGK

Tả con vật nuôi trong nhà – con lợn

Những con vật gắn vói nhà nông thì có rất hiểu con vật. Mỗi con có một lợi ích riêng một đối vói người dân. Nhưng trong số đó con vật mà tôi yêu thích nhất có lẽ đó chính là con lợn. Tuần trước bố tôi có mua một con lợn làm giống về. Con lợn nhìn rất đẹp Chú có một bộ lông trắng như cước lại được lớp da trắng mịn của giống nòi truyền lại làm nền, trông chú vốn đã trắng lại càng trắng hơn. Nhìn từ xa, chú giống như con bạch mã non vài tháng tuổi. Mỗi lần sục vào máng cám ăn y như một ống hút khổng lồ làm sôi lên những bọt nước như bong bóng của những cơn mưa mùa hạ. Mỗi khi nó ăn nó uống cạn phần nước rồi mới ăn phần cái. Khi ăn chiếc đuôi của nó cứ ve vẩy, bố nói nó làm như thế để đuổi ruồi muỗi. Bố nói bây giờ người ta còn cắt đuôi lợn để nuôi cho nó năng suất. Thấy thế tôi liền bảo bố đừng cắt đuôi bởi con lợn mà không co đuôi thì còn gì là con lợn nữa. Bố cười và nói bố không cắt đâu thấy thế tôi vui lắm rối rít cảm ơn bố. Để cho lợn mau lớn nhà tôi còn cho nó ăn trộn cám với rau chuối và cả beo nữa và có khi còn có cả nữa. Bốn chân lợn chắc khỏe và cao nần nẫn từng tầng thịt một. Mỗi khi được tắm chú thích lắm mặt cứ hướng về chiếc vòi mồm thì mở ra để được uống nước nữa. Lúc đó nhìn chú thật là thích. Khi nó ăn thi chỉ một thoáng, máng cám đã nhẵn thín như ai chùi. Cái bụng của chú mới bệ vệ, nặng nề làm sao! Từ máng cám đến góc chuồng chỉ độ ba sải tay của em mà chú phải ì à ì ạch một lúc sau mới lết tới được, rồi ngả bịch xuống nền chuồng, mũi miệng thi nhau thở. Những lúc như thế, nhìn đôi mắt của nó toàn tròng trắng cứ đờ đẫn ra y như chú đang ở trạng thái phê phê, thật buồn cười. Còn hai cái tai thì như hai cái lá mít phất qua phất lại như cám ơn mọi người cho chú chén những bữa no say mãn nguyện như thế. Cái lỗ mũi dài, ươn ướt như người bị cảm cúm. Mõm lợn không ngớt cử động, lúc thì ủi phá, lúc thì kêu eng éc… Thân chú to và rất dài. Vì được chăm sóc cẩn thận nên cái bụng chú lúc nào cũng căng tròn, đầy những thịt. Nước da màu hồng nhạt, đẹp như màu hoa đào những ngày xuân. Cái bộ chú ăn mới thô tục làm sao! Nếu đã quá bữa mà chưa cho nó ăn. Thì chú sẽ kêu thật ầm ĩ cho đến khi nào có ngường cho ăn mới thôi. Mỗi lần ăn thì chú ăn lia lịa, cám, cháo, lá môn… dính trên mõm không biết bao nhiêu mà kể. Tôi rất yêu chú lợn này, mỗi khi rảnh rỗi tôi thường giúp bố băm bèo cho lợn mau lớn, mỗi khi nhìn chú lợn tôi cảm thấy như được vui hơn rất nhiều.

Tả con vật nuôi trong nhà - con cá cảnh

Bố em là một kiến trúc sư nên ngôi nhà mà em đang ở được bố thiết kế rất đẹp mắt. Một trong những điểm nhấn về nội thất phòng khách nhà em là bố đặt nuôi một bể cá cảnh tương đối lớn. Trong bể đó nhà em nuôi nhiều loại cá cảnh rất đáng yêu. Nhìn đàn cá bơi lội tung tăng, em thấy nổi bật nhất là một chú cá vàng vừa đẹp vừa duyên dáng. Chú cá to chừng một bàn tay của em. Nó có màu vàng óng ở phần đầu và lưng, da của chú ta về phía bụng thì có màu vàng nhạt hơn một chút. Nhìn chú ta ngập tràn sự uyển chuyển và đẹp đẽ. Đầu chú ta be bé, trơn bóng, nhìn hơn giống một hình tam giác nhỏ. Đôi mắt long lanh như hai giọt nước chẳng bao giờ chớp cả. Cái miệng chú ta dẹt lại, môi trên cong cong giống như môi con cá chép. Hai bên mép cũng có hai sợi râu khá dài màu vàng đậm. Cá vàng có cái bụng tròn, khá to so với hình dáng của mình, vây ở bụng có màu trắng bạc lấp lánh. Vây và đuôi chú ta cùng một màu vàng óng, nó vừa đẹp, vừa dài, lại rất mềm mại, chắc chắn sẽ giúp chú ta bơi lội dễ dàng trong làn nước mát. Được nuôi chung với những con cá khác trong bể cá nhưng nhìn, chú cá vàng nhanh nhạn và nổi bật nhất. Chú ta luôn luôn bơi lội tung tăng khắp nơi để đi tìm thức ăn, lúc thì chui vào trong những khóm thủy sinh, khi lại chìm tận đáy bể. Vây và đuôi múa lượn trong nước, làm mặt nước nổi lên những bọt khí. Có lúc, chú ta lững lờ thả mình ngang dòng nước như để nghe ngóng, nhưng thoắt cái lại uốn mình mềm mại bơi tới nơi mà chú ta đã phát hiện ra thức ăn. Có khi lại chui mình trong những đám cây cỏ thủy sinh như chơi trò trốn tìm. Nuôi cá cảnh trong nhà làm cho không gian thêm đẹp hơn. Có người nói, muốn nuôi được cá vàng là cả một nghệ thuật về sự tỉ mỉ, chu đáo và nhẫn nại. Nhìn ngắm chú cá vàng bơi lội trong bể sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng là thú vui của mọi thành viên trong gia đình em. Em luôn cố gắng chăm sóc chúng thật tốt, lau dọn và thay nước bể cho sạch để cá luôn mạnh khỏe, và cho nó ăn thức ăn ngon nữa.

Tả con vật nuôi trong nhà - con ngỗng

Nhà em, mẹ em nuôi rất nhiều con vật như lợn gà và cả những chú ngỗng béo tròn đáng yêu với bộ lông trắng muốt rất dễ thương và con ngỗng còn giữ nhà được nữa. Con ngỗng mà mẹ em nuôi lớn nhanh như thổi nó có thân hình hệt như chú vịt bầu như to hơn rất nhiều, cái cổ của con ngỗng cũng rất dài. Ngỗng thường ăn các món ăn như rau, cám và thóc. Cứ mỗi lần mẹ em cho đàn lợn ăn thì còn bao nhiêu cám là để dành riêng cho đàn ngỗng cũng như những chú gà đáng yêu kia. Con ngỗng có một bộ lông trắng muốt, mà bộ lông này khi chúng xuống bơi cũng không hề thấm nước một chút nào. Cứ mỗi buổi sáng khi ăn no nê chúng lại lạch bạch ra ao soi bóng ngắm nghía. Thế rồi khi mặt trời lên cao chú ngỗng lại bơi bơi quanh ao để tìm xem có bắt được con cá hay con ốc nào ăn nữa không. Cả ngày chỉ đi kiếm thức ăn mà không hề biết mệt. Em cũng rất yêu quý con ngỗng nhà em. Mỗi khi có khách lạ là nó kêu “quác! Quác!” để cả nhà biết là đang có người lạ. Và cả nhà em cũng thích con ngỗng này lắm. Bởi nó rất thông minh. Cái cổ dài cứ chốc chốc lại vươn ra xa như muốn mổ người khác. Cho nên bọn trẻ con như em nhìn thấy ngỗng là phải tránh xa không sợ chú mổ. Nhưng lâu ngày em hay cùng mẹ cho ngỗng ăn, nó cũng quen quen và khi nhìn thấy em nó cũng không còn vươn cổ ra nữa. Con ngỗng có dáng đi lạch bạch vì béo, nhìn rất dễ thương. Em rất thích chú ngỗng bởi thỉnh thoảng lại cung cấp trứng cho cả nhà em, chú còn trông nhà nữa. Em sẽ hay cho chú ngỗng ăn nhiều hơn vì chú thật là có ích.

Tả con vật nuôi trong nhà - con bò

Mỗi sáng thức dậy em đều được nghe tiếng kêu của con bò nhà bác hàng xóm. Nhà bác nuôi bò đã mấy năm nay nên với em tiếng kêu ấy đã trở nên quen thuộc. Lâu lâu được nghỉ học em lại chạy sang ngắm nhìn con bò một lúc. Đối với em thì đây là một con vật rất đáng yêu. Con bò có bộ da màu vàng giống như màu của chiếc kẹo kéo mà thi thoảng em vẫn dùng vỏ lon bia của bố để đổi lấy một chiếc. Lúc đầu em tưởng rằng bò không có lông nhưng thực tế nó cũng có lông bao phủ khắp mình chỉ có điều những sợi lông tơ màu trắng và ngắn nên từ xa chúng ta không nhìn rõ. Cơ miệng không cho phép con bò cười nhưng em không thấy con bò này lạnh lùng chút nào. Ngược lại nó vẫn rất thân thiện. Nó có thể đứng yên để cho em vuốt ve thân mình của nó. Đứng gần con bò, nhìn kĩ vào mắt nó em mới nhận ra bò có đôi mắt thật là đẹp. Hai con mắt đen láy, lúc nào cũng có vẻ ươn ướt. Đặc biệt mắt bò có hai hàng lông mi cong vút. Đầu con bò gần giống với đầu trâu, đầu ngựa với phần mõm nhô dài phía trước. Lỗ mũi của con bò rất to. Bác hàng xóm đã xỏ qua đó một sợi dây thừng đồng thời đeo vào cổ con bò một cái chuông nhỏ. Con bò cứ bước đi hay lắc lư cái đầu là chuông sẽ kêu. Bác bảo làm như vậy để không bị mất trộm bò. Mỗi một con bò như vậy có giá vài triệu đồng nên nếu mất thì tiếc lắm. Nhà bác hàng xóm nuôi bò cũng chỉ mong kinh tế gia đình khấm khá hơn đôi chút nên bác chăm con bò cũng rất kĩ lưỡng. Bò được cho ăn, được cho tắm và được ở trong một cái chuồng có mái che nắng, che mưa. Hôm vừa rồi, con bò cái nhà bác đã đẻ được hai con bò con. Em cũng đã kịp chạy sang ngắm nhìn chúng. Nhìn những con bò con cũng thật đáng yêu giống như bố mẹ của chúng vậy. Văn mẫu TẢ CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ văn mẫu 4 SGK

Tả con vật nuôi trong nhà - con trâu

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê từ ngàn năm nay. Khi nhắc đến con trâu,chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam bao đời nay. Nó đã là một người bạn thân thiết, được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam. Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu được nhắc đến như là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam. Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, da của nó màu đen, rất dai. Sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Thân hình của trâu rất vạm vỡ, sức chịu đựng dẻo dai cho nên nó có thể chở được nhiều đồ đạc. Với người nông dân Việt Nam, trâu gắn bó thân thiết như một người bạn đáng quý, từ công việc cày bừa hay kéo léo, kéo ngô,... Chả thế mà ông cha ta đã từng đúc kết rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, hay là: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta, Cái cày nối nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy ai mà quản công. Chắc bạn vẫn còn nhớ, biểu tượng của Seagame 22 tổ chức tại Việt Nam chính là chú trâu vàng, đó chính là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam. Bởi vì con trâu chính là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người dân, nông dân Việt Nam: cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành. Tuổi thơ của các em nhỏ miền quê làm sao thiếu được hình ảnh con trâu, với những trưa hè chăn trâu thả diều, đọc sách, thổi sáo trên lưng trâu. Ngày nay, nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại đã xuất hiện nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế trong đời sống nông nghiệp của làng quê Việt Nam. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Tả con vật nuôi trong nhà - con vịt

Nhà em có nuôi rất nhiều động vật nhưng em yêu thích nhất là những chú vịt mà mẹ em nuôi phía sau ngôi nhà. Những chú vịt ngộ nghĩnh ấy đã được nuôi hơn một tháng. Giờ chúng cũng đã lớn, ngày ngày, em được mẹ giao cho công việc là chăm sóc đàn vịt, cho chúng ăn và mở cửa chuồng cho đàn vịt đi tắm, bơi lội trong ao. Vịt là loài vật thuộc dòng họ lông vũ, vì thế chúng mang bộ lông rất dày, trắng muốt và không bao giờ sợ nước ngấm vào trong người. Những chú vịt của nhà em nặng chừng một kilôgam, dáng vẻ tròn tròn. Cái đầu hình bầu dục, phía trên có chút mào màu đo đỏ, thi thoảng cái đầu ấy lại ngẩng lên để gọi các bạn vịt của mình với những tiếng kêu “cạp cạp”. cái mỏ của chú dài và rộng, không nhỏ và nhọn như mỏ của những chú gà nhà bác Hai. Những chiếc mỏ và vàng luôn kêu “cạp cạp” cả ngày không ngừng nghỉ. Mỗi buổi chiều em lạ mở cửa chuồng cho đàn vịt đi tắm, chúng vui thích lắm. Cả đàn lạch bạch từng bước đi nặng nề, chậm chạp nối đuôi nhau đi về phía bờ ao. Ở trên bờ, đàn vịt chậm chạp là thế, vậy mà khi ở dưới nước, chúng lại như những người thợ bơi lội đích thực. Cả đàn vịt thỏa thích bở từ chỗ này sang chỗ khác. Đôi cánh lớn thỉnh thoảng lại mở rộng, vỗ phành phạch như đang khoe điều gì. Hai chân của các chú như hai cái bánh chèo, với lớp màng giữa các ngón có tác dụng như bánh lái, đẩy nước đi giúp chú bơi lội nhanh hơn. Bộ lông vũ màu trắng bơi lội trong nước cả ngày nhưng không hề bị ngấm nước. Có lẽ, mùa đông dù có lạnh thì những chú vịt cũng không bị cảm lạnh bởi đã có lớp cánh ấm áp của mình rồi. Dưới nước, thỉnh thoảng những chú vịt lại rỉa lông rỉa cánh cho sạch sẽ rồi tiếp tục mò cua cá dưới nước. thỉnh thoảng chúng lại lặn ngụp dưới nước để tìm những con cá, con cua ở tít bên dưới. Nhưng dù có chạy cũng làm sao mà thoát khỏi sự nhanh nhẹn của những chú vịt kia được. Em rất yêu những chú vịt của nhà em. Mỗi khi nhìn chúng em lại nghĩ ngay tới những người thợ lặn tài ba mà em thường xem trên tivi. Thế nên, mỗi lúc nhìn chúng tung tăng bơi lội dưới nước em lại cảm thấy vui vẻ.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 Địa lí có đáp án - Đề 9

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 Địa lí có đáp án - Đề 9

288 View

Chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh - Chuyên đề 9 danh động từ và động từ nguyên mẫu
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2024 - Đề 10

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2024 - Đề 10

612 View

Đề thi vào lớp 10 chuyên môn Toán (chuyên) năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Kiên Giang
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
100 câu trắc nghiệm nguyên hàm có đáp án và lời giải

100 câu trắc nghiệm nguyên hàm có đáp án và lời giải

565 View

Hệ thống bài tập trắc nghiệm số phức vận dụng cao

Hệ thống bài tập trắc nghiệm số phức vận dụng cao

178 View

Đề thi giữa HK 1 Toán 11 Kết nối tri thức giải chi tiết-Đề 3
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Toán trường THPT Hàm Long - Bắc Ninh lần 1
Đề cuối kì 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Gia Định – TP HCM
Đề thi HK2 Ngữ Văn 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 3
Chuyên đề phương pháp tọa độ trong không gian – Phạm Hùng Hải