Văn mẫu NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ SAU: SÁCH GIÁO KHOA BỐ MẸ ĐÃ BỎ TIỀN MUA CHỞ THÀNH SỞ HỮU CỦA MÌNH NẾU MUỐN MÌNH CÓ THỂ VIẾT VẼ VÀO

Mã ID: 1498

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Văn mẫu NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ SAU: SÁCH GIÁO KHOA BỐ MẸ ĐÃ BỎ TIỀN MUA CHỞ THÀNH SỞ HỮU CỦA MÌNH NẾU MUỐN MÌNH CÓ THỂ VIẾT VẼ VÀO ĐÓ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về vấn đề sau: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.

Dàn ý Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn

1. Mở bài:

Giới thiệu về sách giáo khoa và vấn đề nghị luận mang ý kiến sai lệch: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.

2. Thân bài

- Giải thích + Sách giáo khoa là gì? Sách giáo khoa (viết tắt là trong tiếng Việt SGK) là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Thuật ngữ sách giáo khoa còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học. Sách giáo khoa được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách. Việc xuất bản sách giáo khoa thường dành cho các nhà xuất bản chuyên ngành. - Lợi ích của việc học sách: + Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. + Mỗi người cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở. + Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ. + Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng. + Sách còn giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. - Vấn đề viết, vẽ vào sách: + Nếu viết, vẽ nhằm mục đích học tập, ghi chú nhanh vào sách vở thì đây là một hành động phù hợp để hỗ trợ việc học. + Nếu học sinh viết, vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học, không đúng với thuần phong mĩ tục, những câu chữ nhằm xuyên tạc nội dung sách thì đây là việc làm không nên, không được khuyến khích. + Tuy sách là tài sản cá nhân, nhưng việc giữ sách sạch đẹp, phù hợp với mục đích học tập là một cách tôn trọng kiến thức, tôn trọng những nội dung được in ấn trên sách.

3. Kết bài:

Nêu nhận định, kết luận chung về vấn đề.

MẪU VĂN

Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn - mẫu 1

Thời học sinh ai cũng gắn liền với những trang sách giáo khoa, sách tham khảo có in hình minh họa các nhân vật, bên cạnh nhưng sĩ tử giữ sạch như giữ mạng sống của mình thì không ít những bạn học sinh có suy nghĩ: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó. Sách giáo khoa từ lâu đã là người bạn đồng hành với biết bao thế hệ học sinh. Sách giáo khoa (viết tắt là trong tiếng Việt SGK) là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Thuật ngữ sách giáo khoa còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học. Sách giáo khoa được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách. Đối với học sinh, sách giáo khoa được phân theo từng môn học, mỗi khối cấp lại có sự nâng cao về kiến thức nhất định. Để nói về những tác dụng mà sách giáo khoa đem lại, thì quả là khó lòng kể hết. Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Mỗi người cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở. Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ. Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Dẫu vậy, hiện tượng viết, vẽ vào sách giáo khoa vẫn diễn ra và có nhiều ý kiến trái chiều. Cá nhân em cảm thấy, nếu viết, vẽ nhằm mục đích học tập, ghi chú nhanh vào sách vở thì đây là một hành động phù hợp để hỗ trợ việc học. Ngược lại, nếu học sinh viết, vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học, không đúng với thuần phong mĩ tục, những câu chữ nhằm xuyên tạc nội dung sách thì đây là việc làm không nên, không được khuyến khích. Tuy sách là tài sản cá nhân, nhưng việc giữ sách sạch đẹp, phù hợp với mục đích học tập là một cách tôn trọng kiến thức, tôn trọng những nội dung được in ấn trên sách. Đọc sách là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách. Đọc sách không những để nâng cao trí thức mà còn nâng cao nhân cách. Hãy là một người đọc sách và học sách một cách thông thái, đúng cách để cuốn sách phát huy đúng tác dụng của chúng đến người học. [caption id="attachment_24010" align="alignnone" width="782"]Văn mẫu NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ SAU: SÁCH GIÁO KHOA BỐ MẸ ĐÃ BỎ TIỀN MUA CHỞ THÀNH SỞ HỮU CỦA MÌNH NẾU MUỐN MÌNH CÓ THỂ VIẾT VẼ VÀO ĐÓ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức Văn mẫu NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ SAU: SÁCH GIÁO KHOA BỐ MẸ ĐÃ BỎ TIỀN MUA CHỞ THÀNH SỞ HỮU CỦA MÌNH NẾU MUỐN MÌNH CÓ THỂ VIẾT VẼ VÀO ĐÓ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức[/caption]

Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn - mẫu 2

Từ xưa đến nay, sách luôn được coi là một người bạn lớn của con người, có lẽ chính bởi sách có vai trò hết sức to lớn với đời sống nhân loại. Học sinh tới trường bấy lâu cũng coi sách giáo khoa làm người bạn đồng hành, vì vậy mà trong quá trình học tập dễ xảy ra những ý kiến trái chiều, một trong số đó phải kể đến ý kiến về việc viết, vẽ vào sách giáo khoa: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó. Sách là nơi cất giữ những tinh hoa, kiến thức bổ ích mà con người đã dày dặn tích luỹ được trong hàng ngàn năm qua. Sách giúp con người lưu giữ và truyền đạt kiến thức tích góp được đến cho mọi người, lưu giữ những kỳ công mà tốn bao nhiêu mồ hôi công sức mới quy tụ được. Vì vậy, để có thể thu gom, tích luỹ cho bản thân những kĩ năng xã hội, kiến thức thông dụng,…thì chỉ có việc đọc sách mới có thể thoả mãn được nhu cầu ấy. Sách giáo khoa cũng vậy, được xuất bản cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông, gắn liền với chương trình học của mọi học sinh các cấp. Việc viết, vẽ vào sách giáo khoa từ lâu đã là một vấn đề tạo nên nhiều ý kiến trái chiều. Bởi nhiều ý kiến cho rằng sách là người bạn của học trò, không nên viết chữ, vẽ tranh lên mặt sách. Hơn nữa, một cuốn sách đẹp, sạch sẽ và phẳng phiu cũng thể hiện những phẩm chất giữ gìn, ngăn nắp của một người học sinh, việc viết vẽ nên sách sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của sách vở. sx Sau cùng, nếu việc viết, vẽ nhằm mục đích học tập, cá nhân tôi nghĩ đây là quyền, suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, là một người học và tôn trọng tri thức, mỗi học sinh nên lựa chọn nội dung viết, ghi chú vào sách phù hợp như một cách làm nâng niu tri thức, thay vì những bức tranh chỉ mang tính giải trí, không phù hợp với môi trường học tập. Sách là để học, để học tập, hãy để chúng phát huy tác dụng tuyệt vời của mình.

Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn - mẫu 3

Ai trong mỗi chúng ta đều biết đọc sách để mở mang kiến thức, vai trò và vị trí của nó trong con đường học vấn là vô cùng quan trọng. Chu Quang Tiềm đã khuyên dạy chúng ta rằng: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách, tuy nhiên hiện nay, hiện tượng viết vẽ vào sách ngày càng nhiều, một số bạn có tư tưởng: “Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.” Em nghĩ quan điểm này có ý đúng nhưng cũng có nhiều điểm không phù hợp. Sách là nơi con người lưu trữ lại toàn bộ những tri thức, những tinh hoa trí tuệ của con người về tất cả các mặt của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nó như một người bạn, một vật phẩm vô giá của nhân loại. Ngày nay, số lượng sách ngày càng nhiều với đủ các thể loại khác nhau giúp ích cho con người nhiều mặt trong cuộc sống. Và việc đọc sách dần trở thành một nét đẹp văn hóa vô cùng nhân văn. Ở cấp phổ thông, sách giáo khoa là sự thể hiện những nội dung cụ thể của chương trình phổ thông. Trên thế giới, có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau được biên soạn cho cùng một môn học. Tại Việt Nam, hiện tại chỉ tồn tại một bộ sách giáo khoa duy nhất cho một môn học. Kiến thức trong sách giáo khoa là một hệ thống kiến thức khoa học, chính xác, theo các cấp độ logic chặt chẽ khác nhau. Ngoài phần kiến thức, sách giáo khoa còn có phần nội dung về rèn luyện các kỹ năng. Nội dung kiến thức cũng như nội dung về rèn luyện các kỹ năng được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với trình độ học sinh và thời gian học tập. Logic của nội dung kiến thức và phần nội dung về rèn luyện các kỹ năng là những yếu tố chủ yếu trong việc định hướng lựa chọn phương pháp giảng dạy môn học. Đọc sách đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích mà ta không thể kể hết. Đầu tiên, thay vì chúng ta phải mất thêm mấy trăm năm cho công cuộc tìm kiếm, ghi chép những thông tin cần tìm, thì ta chỉ mất vài giờ thông qua việc đọc sách. Qua đó, đọc sách là con đường ngắn nhất nhưng không kém phần quan trọng để tích lũy, lĩnh hội, nâng cao kinh nghiệm, vốn tri thức mà người xưa đã lưu truyền lại. Sách chính là bậc thang đưa chúng ta đến với thành công trong cuộc sống. Sách giúp ta hoàn thiện kiến thức phổ thông đã học. Sách là người bạn thân thiết, gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời, luôn cần thiết cho nhân loại cho dù khoa học kỹ thuật, công nghệ có phát triển và ngày càng hiện đại đến đâu. Không những thế, sách còn là hành trang kiến thức để con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”. Ta không thể thu được những thành tựu mới nếu không biết kế thừa những thành tựu của các thời kỳ đã qua. Những học sinh, sinh viên đang học phổ thông, đại học là lứa tuổi góp phần phát triển đất nước nên rất cần phải đọc sách. Trong quá trình đọc nên chia sách ra làm hai loại chính: sách phổ thông và sách chuyên sâu. Đối với sách phổ thông, ta nên xem một cách tóm lược tất cả các kiến thức trong quá trình học tập, để rồi nâng cao chúng qua việc xem sách chuyên sâu. Đó là cách đọc sách có hệ thống giúp học sinh, sinh viên suy nghĩ tư duy và nắm rõ vấn đề. Trong quá trình đọc sách, việc viết, đánh dấu, ghi chú vào sách là thói quen khó tránh khỏi của nhiều người, tuy nhiên viết, vẽ vào sách vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong thời gian qua. Việc viết vẽ vào sách sẽ khiến việc sử dụng lại sách cũ, tái sử dụng sách cho mục đích khác trở nên bất tiện, bởi 35% học sinh tại Việt Nam có kết quả khảo sát là sử dụng lại sách cũ từ anh chị, sách vở được cho tặng, quyên góp,… Tuy nhiên, trong đổi mới giáo dục, việc viết, ghi chú hoặc đánh dấu nhanh vào sách vở cũng được coi là một trong những phương pháp học tập khoa học và hiệu quả. Hơn nữa, nhiều học sinh cho rằng mình chỉ sử dụng sách một lần nên việc viết, vẽ hay không nằm ở quyền của người sử dụng sách. Chính vì vậy, ý kiến này vẫn tạo nên những cuộc tranh luận trái chiều, không đồng nhất quan điểm. Theo em, nếu viết, vẽ nhằm mục đích học tập, ghi chú nhanh vào sách vở thì đây là một hành động phù hợp để hỗ trợ việc học. Ngược lại, nếu học sinh viết, vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học, không đúng với thuần phong mĩ tục, những câu chữ nhằm xuyên tạc nội dung sách thì đây là việc làm không nên, không được khuyến khích. Như vậy, sách là tài sản quý giá của mỗi người, ai cũng có cách sử dụng, bảo quản riêng. Tuy sách là tài sản cá nhân, nhưng việc giữ sách sạch đẹp, phù hợp với mục đích học tập là một cách tôn trọng kiến thức, tôn trọng những nội dung được in ấn trên sách. Văn mẫu NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ SAU: SÁCH GIÁO KHOA BỐ MẸ ĐÃ BỎ TIỀN MUA CHỞ THÀNH SỞ HỮU CỦA MÌNH NẾU MUỐN MÌNH CÓ THỂ VIẾT VẼ VÀO ĐÓ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề cương ôn tập môn Sinh 12 HK2 năm 2024 tham khảo

Đề cương ôn tập môn Sinh 12 HK2 năm 2024 tham khảo

247 View

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 Sinh Học phát triển từ đề minh hoạ – Đề 1
10 đề thi thử THPT QG môn Lý 2024 có lời giải - Phần 2

10 đề thi thử THPT QG môn Lý 2024 có lời giải - Phần 2

345 View

Đề học kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Kiến Thụy – Hải Phòng
Đề thi thử THPT QG Ngữ Văn 2024 có đáp án - Đề 17

Đề thi thử THPT QG Ngữ Văn 2024 có đáp án - Đề 17

468 View

Phân dạng và bài tập xác suất của biến cố

Phân dạng và bài tập xác suất của biến cố

266 View

Tuyển tập đề thi thử TN THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2023 của Bộ giáo dục – Đề 7
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý 2020 trường Nguyễn Viết Xuân-Vĩnh Phúc
Đề thi thử TN THPTQG môn Lịch sử 2024 có đáp án - Đề 11
Các lỗi sai về Mạo từ-Article trong Tiếng Anh và cách khắc phục
90 Câu Trắc Nghiệm Phương Trình Đường Thẳng Trong Không Gian Có Đáp Án
Đề cuối học kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh