Văn mẫu NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN ĐÃ HỌC CHỈ RA TÍNH MẠCH LẠC VÀ CÁC BIỆN PHÁP LIÊN KẾT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐO
143 View
Mã ID: 1742
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Văn mẫu NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN ĐÃ HỌC CHỈ RA TÍNH MẠCH LẠC VÀ CÁC BIỆN PHÁP LIÊN KẾT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐOẠN VĂN ĐÓ văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.
Dàn ý Cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết
- Mở đoạn: Giới thiệu về tình huống trong văn bản. - Thân đoạn: Kể diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. - Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ thông qua kết thúc của câu chuyện.MẪU VĂN
Cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết - mẫu 1
Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội. - Tính mạch lạc: các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống và công việc. - Biện pháp liên kết: phép lặp (Việt Nam, đức tính), phép thế (Bác Hồ - Người, cha già, Bác; Phạm Văn Đồng – ông; đức tính giản dị- đức tính ấy…) [caption id="attachment_24799" align="alignnone" width="677"] Văn mẫu NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN ĐÃ HỌC CHỈ RA TÍNH MẠCH LẠC VÀ CÁC BIỆN PHÁP LIÊN KẾT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐOẠN VĂN ĐÓ văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều[/caption]Cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết - mẫu 2
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta đó là truyền thống yêu nước. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại bùng lên mạnh mẽ. Nó kết thành một làn sóng đấu tranh. Từ trong quá khứ chúng ta đã có những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,… Đến ngày nay thì dân ta vẫn đoàn kết một lòng để dánh giặc. Từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến trẻ nhỏ, từ đồng bào miền xuôi đến miền ngược, từ công nhân nông dân đến đồng bào điền chủ,…Tất cả đều một lòng quyết tâm bảo vệ đất nước trong lúc nguy nan. Có thể nói tinh thần yêu nước của nhân dân ta giống như những thứ quý giá và nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tinh thần ấy được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. - Tính mạch lạc trong văn bản: luận điểm là Văn bản Tinh thần yêu nước củ nhân dân ta đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta. Các câu trong đoạn văn đi triển khai luận điểm. - Các biện pháp liên kết được sử dụng trong văn bản: phép thế, phép lặp. Văn mẫu NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN ĐÃ HỌC CHỈ RA TÍNH MẠCH LẠC VÀ CÁC BIỆN PHÁP LIÊN KẾT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐOẠN VĂN ĐÓ văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diềuCảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết - mẫu 3
Sau khi học xong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh, em được hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó là những năm tháng tất cả đều có một lòng nồng nàn yêu nước, thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến chống Pháp. Bài viết Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn, nhưng đầy đủ. Cái đầy đủ ở đây là đầy đủ về việc nêu lên được lòng yêu nước của con người Việt Nam từ xa xưa đến hiện tại của bài viết. "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ra ngày trước". Cái "ngày nay" trong văn bản của Bác Hồ và hiện tại cuộc sống là hai thời điểm khác nhau. Nhưng em tin rằng, câu văn đó cũng sẽ đúng cả với những người Việt Nam hiện đại. - Tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn em viết: + Tính mạch lạc: Tất cả các câu trong đoạn văn đều nhằm nói về cảm nhận của em sau khi học xong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. + Các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn: + Phép thế: "Những năm tháng tất cả đều có một lòng nồng nàn yêu nước, thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến chống Pháp" thay thế cho "một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc". + Phép lặp: Lặp từ "công việc", "đầy đủ", "ngày nay". + Phép nối: Sử dụng các từ ngữ có chức năng nối giữa các câu: "Đó là", "Nhưng".Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn