Văn mẫu KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ MÀ EM BIẾT văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức

Mã ID: 1477

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Văn mẫu KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ MÀ EM BIẾT văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Đề bài: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em biết.

Dàn ý Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em biết

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. - Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác - Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc

MẪU VĂN

Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em biết - mẫu 1

Khi Trần Quốc Tuấn còn nhỏ, thân phụ ông với vua Trần Thái Tông, vốn là hai anh em trở nên bất hòa. Năm 1251, trước khi qua đời, Trần Liễu trăng trối với con trai rằng: "Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!". Trần Quốc Tuấn tuy gật đầu, nhưng ông không cho đó là điều phải mà luôn tìm mọi cách xóa bỏ mọi hiềm khích trong hoàng tộc. Cuối năm 1284, giặc Nguyên - Mông sắp kéo đại binh sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh. Từ Vạn Kiếp, Vương kéo quân mã về Thăng Long để cùng Triều đình bàn kế chống giặc. Một hôm, Trần Quốc Tuấn mời Thái sư Thượng tướng quân Trần Quang Khải xuống chiếc thuyền đóng tại Đông Bộ Đầu để đàm đạo. Trần Quốc Tuấn đã dùng nước thơm tắm cho Trần Quang Khải. Vừa dội nước thơm lên người Thái sư, vị Tiết chế Quốc công nói: - Thật hạnh ngộ, tôi được tắm hầu Thái sư. - Diễm phúc biết bao, tôi được Quốc công tắm cho. Từ đó, mối tị hiềm giữa hai người được xóa bỏ hẳn. Lúc bấy giờ thế giặc mạnh lắm, ta nên "đánh" hay nên "hòa"? Trần Quốc Tuấn đã xin Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các bô lão cao tuổi nhất, danh vọng nhất về Thăng Long để bàn kế giữ nước. Tại điện Diên Hồng tiếng hô "Quyết chiến! Quyết chiến!" của các bô lão rung chuyển Kinh thành. Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ" và "Binh thư yếu lược". Tướng sĩ hăm hở luyện tập cung tên, giáo mác, chiến mã. Hàng vạn hùng binh thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát". Mùa hè năm 1285, 50 vạn quân xâm lược Nguyên - Mông bị đánh tơi tả. Toa Đô bị quân ta chém đầu. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tránh mũi tên tẩm thuốc độc mới thoát chết! [caption id="attachment_23992" align="alignnone" width="670"]Văn mẫu KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ MÀ EM BIẾT văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức Văn mẫu KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ MÀ EM BIẾT văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức[/caption]

Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em biết - mẫu 2

Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta "Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm” Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc. Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi. Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc. Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta. Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công. Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ. Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng, cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em biết - mẫu 3

Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng “Bà Trưng quê ở Châu Phong, Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên. Chị em nặng một lời nguyền, Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.” Là con dân đất Việt, chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe danh tiếng của Bà Trưng được nhắc đến trong câu thơ. Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng bất khuất, gan dạ trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước ta. Em đã được học câu chuyện về Hai Bà Trưng. Hai bà là hai chị em ruột, người chị tên là Trưng Trắc, người em tên là Trưng Nhị. Hai bà quê ở huyện Mê Linh, từ nhỏ đã nổi tiếng là hai người con gái tài giỏi. Cha hai bà mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ. Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng đàn áp dân lành hết sức tàn bạo. Chúng thẳng tay chém giết dân ta, cướp hết ruộng đất của dân. Nhân dân ta mang lòng oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp để vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nhận được tin không lành, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vàng đất trời tới đó. Cuối cùng, thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới đoàn quân khởi nghĩa. Tướng giặc sợ hãi, ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử đất nước ta. Để tưởng nhớ công ơn hai bà, dân ta đã lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm, cứ độ xuân về, vùng Mê Linh lại rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống đón hội. Hai bà quả thực là những vị nữ tướng dũng cảm, anh hùng, đáng cảm phục.

Văn mẫu KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ MÀ EM BIẾT văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề giữa kỳ 1 Toán 9 năm 2023 – 2024 trường THCS Trần Quang Khải – TPHCM
Đề thi thử vào 10 chuyên 2023 lần 1 Toán chung trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
Đề cuối kì 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Ngô Mây – Bình Định
Đề cuối kỳ 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Phan Ngọc Hiển – Cà Mau
Đề cuối học kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Trương Định – Hà Nội
Đề học kỳ 1 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Nguyễn Văn Cừ – Quảng Nam
Bài tập trắc nghiệm nhận dạng đồ thị hàm số

Bài tập trắc nghiệm nhận dạng đồ thị hàm số

322 View

Đề giữa học kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Marie Curie – TP HCM
Tải file sách giáo khoa Toán lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống SGK PDF
Bộ đề ôn thi học kì 1 Lịch sử 12 năm 2023-2024 có đáp án
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lịch sử ĐGNL ĐH Sư Phạm Hà Nội
Đề thi HK2 Ngữ Văn 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 4