Văn mẫu HÃY VIẾT ĐOẠN VĂN BỘC LỘ CẢM XÚC CỦA EM SAU KHI ĐỌC MỘT TRONG CÁC BÀI THƠ "MẸ" (ĐỖ TRUNG LAI "ÔNG ĐỒ" (VŨ ĐÌNH LIÊN) "TI

Mã ID: 1699

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Văn mẫu HÃY VIẾT ĐOẠN VĂN BỘC LỘ CẢM XÚC CỦA EM SAU KHI ĐỌC MỘT TRONG CÁC BÀI THƠ "MẸ" (ĐỖ TRUNG LAI "ÔNG ĐỒ" (VŨ ĐÌNH LIÊN) "TIẾNG GÀ TRƯA" (XUÂN QUỲNH)văn mẫu 7 học kì 1 Cánh diều. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: Đề bài: Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai, "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh).

Dàn ý Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa

- Mở đoạn: Giới thiệu chung về một trong ba bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh) đã học - Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. + Em thích nhất câu, khổ thơ, đoạn thơ nào hay cả bài thơ? + Em thích chi tiết nội dung hay nghệ thuật đặc sắc nào trong bài thơ? Vì sao? + Câu, khổ, đoạn thơ hay chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đó đã mang lại cho em cảm xúc gì? - Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản than về yếu tố mang lại cảm xúc ấy.

MẪU VĂN

Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa - mẫu 1

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ năm chữ bình dị ghi lại hình ảnh ông đồ. Trong bài thơ, hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" gây ấn tượng đối với em. Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hai câu thơ đã khái quát được tâm trạng của ông đồ khi những giá trị xưa cũ dần bị quên lãng. [caption id="attachment_24708" align="alignnone" width="696"]Văn mẫu HÃY VIẾT ĐOẠN VĂN BỘC LỘ CẢM XÚC CỦA EM SAU KHI ĐỌC MỘT TRONG CÁC BÀI THƠ "MẸ" (ĐỖ TRUNG LAI "ÔNG ĐỒ" (VŨ ĐÌNH LIÊN) "TIẾNG GÀ TRƯA" (XUÂN QUỲNH)văn mẫu 7 học kì 1 Cánh diều Văn mẫu HÃY VIẾT ĐOẠN VĂN BỘC LỘ CẢM XÚC CỦA EM SAU KHI ĐỌC MỘT TRONG CÁC BÀI THƠ "MẸ" (ĐỖ TRUNG LAI "ÔNG ĐỒ" (VŨ ĐÌNH LIÊN) "TIẾNG GÀ TRƯA" (XUÂN QUỲNH)văn mẫu 7 học kì 1 Cánh diều[/caption]

Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa - mẫu 2

Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca. Góp nhặt vào đề tài đó Đỗ Trung Lai thể hiện thành công nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Hình ảnh đó được thể hiện rõ nét qua những câu thơ: “Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ”. Cau khô là miếng cau chuyển từ màu xanh sang màu nâu và không thể ăn được nữa, không còn độ ngon nữa. Tác giả mượn hình ảnh cau khô để so sánh với mẹ. Nhìn miếng cau khô tác giả liên tưởng đến người mẹ già luống tuổi hanh hao mà lòng rưng rưng “không cầm được lệ”. Và hình ảnh so sánh độc đáo đó chứa sức gợi lớn trong lòng em, từ hình ảnh người mẹ của tác giả em lại nghĩ về người mẹ thân yêu của mình cũng ngày một già đi, vì thế mà em càng trân trọng mẹ và trân trọng tứ thơ này. Đoạn thơ ngắn gọn với biện pháp so sánh độc đáo đã thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.

Cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa - mẫu 3

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề luyện thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Toán có lời giải chi tiết (Đề 5)
Đề Thi Giữa HK 2 Môn Toán 12 Năm 2024 Có Đáp Án-Đề 6

Đề Thi Giữa HK 2 Môn Toán 12 Năm 2024 Có Đáp Án-Đề 6

368 View

Đề tham khảo giữa kì 1 Toán 11 KNTTVCS năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Ninh Bình
Đề giữa kì 1 Toán 10 năm 2023 – 2024 trường THPT Nguyễn Trân – Bình Định
Đề giữa kì 1 Toán 10 KNTTVCS năm 2023 – 2024 trường Phan Châu Trinh – Đà Nẵng
Bài tập trắc nghiệm hệ sinh thái sinh quyển và môi trường
Đề thi thử Toán vào lớp 10 năm 2023 – 2024 trường THCS Nguyễn Trãi – Hà Tĩnh
Quan hệ vuông góc trong không gian, phép chiếu vuông góc Toán 11 Cánh Diều
Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 9)

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 9)

464 View

30 đề thi thử THPT Quốc gia môn lịch sử có đáp án

30 đề thi thử THPT Quốc gia môn lịch sử có đáp án

1343 View

Đề học kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường chuyên Vị Thanh – Hậu Giang
Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 Toán 9 năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Bắc Ninh