Văn mẫu EM HÃY NÊU SUY NGHĨ CẢM XÚC VÀ LÍ DO YÊU THÍCH CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI MỘT BÀI THƠ ĐÃ HỌC Ở SÁCH NGỮ VĂN 7 TẬP 2 văn mẫu 7

Mã ID: 1759

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Văn mẫu EM HÃY NÊU SUY NGHĨ CẢM XÚC VÀ LÍ DO YÊU THÍCH CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI MỘT BÀI THƠ ĐÃ HỌC Ở SÁCH NGỮ VĂN 7 TẬP 2 văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: Đề bài: Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, Tập 2.

Dàn ý Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ

1. Mở bài: – Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc. – Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả. 2. Thân bài: – Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ. – Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng nghị luận. – Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. – Nhận xét đánh giá bài thơ: + Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?) + Đánh giá về nghệ thuật biểu hiện đặc sắc (Thành công/hạn chế?) + Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ). 3. Kết bài: + Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. + Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).

MẪU VĂN

Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ - mẫu 1

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người. Hình ảnh những cánh buồm là hình tượng thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nó xuyên suốt cả bài thơ. Hình ảnh hai cha con giữa thiên nhiên, chan hòa màu sắc rực rỡ: Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch Hai cha con bước đi trên cát, chan chứa một hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kỳ diệu. bóng hai cha con nổi bật hẳn với sự bé nhỏ của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Hình ảnh đối lập thật dễ thương đó là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi. Đại dương chứa chang huyền diệu, sau trận mưa biển càng đẹp càng trong, cũng như hai cha con trong bóng chân dài và gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn. đó là quy luật của tạo hóa. Những gì cha mơ ước ngày trước sự rả rích của trận mưa thì ngày sau người con lại tiếp tục đưa ước mơ bay xa. Người cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời trong tương lai rộng mở. Với tâm trạng náo nức của người con làm cho người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới. bay xa hơn. Những lời tâm sự của người cha làm cho người con thêm một tí hi vọng, một tí mơ ước và những hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con. Đó chính là những ước muốn táo bạo của người con muốn khám phá một trong những cánh buồm đầy ước mơ của trẻ thơ. Muốn đi khắp nơi, muốn xông pha trên biển cả. đó chính là những lời nói hôn nhiên ấp ủ một hoài bão ước mơ. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế và đặc sắc một cách khát vọng sống đang cháy bổng trong mỗi con người. Bài thơ đặc sắc với những hình ảnh tượng thơ độc đáo, nhịp thơ vừa trầm vừa lắng, vừa bay bổng như dàn trải ào ạt những cảm xúc dào dạt của tác giả. Đó là tầm cao của ước mơ, của khát vọng được chinh phục, được khám phá thiên nhiên được làm chủ nó. Bài thơ đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những ước mơ bay bổng, thúc giục chúng ta tìm tòi, học hỏi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh chinh phục thế giới vũ trụ. Nó động viên chúng ta phấn đấu không ngừng để vươn tới tầm cao của thời đại. Bài thơ đã gây xúc động lòng người nhà thơ đã thổi cho cánh buồm của tuổi thơ một phần nào hơi gió của cuộc sống mà tương lai lớp trẻ sẽ căng phồng vượt xa trong chân trời mới đang rộng mở. [caption id="attachment_24825" align="alignnone" width="669"]Văn mẫu EM HÃY NÊU SUY NGHĨ CẢM XÚC VÀ LÍ DO YÊU THÍCH CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI MỘT BÀI THƠ ĐÃ HỌC Ở SÁCH NGỮ VĂN 7 TẬP 2 văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều Văn mẫu EM HÃY NÊU SUY NGHĨ CẢM XÚC VÀ LÍ DO YÊU THÍCH CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI MỘT BÀI THƠ ĐÃ HỌC Ở SÁCH NGỮ VĂN 7 TẬP 2 văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều[/caption]

Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ - mẫu 2

  Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân - quả trong cuộc sống con người - thế giới khách quan với tính biện chứng sâu sắc của nó. Hình tượng Mẹ và Quả xuyên suốt toàn bài thơ làm sáng rõ thêm cho luật nhân - quả (nhân nào thì quả ấy...) đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta. Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Hai câu thơ mở đầu là một sự khẳng định, định hướng tính biện chứng về luật nhân - quả. Vì sao như vậy? Vì: "Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng" Dẫu tay của ai khác có thể khoẻ, chắc (!) hơn tay mẹ nhưng phẩm chất của mẹ là tự lực cánh sinh. Là người từng trải mẹ không thiếu kinh nghiệm về sự trả giá đó. Mẹ chỉ thu hoạch được, hái được những mùa quả từ tay mẹ vun trồng mà thôi. Những mùa quả với mẹ cần thiết biết bao, không thể thiếu nó được. Và nữa, những mùa quả không phải lúc nào cũng có, thậm chí có khi "thất bát" trắng tay nhưng thường là tuần tự theo một chu kỳ nhất định, lặn rồi lại mọc – như mặt trời khi như mặt trăng. Cho nên theo mẹ không thể “Đại Lãn chờ sung" mà được, phải có thời gian vun trồng, chăm sóc và chờ đợi. Sự “vun trồng” của mẹ phụ thuộc vào mẹ, vun trồng chu đáo kỹ lưỡng ắt sẽ được quả tốt, ngược lại, thì... Thời gian chăm sóc - chờ đợi là thời gian quả lặn. Còn khi thu hoạch (quả chín, quả đến kỳ hái được), chính là thời gian quả mọc. Hai từ "lặn" và "mọc" thật ấn tượng. Đây là một ẩn dụ đầy tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về luật nhân - quả trong chu kỳ trồng trọt của nhà nông. Nhưng vấn đề không dừng lại ở quy luật trồng trọt của nhà nông. Điều chính yếu là trong bài thơ này là Nguyễn Khoa Điềm nói đến công lao dưỡng dục sinh thành của người mẹ đối với con cái. Tay mẹ như có phép thần nên "lũ chúng tôi" (là con của mẹ) cứ thế lớn lên qua sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ. "Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi". Các câu thơ đọc lên nghe thật ấm áp, dân giã, tưởng như không có gì dân giã hơn, bởi đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày gắn bó thân thiết của nhà nông. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn quả bí, quả bầu với đặc trưng của nó là "lớn xuống", hình dáng lại "mang dáng giọt mô hôi mặn" nhằm diễn tả nỗi khổ nhọc, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu. Điều thiết thực là, chính những quả bí, quả bầu này (có thể còn nhiều loại hoa màu khác) lại là nguồn sống nuôi dưỡng cho "lũ chúng tôi" lớn lên. Hẳn là mẹ rất vui và tin tưởng vào sự "vun trồng" của mình sẽ được đền bù xứng đáng. Không có người mẹ nào nuôi con mà kể công lao. Trái lại, con cái nhiều khi... Thế nên, dân gian mới truyền đời "Mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi mẹ tính tháng ngày công". Ngẫm thật chạnh lòng phải không bạn?! Chính vậy mà cha ông vẫn luôn răn dạy con trẻ rằng: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Như vậy, đủ thấy các bậc làm cha làm mẹ luôn mong muốn gì ở các con? Nguyễn Khoa Điềm đã lý giải điều đó một cách chân thành, mộc mạc và thấm thía qua khổ thơ cuối của bài. Từ chuyện quả thật do cây tạo ra đến quả - con người do dưỡng dục mà thành – là một chuyển ý bất ngờ độc đáo của nhà thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ toại nguyện hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ "quả lành có ích" cho đời vì mẹ đã "thất thập cổ lai hy" rồi. Tưởng thế là đủ không cần phải nói gì thêm. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ HIẾU của đứa con đặt ra vượt hẳn trên sự nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian: Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Thật là tài tình. Đứa con Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi day dứt thường niên đó là một tấm lòng "cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và Quả, hẳn đều cảm ơn mẹ - chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ trên. Dẫu không phải xếp lớp "tập này tập nọ" nhưng công chúng yêu thơ đã "đọc anh" là "bắt mắt" liền. Âm hưởng sử thi và trữ tình công dân là hai cảm hứng chủ đạo, thông qua bút pháp tả thực và điển hình hoá cao độ trên cái nền cuộc sống đầy biến động được tinh lọc qua nhãn quan sáng suốt, nên Nguyễn Khoa Điềm luôn trụ vững với thời gian, tạo một vị thế xứng đáng trong nền thơ dân tộc. Mẹ và Quả trên đây là một trong rất nhiều bài thơ hay "không thể kể hết" của nhà thơ.

Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ - mẫu 3

Hoàng Trung Thông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng. Bài thơ “Những cánh buồm” là một trong những tác phẩm hay của ông. Bài thơ được rút ra từ tập thơ cùng tên, được xuất bản lần đầu vào năm 1964: “Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch,   Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Nghe con bước, lòng vui phơi phới.” Hình ảnh mở đầu là người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Sau một đêm mưa rả rích, ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, khiến cho nước biển trong xanh, cát trở nên mịn màng. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch - một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng và hạnh phúc. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” Đáp lại câu hỏi của con, người cha đã giải thích cho con hiểu được rằng: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, Sẽ có cây, có cửa, có nhà Vẫn là đất nước của ta Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.” Thế giới rộng lớn ngoài kia có muôn vàn điều thú vị. Đó cũng là nơi người cha chưa từng đi đến. Và rồi cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi!” Những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa để khám phá của con. Khi l ắng nghe lời đề nghị của con, cha dường như bắt gặp tiếng lòng của chính mình. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha: “Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.” Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi thử THPT QG 2024 môn vật lý có đáp án - Đề 16

Đề thi thử THPT QG 2024 môn vật lý có đáp án - Đề 16

371 View

Đề thi học sinh giỏi Văn 12 năm 2024 có đáp án - Đề 5

Đề thi học sinh giỏi Văn 12 năm 2024 có đáp án - Đề 5

413 View

Chuyên đề trắc nghiệm tọa độ của điểm và véctơ

Chuyên đề trắc nghiệm tọa độ của điểm và véctơ

355 View

Đề học kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Lương Thế Vinh – Quảng Ngãi
Đề tuyển sinh lớp 10 môn Toán (chuyên) năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Bạc Liêu
Chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh - Chuyên đề 9 danh động từ và động từ nguyên mẫu
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Toán có đáp án - Đề 2
Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Sinh có đáp án - Đề 4

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Sinh có đáp án - Đề 4

233 View

Các lỗi sai về Giới từ-Prepositon trong Tiếng Anh và cách khắc phục
Chuyên đề trắc nghiệm công thức từng phần tính tích phân
Đề thi thử Tiếng anh THPT QG 2023 lần 1 chuyên ĐH Vinh

Đề thi thử Tiếng anh THPT QG 2023 lần 1 chuyên ĐH Vinh

1501 View

Trắc nghiệm ôn tập Hóa 12 HK1 theo từng mức độ

Trắc nghiệm ôn tập Hóa 12 HK1 theo từng mức độ

366 View