Văn mẫu BÀY TỎ SUY NGHĨ CỦA EM VỀ NHỮNG CON NGƯỜI DÁM NHẬN TRÁCH NHIỆM TRƯỚC SAI LẦM THẤT BẠI DO CHÍNH HỌ GÂY RA văn mẫu 7 học k
102 View
Mã ID: 1516
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Văn mẫu BÀY TỎ SUY NGHĨ CỦA EM VỀ NHỮNG CON NGƯỜI DÁM NHẬN TRÁCH NHIỆM TRƯỚC SAI LẦM THẤT BẠI DO CHÍNH HỌ GÂY RA văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra.
Dàn ý Suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra
- Mở đoạn: Giới thiệu về sự trách nhiệm và người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra. - Thân đoạn: + Thế nào là dám nhận trách nhiệm trước sai lầm + Em có tán thành với cách sống biết nhận trách nhiệm trước sai lầm hay không? + Người dám nhận trách nhiệm, dám thất bại sẽ có những phẩm chất nào? + Những lợi ích của sự trách nhiệm, dám nhận lỗi sai, dám thất bại - Kết đoạn: Cảm nhận và liên hệ bản thân em.MẪU VĂN
Suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra - mẫu 1
Con người sống trong bất kỳ thời kỳ, giai đoạn nào cũng cần rèn luyện cho mình những đức tính tốt, trong đó không thể không nói đến trách nhiệm. Vậy trách nhiệm là gì? Trách nhiệm là ý thức và hành vi luôn hoàn thành tốt và hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc giữ lời hứa, làm đúng những gì mình đã nói hoặc đã cam kết. Người có trách nhiệm luôn hoàn thành đúng thời gian và làm tốt công việc được giao; không để người khác thúc giục, nhắc nhở bạn; biết nhìn thẳng vào thực tế, nhận lỗi của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những sai lầm đó. Từ những đặc điểm trên, tinh thần trách nhiệm giúp con người trưởng thành hơn, biết cách sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tin tưởng. Khi chúng ta thực hành đức tính “trách nhiệm”, chúng ta sẽ trau dồi nhiều đức tính quý báu khác. Có thể thấy, trách nhiệm là một đức tính vô cùng quan trọng, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính này để có cuộc sống tốt đẹp hơn. [caption id="attachment_24048" align="alignnone" width="782"] Văn mẫu BÀY TỎ SUY NGHĨ CỦA EM VỀ NHỮNG CON NGƯỜI DÁM NHẬN TRÁCH NHIỆM TRƯỚC SAI LẦM THẤT BẠI DO CHÍNH HỌ GÂY RA văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức[/caption]Suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra - mẫu 2
Richard L Evansđã từng nói “Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày chúng ta chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của bản thân mình”. Thật vậy, người có trách nhiệm là người dám nhận và sửa chữa những sai lầm, thất bại do chính mình gây ra, có trách nhiệm với những gì mình làm…khi đó ta đã tưởng thành. Em cảm thấy rất khâm phục, vì không phải ai cũng có đủ can đảm để đứng lên nhận lỗi của mình. Chỉ khi đối diện với thất bại, trải qua những lần vấp ngã chúng ta mới nhận lại được giá trị tương xứng, những bài học để đưa ta bước trên con đường thành công. Chúng ta nên có trách nhiệm với bản thân, với những việc mình làm thì khi đó chúng ta mới trở nên tốt đẹp hơn!Suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra - mẫu 3
Dũng cảm là một phẩm chất, đức tính đáng quý, cần có ở con người. Nhờ dũng cảm, con người mới có thể làm được những điều to lớn, kì vĩ tưởng chừng không thể. Nhờ dũng cảm, thế giới mới có sự phát triển như ngày nay. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Nếu con người không dám thừa nhận sai lầm khi cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, liệu chúng ta có thể phát triển thiên văn học như ngày nay? Dũng cảm tưởng như là phải ở những điều lớn lao, nhưng thực tế nó có thể thực hiện ngay từ những điều nhỏ nhặt. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gấy ra chính là những người dũng cảm đáng khen nhất.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn