Soạn bài VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC Soạn văn 7 Tập 2 Trang 67 SGK Cánh diều
259 View
Mã ID: 1612
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC Soạn văn 7 Tập 2 Trang 67 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
1. Định hướng
a) Biểu cảm về con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc và thái độ của em về con người hoặc sự việc nào đó. Cụ thể là trả lời câu hỏi: Trước con người hoặc sự việc ấy, tình cảm, cảm xúc của em như thế nào? Con người và sự việc có thể tốt, hoặc xấu, có thể có trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học Ví dụ: - Viết bài văn biểu cảm về sự việc 10 năm cõng bạn đi học, hoặc hiện tượng săn bán các loài chim trời. Tham khảo các bài viết sau (biểu cảm về một con người): Cảm nghĩ về đại tướng Võ Nguyên Giáp (trang 67, 68 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) b. Để viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc, các em cần chú ý: - Xác định được con người hoặc sự việc cần biểu cảm - Giới thiệu hoặc tóm tắt về con người hoặc sự việc định biểu cảm - Nêu lên tình cảm, cảm xúc và thái độ trước con người hoặc sự việc ấy: vui, buồn, trân trọng, căm giận, sót thương,… - Viết bài văn biểu cảm theo một dàn ý hợp lí.2. Thực hành
Bài tập (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.a. Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà - Tìm hiểu thêm thông tin về những vẻ đẹp của người phụ nữ trong cuộc sống nói chung và đức hi sinh của người phụ nữ trong chiến tranh nói riêng.b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi sau: [caption id="attachment_24303" align="alignnone" width="824"] Soạn bài VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC Soạn văn 7 Tập 2 Trang 67 SGK Cánh diều[/caption] - Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần: Mở bài: + Nêu ấn tượng chung về hình ảnh người phụ nữ trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương Thân bài: + Lần lượt trình bày nội dung bài viết theo một trật tự nhất định . Tóm tắt câu chuyện về người phụ nữ chờ chồng hai chục năm trong văn bản . Phát biểu cảm xúc, tình cảm, thái độ của em trước tính cách và phẩm chất của người phụ nữ ấy. . Phát biểu suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc chiến tranh và trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy. Kết bài: . Nêu lên suy nghĩ và bài học của cá nhân em về hình ảnh người phụ nữ trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhàc. Viết
- Dựa vào dàn ý đã làm, em hãy viết bài văn biểu cảm theo yêu cầu của bài tập đã nêu ở trên Bài làm tham khảo Chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia. Dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ. Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng. Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ họ phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, cả đời họ là sự chờ đợi, ngóng chông để rồi thất vọng và cô đơn cứ bấu víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ chính là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, cầm gươm, giáo chiến đấu với kẻ thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia. Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta.d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo việc kiểm tra chỉnh sửa các lỗi về viết ở Bài 6 mục d (trang 15)Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Tài liệu được xem nhiều nhất
Tài liệu chuyên đề số phức
274 View