Soạn bài VIỆT BẮC TÁC PHẨM Soạn văn 12 Tập 1 Trang 109 SGK
179 View
Mã ID: 1208
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài VIỆT BẮC TÁC PHẨM Soạn văn 12 Tập 1 Trang 109 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Bố cục và Câu hỏi
- Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi - Phần 2 (còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ Việt BắcCâu 1 (Trang 114 sgk ngữ văn 12 tập 1)
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: + Sáng tác tháng 10/ 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ + Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, từ đó thấy được tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này - Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình: + Tâm trạng thể hiện qua lời đối đáp + Lưu luyến, bịn rịn giữa người đi- kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm của ước vọng và tin tưởng + Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc trong ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm sự hô ứngCâu 2 (trang 114 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Qua dòng hồi tưởng, vẻ đẹp của Việt Bắc hiện lên gần gũi, nên thơ: - Vẻ đẹp trải dài theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya. + Bức tranh tứ bình của Việt Bắc : ( mùa xuân: mơ nở trắng rừng/ mùa đông: hoa chuối đỏ tươi/ mùa hạ: ve kêu rừng phách đổ vàng/ mùa thu: trăng gọi hòa bình) - Thiên nhiên trở nên đẹp và hữu tình khi có sự gắn bó của con người: + Thiên nhiên có sự khắc nghiệt riêng của núi rừng Tây Bắc + Có những khoảnh khắc đẹp, thơ mộng + Hình ảnh khó quên: khói bếp, sương núi, cảm giác bản mường bồng bềnh, mờ ảo trong sương + Âm thanh của nhịp sống yên bình, yên ả -> Thiên nhiên Việt Bắc là sự giao hòa bốn mùa hòa với không khí kháng chiến, vất vả, gian khổ nhưng lạc quan, hào hùng + Cảnh làng bản ấm cúng + Cảnh chiến khu sinh hoạt + Cảnh lãng mạn, ân tình b, Những hồi tưởng về con người Việt Bắc - Trong dòng hồi tưởng, nhà thơ nhớ tới con người Việt Bắc trên nền chung của núi rừng + Nhớ tới con người Tây Bắc gắn với những hoạt động sinh hoạt đặc trưng: cô em gái hái măng, người đan nón, người đi rừng, nhớ tiếng hát ân tình thủy chung + Cuộc sống kháng chiến khó khăn nhưng có sự sẻ chia, đồng cảm: Thương nhau chia củ sắn bùi Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng -> Tác giả nhớ tới tình cảm nghĩa tình, những ngày được đồng bào Tây Bắc che chở, đùm bọc dù cuộc sống khó khăn, gian khổCâu 3 (trang 114 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa sinh động mang âm hưởng của khúc tráng ca + Cả dân tộc đồng lòng chống kẻ thù: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai + Dù trải qua nhiều thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn đầy lạc quan, sôi nổi: gian nan đời vẫn ca vang núi đèo - Không khí chuẩn bị cho chiến dịch khẩn trương, sôi nổi, thể hiện sức mạnh tổng hợp Chiến thắng khẳng định sức mạnh và bản lĩnh kiên cường quyết thắng của dân tộc. - Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương của cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt NamCâu 4 (trang 114 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ - Sử dụng thể thơ lục bát- thể tơ dân tộc- nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lòng người - Hình ảnh thân thương, gần gũi với đời sống người dân: nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn, nhớ người mẹ nắng cháy lưng - Ngôn ngữ dân tộc: tiêu biểu nhát là cặp đại từ xưng hô mình- ta sáng tạo trong thơ - Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình, lúc mãnh mẽ, hùng tráng Soạn bài VIỆT BẮC TÁC PHẨM Soạn văn 12 Tập 1 Trang 109 SGKLuyện tập
Bài 1 (trang 114 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Cặp đại từ xưng hô mình- ta quen thuộc trong ca dao được tác giả đưa vào thơ một cách tự nhiên, ấm áp - Tác giả cũng vận dụng tài tình cảm xúc dân dã, ngọt ngào, đằm thắm của ca dao, dân ca trong cặp từ mình- ta + Có những trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc ( Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng) + Mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ ( Ta về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người) + Trường hợp mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (chữ mình thứ ba trong câu, mình đi mình lại nhớ mình) - Ý nghĩa của cặp đại từ xưng hô mình- ta: + Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình, chân thành, sâu lắng + Góp phần làm cho tình cảm giữa người ở lại với người ra đi, giữa cán bộ và nhân dân vùng kháng chiến trở nên khăng khít, sâu nặngBài 2 (trang 114 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc: - Lời đoạn thơ như khúc hát ân tình, tha thiết về Việt Bắc, quê hương cách mạng trong thời kháng chiến - Bên cạnh bức tranh đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, tình cảm của người lính cách mạng là vẻ đẹp của tự nhiên + Bức tranh tứ bình về Việt Bắc được tái hiện đạt tới sự tinh tế + Bức tranh mùa xuân ấm áp, rực rỡ: hoa chuối đỏ tươi + Mùa xuân với gam màu trắng của hoa mơ, hoa mận gợi lên cảnh núi rừng tràn đầy sức xuân, sự tinh khiết + Bức tranh mùa hè với màu vàng rực rỡ của rừng cây vào thu, hòa quyện với âm thanh tiếng ve kêu nét đặc trưng mùa hè + Hình ảnh con người nổi bật giữa không gian núi rừng càng khiến câu thơ trẻ nên ngọt ngào, thi vị hơn + Với hình ảnh của những khung cảnh Việt Bắc xuất hiện trước mắt người đọc với tiếng hát của con người, sự hài hòa giữa cảnh và người tạo nên sự nổi bật cho nhau. + Bức tranh thứ tư rừng thu Việt Bắc trở nên mênh mông, nhưng không hề lạnh lẽo bởi có tiếng hát hòa quyện với hình ảnh ánh trăng êm đềm, thanh bình - Việt Bắc được xem là sự tài hoa của Tố Hữu, nhà thơ thể hiện sự tinh tế của mình bởi sự dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa, bức tranh thiên nhiên gắn liền với vẻ đẹp, tâm hồn của con người.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn