Soạn bài TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2 soạn văn 10 Tập 2 Trang 118 119 120 121 SGK Cánh diều
98 View
Mã ID: 187
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2 soạn văn 10 Tập 2 Trang 118 119 120 121 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
[caption id="attachment_19867" align="alignnone" width="1200"] Soạn bài TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2 soạn văn 10 Tập 2 Trang 118 119 120 121 SGK Cánh diều[/caption]
I. Đọc hiểu: Yêu cầu (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
a) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 6) bên dưới: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất nước có từ ngày đó… (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)Câu 1 (trang 119 ): Đặc điểm nổi bật của mạch cảm xúc trong đoạn thơ trên là gì?
A. Giàu tính tự sự B. Thiên về giới thiệu C. Đậm màu sắc miêu tả D. Giàu chất triết lí, suy tưởng Đáp án: D. Giàu chất triết lí, suy tưởngCâu 2 (trang 119): Đoạn thơ trên có đặc điểm như thế nào?
A. Không vần, có nhịp, không có hình ảnh B. Không vần, có nhip, giàu chất liệu dân gian C. Không vần, không nhịp, không biện pháp tu từ D. Không vần, không nhịp, nhiều biện pháp tu từ Đáp án: B. Không vần, có nhip, giàu chất liệu dân gianCâu 3 (trang 119 ): Cải "ngày xửa ngày xưa" trong câu thơ "Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể" được hiểu là gì?
A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kể B. Là câu chuyện hằng ngày của mẹ C. Là lời ru của mẹ khi con còn nhỏ D. Là câu ca xưa cũ mẹ khuyên nhủ con Đáp án: A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kểCâu 4 (trang 119): Hai câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn / Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc" nhắc ta nhớ đến câu chuyện cổ nào?
A. Sự tích trầu cau và Sự tích ông bình vôi B. Truyện Thánh Gióng và Cây tre trăm đốt C. Sự tích ông bình vôi và Cây tre trăm đốt D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh Gióng Đáp án: D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh GióngCâu 5 (trang 120 ): Dòng thơ nào sử dụng thành ngữ?
A. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi B Cái kèo, cái cột thành tên C. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn D. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đáp án: C. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCâu 6 (trang 120): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên trong khoảng 3 – 4 dòng.
Trả lời: Nguồn gốc của đất nước và quá trình hình thành đất nước. Đất Nước là những thứ gần gũi, thân thuộc, gắn bó với mỗi con người từ khi sinh ra. Được cảm nhận bằng chiều sâu văn hóa - lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người. Đất nước được hình thành gắn liền với văn hóa, lối sống, phong tục của người Việt Nam “Phong tục ăn trầu; hình ảnh: cây tre, hạt gạo; tập quán bới tóc sau đời; thành ngữ gừng cay muối mặn”. b) Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở bên dưới: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc, Văn chính luận của ông có nội dung yêu nước sâu sắc và tính chiến đấu cao, Quân trung từ mệnh tập “có sức mạnh như mười vạn quân" (Phan Huy Chú), từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. Bình Ngô đại cáo cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc, bừng dậy hung khí của những năm “đoạt sáo, cầm Hổ", trào dâng khí thế chiến đấu và chiến thắng của những năm tháng “Bình Ngô phục quốc". Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi đã dùng trí mưu để phân tích thời – thế – lực nhằm chứng minh ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Nguyễn Trãi đã vận dụng đạo lí lên án vua quan triều Minh về tội ác xâm lược, dối trá, tàn bạo,... tuyên dương nghĩa quân về việc làm chính nghĩa, quang minh chính đại, trung thực, khoan hồng,... Sức mạnh chiến đấu của văn chính luận Nguyễn Trãi là sức mạnh của chiến lược “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo", của sự ưu thắng khi phân tích về thời – thế – lực. Từ nhu cầu “tâm công" và từ nhận thức về tính năng chiến đấu của văn chương, với tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, không khoan nhượng, trên những điểm căn bản và tuân theo một sách lược linh hoạt, Nguyễn Trãi đã viết thư giảng cho địch những đòn tới tấp, đánh cho kẻ địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Chiến đấu là tính đặc thù của văn chính luận dân tộc. Nhưng chiến đấu ngoan cường, trực diện, tập trung, thường xuyên và có hiệu quả cao, xuất phát từ trí tuệ nhạy bén, tình cảm chân thành và nhất là từ ý thức dùng văn chương làm vũ khí “mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao" (Phạm Văn Đồng), thì chỉ có thể tìm thấy sớm nhất trong văn chính luận Nguyễn Trãi.(BÙI DUY TÂN, in trong Nguyễn Trãi, Về tác gia tác phẩm,
NXB Giáo dục, 1999)
Câu 1 (trang 120 ): Văn bản trên viết về vấn đề gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.
Bài tóm tắt tham khảo Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu. Ta có thể kể đến Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc. Trong Quân trung từ mệnh tập Nguyễn Trãi đã phân tích thời, thế, lực, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, … đánh cho địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Nguyễn Trãi thực sự đã dùng văn chương làm vũ khí thành công.Câu 2 (trang 120): Nêu các biểu hiện cụ thể giúp em nhận biết được phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Trả lời: - Các biểu hiện cụ thể giúp em nhận biết được phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Tác giả đã đưa ra ý kiến đánh giá, bàn luận về vấn đề một cách sâu sắc, thuyết phục người đọc.Câu 3 (trang 121 ): Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay tổng - phân - hợp? Em dựa vào đâu để xác định cấu trúc ấy?
Trả lời: - Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch. - Em dựa vào cách tác giả trình bày đâu để xác định cấu trúc: tác giả nêu câu chủ đề trước, rồi sau đó mới lấy dẫn chứng chứng minh cho vấn đề.Câu 4 (trang 121 ): Nêu nhận xét của em về nội dung và hình thức của đoạn trích (trình bày khong khoảng 8 – 10 dòng).
Trả lời: Em thực sự ấn tượng với nội dung và hình thức của đoạn trích trên. Đây là một đoạn văn nghị luận bàn về việc Nguyễn Trãi đã dùng văn học làm vũ khí chiến đấu thành công như thế nào. Đầu tiên, tác giả đưa ra câu chủ đề: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Sau đó, tác giả dùng lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với các thao tác lập luận để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông lấy dẫn chứng điển hình là tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, rồi phân tích Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc...II. Viết: Yêu cầu (trang 121): Chọn một trong hai để sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1. Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai. Đề 2. Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Bài mẫu tham khảo Đề 1. Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai. Hồi trống cổ thành thuộc hồi thứ 28 kể lại diễn biến Quan Công gặp lại Trương Phi với nội dung hết sức gay cấn, hấp dẫn. Đoạn trích không chỉ hấp dẫn ở nội dung giàu kịch tính mà còn hấp dẫn bởi những chi tiết giàu ý nghĩa mà trước hết chính là chi tiết hồi trống. Sau khi ba anh em Lưu – Quan – Trương rời bỏ Tào Tháo và bị Tào Tháo đuổi đánh khiến ba anh em mỗi người một ngả: Lưu Bị chạy về với Viên Thiệu, Trương Phi ở Cổ Thành, còn Quan Công vì phải bảo vệ chị dâu (vợ Lưu Bị) nên phải ở lại chỗ Tào Tháo, nhưng Quan Công chỉ hàng Hán chứ không hàng Tào và đưa ra điều kiện khi nghe tin anh mình là Lưu Bị ở đâu lập tức sẽ đi tìm anh ngay. Quan Công lên đường tìm Lưu Bị và trong quá trình ấy đã gặp lại Trương Phi. Khi hai anh em gặp lại nhau đã có biết bao biến cố xảy ra. Khi gặp lại Quan Công, ngay lập tức Trương Phi khẳng định Quan Công là kẻ phản bội bởi: Tôi trung không bao giờ thờ hai chủ (Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ). Bởi vậy, khi biết Quan Công ở doanh trại của Tào Tháo, Trương Phi đã có hành động vô cùng quyết liệt, dứt khoát: Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc với mục đích đánh lại Quan Công. Dù nhận được lời khuyên từ hai phu nhân và Tôn Càn, Trương Phi vẫn nhất quyết không tin. Hơn nữa Trương Phi còn thấy một toán quân của Tào, cho đó là Trương Phi đem quân đến để bắt mình. Hai hiểu lầm công gộp với nhau khiến cho mâu thuẫn ngày càng lớn và cần giải quyết. Trương Phi đã lựa chọn hình thức thử thách cho Quan Công, đó là sau ba hồi trống Quan Công phải giết được tướng Tào để chứng minh sự trong sạch của mình. Bởi vậy hồi trống này có nhiều ý nghĩa. Đối với Trương Phi đây là hồi trống có ý nghĩa thách thức Quan Công, đặt Quan Công vào thử thách buộc phải vượt qua để minh chứng cho sự trong sạch của bản thân. Cũng cần lưu ý số hồi trống mà Trương Phi đưa ra cho Quan Công là ba hồi, tại sao là ba hồi chứ không phải ít hơn hay nhiều hơn. Ta biết rằng, Trương phi là con người hết sức nóng nảy, bởi vậy nếu là năm hồi sẽ quá lâu và Trương Phi không thể kiên nhẫn chờ đợi. Còn nếu là một hồi thì lại quá ít khiến Quan Công bị đặt vào tình thế khó có thể chứng minh. Như vậy, ba hồi là hợp lí nhất, là thời gian vừa đủ để Quan Công minh chứng mình trong sạch, đồng thời ba hồi cũng thể hiện hi vọng, mong muốn của Trương Phi đối với Quan Công. Còn đối với Quan Công đây là hồi trống minh oan. Khi nhận được yêu cầu của Trương Phi, Quan Công lập tức đồng ý ngay, bởi Quan Công hiểu rất rõ tính cách của Trương Phi, nếu không minh chứng được thì mãi mãi Trương Phi không công nhận sự trong sạch của Quan Công. Quan Công là người tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi, chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện. Sái Dương là tướng giỏi của Tào Tháo. Dưới trướng Tào Tháo, Sái Dương là người duy nhất không phục Quan Công. Tần Kì – một người trong số 6 tướng bị Quan Công giết lại là cháu ngoại của Sái Dương. Khi Tào Tháo không đồng ý cho đi giết Quan Công thì Sái Dương vẫn nhất quyết đi. Bởi vậy lựa chọn giết Sái Dương là lựa chọn đúng đắn nhất. Ngoài ra, để tăng sức thuyết phục với Trương Phi, Quan Công còn bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn. Sau những khó khăn, thử thách đó họ đã nhận ra nhau, bởi vậy hồi trống còn mang một ý nghĩa khác là hồi trống đoàn tụ. Sau khi nghe những lời chị dâu kể về vô vàn những khó khăn mà Quan Công phải trải qua để bảo vệ chị dâu bởi vậy Trương Phi đã quỳ xuống và khóc. Hành động đó đã cho thấy nỗi niềm thương anh sâu sắc cũng nhưng sự ân hận khi đã đối xử tệ bạc với anh, đồng thời hành động quỳ xuống cũng như là một lời tạ tội Trương Phi gửi đến Quan Công. Với chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa, hồi trống không chỉ cho thấy tình cảm sâu nặng mà Trương Phi dành cho Quan công mà còn cho thấy sự bình tĩnh, bản lĩnh tự tin của Quan Công để minh chứng sự trong sạch của mình. Đồng thời chi tiết này cũng cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của tác giả. Đề 2. Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Khi đọc “Người ở bến sông Châu” bên cạnh những cảm xúc tiếc nuối, xúc động, em còn cảm nhận được sâu sắc một tình yêu nước ở dì Mây. Tình cảm là thứ thiêng liêng và cao đẹp nhất đối với cuộc sống con người. Mỗi người lại có cách yêu thương và những tình cảm tốt đẹp khác nhau. Một trong số tình cảm cao đẹp nhất mà chúng ta cần có đó chính là lòng yêu nước. Lòng yêu nước là sự biết ơn, trân trọng đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước. Yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược. Người có lòng yêu nước là những người biết cố gắng học tập, làm việc rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra. Họ cũng là những người ham tìm hiểu, trân trọng và có ý thức lan tỏa những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà. Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lòng yêu nước có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Trước hết, lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước vững mạnh, khi có lòng yêu nước, ta sẽ biết cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Người có lòng yêu nước là người có những nhận thức đúng đắn, sống theo chuẩn mực xã hội. Lòng yêu nước giúp con người gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó được nâng cao hơn. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… để thể hiện lòng yêu nước của mình. Mỗi chúng ta được sống một lần, hãy sống, cố gắng phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực và trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn