Soạn bài TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 soạn văn 6 tập 1 Trang 109 110 111 112 SGK Cánh diều
86 View
Mã ID: 695
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 soạn văn 6 tập 1 Trang 109 110 111 112 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
I. Đọc hiểu
a) Đọc đoạn thơ sau (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 109) và trả lời các câu hỏi: Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tỉnh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người… (Trích Việt Bắc – Tố Hữu) Câu 1 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Câu nào sau đây nêu không đúng đặc điểm của đoạn thơ trên? D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát Câu 2 (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì? D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ Câu 3 (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Phương án nào nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên? B. Bác, Ông Cụ, Người Câu 4 (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Dòng thơ nào chứa từ láy? C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Câu 5 (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Phương án nào nêu đúng ý nghĩa mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật? B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ Câu 6 (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Biện pháp nghệ thuật nào thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ? C. Sử dụng biện pháp điệp từ “nhớ” b) Đọc đoạn trích sau (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 110, 111) và trả lời các câu hỏi: 27-1-1973: KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI (PARIS) CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại. Hiệp định Pa-ri đã được kí chính thức. […] Trong những ngày tháng Giêng năm bảy mươi ba đó, tất cả các báo chí, các đài phát thanh và vô tuyến truyền hình ở Pa-ri cũng như ở trên thế giới đều liên tiếp đưa tin về Hội nghị Pa-ri và bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kle-bơ (Kleber) đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới. Những ngày lịch sử nối tiếp nhau dồn dập. Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thoả thuận xong giữa hai bên. Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger). Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên. Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết. Như thế là sau 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Tập văn bản Hiệp định và các nghị định thư bằng hai thứ tiếng Việt và Anh đã được thoả thuận xong. Buổi lễ kí kết đã diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm tại phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ. Ở bên ngoài, dọc Đại lộ Kle-bơ, hàng ngàn đại biểu Việt kiều và nhân dân Pháp đã nồng nhiệt vỗ tay, vẫy cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ có sao vàng ở giữa, hô khẩu hiệu chào mừng các đại biểu Việt Nam chiến thắng. (Theo https:/www.maxreading.com) Câu 7 (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin về một sự kiện lịch sử? A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri Câu 8 (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1): So với nhan đề văn bản, thông tin nào sau đây là quan trọng nhất? D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt Câu 9 (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Phương án nào sau đây nêu đúng đặc điểm văn bản thông tin thể hiện trong đoạn trích trên? A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn Câu 10 (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Liệt kê ba thông tin theo em là quan trọng trong đoạn trích trên. Trả lời: Ba thông tin theo em là quan trọng trong đoạn trích trên: - Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thoả thuận xong giữa hai bên. - Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger). - Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên.Soạn bài TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 soạn văn 6 tập 1 Trang 109 110 111 112 SGK Cánh diều.
II. Viết
Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn (khoảng 2 trang) Đề 1. Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc khiến em xúc động nhất. Đề 2. Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến của mình. Trả lời: Đề 1 Tố Hữu khi viết về người mẹ, ông viết bằng tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca. Bài thơ “Mẹ Tơm” cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ xúc cảm cụ thể, bài thơ vươn lên triết lí, để cao đạo lí ân nghĩa của dân tộc. Mẹ Tơm chính là người cưu mang giúp đỡ nhà thơ hay cũng chính là những anh chiến sĩ, Đảng ta. Mẹ nấu cơm cho cán bộ Đảng ăn mà không sợ kẻ thù biết: “Con đã về đây, ơi mẹ Tơm Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy Không sợ tù gông, chấp súng gươm” Tác giả như vui sướng khi trong lòng nghĩ reo lên khi gặp người mẹ anh hùng ấy. Chính mẹ là người đã không sợ những đe dọa và ác độc của quân thù. Mẹ chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế nhưng trái tim mẹ được đúc bằng thép để cho mọi sự tàn ác kia chỉ như gió thoảng bên tai mà thôi. Mẹ vẫn dành những phần cơm cho chiến sĩ cán bộ Đảng mà không hề sợ súng gươm quân thù. Không chỉ thế người mẹ anh hùng ấy còn là một người yêu thương những cán bộ Đảng như chính con ruột của mình, căm thù bọn Tây Nhật: “Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con Đêm đêm chó sủa… Làng bên động? Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…” Chính vì thương người cộng sản và căm thù bọn cướp nước cho nên người mẹ ấy mới giúp các chiến sĩ của ta. Mẹ Tơm lấy căn buồng của mình để giấu bộ đội, lấy trái tim mình để giấu họ trong niềm yêu thương. Trái tim mẹ mang một tình thương bao la rộng lớn lắm, tình thương ấy đã lấn át hết đi những nỗi sợ hãi của mẹ. Không những thế trong trái tim ấy tồn tại cả sự cảm thù quân giặc kia cho nên nỗi sợ hãi súng gươm không có chỗ để tồn tại nữa. Mẹ đã già thế nhưng để bảo vệ cho những đứa con chiến sĩ của mình mẹ đã không quản nhọc nhằn ngồi canh chừng cho các con yên tâm làm việc. Mẹ Tơm còn rất thông minh và giúp cho những chiến sĩ của ta truyền những thông tin mật đi một cách dễ dàng mà không ai biết: “Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ Chiều về… Hòn Nẹ… Biển reo quanh…” Mẹ không chỉ gan dạ mà còn khéo léo và thông minh. Mẹ gánh mớ hàng rau ra chợ để thêm vào đó bó truyền đơn gọi đấu tranh. Bóng mẹ in trên nền cát vàng phau thấy yêu thấy thương biết nhường nào. Gánh rau ra chợ nhưng cũng nằm trong mọi ánh mắt nhìn của quân giặc. Chính vì thế mà mẹ phải khéo léo thẩn trọng lắm mới không để bị lộ. Khi chứng kiến cảnh những người con chiến sĩ của mình bị bắt thì mẹ đau xót vô cùng. Nhìn thấy máu đỏ pha cát lạnh mà mẹ ngồi trông nỗi đau vọng đến tận trời cao: “Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn Lính về, lính trói cả hai con Máu con đỏ cát đường thôn lạnh Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!” Quay trở về với hiện tại người mẹ ấy đã đi thật rồi. Chỉ còn có một nắm cỏ với nắm đất mà thôi. Nhà thơ kể lại câu chuyện về người mẹ anh hùng đầy tình yêu thương và che chở. Thời gian trôi đi đã mang mẹ đi xa mất rồi. Người con năm xưa được mẹ cưu mang đến giờ này có thời gian về thăm mẹ thì mẹ Tơm đã không còn nữa. Nhà thơ đành thắp nén hương để chào mẹ hay cũng chính là cảm ơn mẹ. Qua bài thơ ta thấy mẹ Tơm hiện lên là một bà mẹ anh hùng, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quan khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình. Mẹ đã già nhưng vẫn tham gia hoạt động cách mạng. Người mẹ ấy quả thật rất vĩ đại và đáng kính biết bao. Đề 2 Từ lâu những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi người. Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Chính vì thế em rất thích đọc truyện cổ tích. Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ. Thứ nhất, em thấy những câu chuyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ bọn em. Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Như hình ảnh Gióng vươn vai thành tráng sĩ – người anh hùng lí tưởng của dân tộc hay sự kì lạ của niêu cơm thần cứ hết lại đầy. Thứ hai, những truyện cổ tích của dân tộc luôn hướng chúng em về cội nguồn dân tộc. Bởi chúng đều được sáng tác từ lòng tự tôn dân tộc, giúp các em hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta. Thứ ba, truyện cổ tích mang tính giáo dục cao. Chúng luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá, phân biệt được đúng sai, dạy con kỹ năng tư duy phê phán. Mỗi một truyện sẽ là chủ đề tuyệt vời để chúng ta thảo luận về đúng sai, hậu quả của sự lựa chọn, và rất nhiều kỹ năng tư duy phê phán. Các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó. Ví như câu chuyện cổ tích Thạch Sanh răn dạy cho ta bài học sống ở đời cần thiện lương, trung thực đừng như Lí Thông gian xảo, độc ác nhận kết cục trừng phạt sét đánh biến thành bọ hung. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này. Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, ta sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của em và mọi trẻ em khác, bồi dưỡng tâm hồn, thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Tài liệu được xem nhiều nhất
Sổ tay Toán học 12
371 View