Soạn bài TRI THỨC NGỮ VĂN văn 6 Tập 2 Trang 5 6 7 SGK Chân trời sáng tạo
81 View
Mã ID: 612
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài TRI THỨC NGỮ VĂN văn 6 Tập 2 Trang 5 6 7 SGK Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Tri thức đọc hiểu
* Truyện và những vấn đề về truyện
Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,... Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm. Ngoại hình của nhân vật là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục. Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm. Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Ý nghĩ của nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật. Soạn bài TRI THỨC NGỮ VĂN văn 6 Tập 2 Trang 5 6 7 SGK Chân trời sáng tạoTri thức Tiếng việt
Dấu ngoặc kép
- Một trong những công dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường. Ví dụ: Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. - Từ “trả thù” thường được dùng với nghĩa là làm cho người đã hại mình phải chịu điều tương xứng với những gì mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, từ “trả thủ” trong câu trên lại là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.Văn bản và đoạn văn: đặc điểm và chức năng
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định. Ví dụ: văn bản Sự tích Hồ Gươm. - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều cấu tạo thành và có những đặc điểm sau: - Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. - Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn, - Có thể có cầu chủ đề hoặc không có câu chủ đề. Câu chủ đề nêuỷ chính trong đoạn Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn. Ví dụ đoạn văn không có câu chủ đề: “Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi gươm vào chuôi thì thấy vừa vặn như in. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện.” Ví dụ đoạn văn có câu chủ đề (câu được in đậm): “Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang dội khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới chiếm được của giặc tiếp tế cho nghĩa quân. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.”Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn