Soạn bài TRI THỨC NGỮ VĂN soạn văn 7 Tập 2 Trang 27 28 SGK Chân trời sáng tạo

Mã ID: 939

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài TRI THỨC NGỮ VĂN soạn văn 7 Tập 2 Trang 27 28 SGK Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

* Tục ngữ

Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày. Về nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm:  - Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ)  - Có nhịp điệu, hình ảnh.  - Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là “vần sát”) :  Ví dụ:  Bút sa gà chết Một điều nhịn chín điều lành.  Hoặc gieo ở hai tiếng cách nhau (gọi là “vần cách”)  Ví dụ:  Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.  - Thường có hai vế trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.  - Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội.  Đặc điểm và chức năng của thành ngữ, tục ngữ Thành ngữ là một tập hợp từ cố định. Nghĩa của thành ngữ không phải phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.  Ví dụ: Chậm như rùa, đen như cột nhà cháy Khi được sử dụng trong giao tiếp (nói và viết) , thành ngữ làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc. Thành ngữ có thể làm một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ. Ví dụ: Chậm như rùa làm thành một bộ phận của câu Nó lúc nào cũng chậm như rùa.   Khác với thành ngữ, mỗi câu tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm) . Ví dụ: cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Tục ngữ được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm.  Nói quá, nói giảm nói tránh Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.  Ví dụ: câu tục ngữ Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông dùng biện pháp nói quá (tát cạn biển Đông) để tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.  Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.  Ví dụ: Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó.  Ví dụ trên sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh (dùng “qua đời” thay cho “chết” để tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề. 

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 toán 10 CTST 2023-2024

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 toán 10 CTST 2023-2024

305 View

Bộ đề kiểm tra học kỳ 2 Toán 12 năm 2023-2024 có lời giải chi tiết
Đề thi thử TN môn Lịch sử 2024 có lời giải - Đề 5

Đề thi thử TN môn Lịch sử 2024 có lời giải - Đề 5

379 View

Đề thi HK2 Toán 12 năm 2021 – 2022 trường THPT Ngô Gia Tự – Đắk Lắk
1800 câu trắc nghiệm Địa lí 12 ôn thi tốt nghiệp THPT

1800 câu trắc nghiệm Địa lí 12 ôn thi tốt nghiệp THPT

430 View

20 kỹ thuật chinh phục vận dụng cao số phức – Hoàng Xuân Nhàn
Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ 1 Tiếng Anh 12 năm 2023-2024 có đáp án
Đề Kiểm Tra Giữa Học Kì 1 Toán 12 Năm 2023-2024 Có Đáp Án-Đề 2
Đề thi thử Toán vào lớp 10 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Ngô Quyền – Hải Phòng
Đề thi HK2 môn Tiếng Anh 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 2
Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn năm 2024 - Đề 5

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn năm 2024 - Đề 5

440 View

Đề Thi Học Sinh Giỏi Toán Lớp 12 Năm 2023 - 2024 có lời giải - Đề 12