Soạn bài THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA soạn văn 10 Tập 2 Trang 28 29 30 31 32 SGK Cánh diều
117 View
Mã ID: 151
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA soạn văn 10 Tập 2 Trang 28 29 30 31 32 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
[caption id="attachment_19714" align="alignnone" width="1200"] Soạn bài THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA soạn văn 10 Tập 2 Trang 28 29 30 31 32 SGK Cánh diều[/caption]
Câu 1 (trang 30): Sắp xếp lại các câu sau cho đúng với trình tự: luận điểm – lí lẽ – dẫn chứng mà Nguyễn Trãi đã trình bày trong bức thư:
a) Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển thành nguy. b) Trước đây, các ông bề ngoài thì giả cách giảng hoà, bên trong ngầm mưu gian trá, cử đào hào, đắp luỹ, ngồi đợi viện binh, tâm tính không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến ta tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. c) Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Trả lời: - Thứ tự sắp xếp các câu đúng với trình tự: luận điểm – lí lẽ – dẫn chứng mà Nguyễn Trãi đã trình bày trong bức thư là: c – a – bCâu 2 (trang 30): Bức thư của Nguyễn Trãi chỉ ra sáu điều phải thua của quân Minh. Em hãy điền những nội dung còn thiếu ở cột B rồi ghép thứ tự điều phải thua ở cột A với các nội dung Ở cột B sao cho chính xác.
[caption id="attachment_19715" align="alignnone" width="622"] Soạn bài THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA soạn văn 10 Tập 2 Trang 28 29 30 31 32 SGK Cánh diều[/caption] Trả lời: - Điền nội dung còn thiếu ở cột B: 1) Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng 2) Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến. 3) Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết 4) Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của ta dồn giữ, nếu có viện binh đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt. 5) Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt tự chuốc bại vong. 6) Nước ông quân mạnh, ngựa khỏe, nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi mà nhìn đến phương nam được - Ghép thứ tự điều phải thua ở cột A với các nội dung Ở cột B: + a – 3 + b – 4 + c – 6 + d – 1 + đ – 2 + e – 5Câu 3 (trang 31): Nhận định nào sau đây không đúng về thái độ của Nguyễn Trãi qua cách xưng hô với quân Minh?
A. Nguyễn Trãi đã quá nhún nhường trước kẻ thù khi quân ta đang ở thế mạnh hơn chúng. B. Nguyễn Trãi có lúc tỏ ra tôn trọng kẻ thù nhưng rất kiên quyết khi chúng động chạm đến quyền lợi dân tộc. C. Ông đã phân loại kẻ thù để có cách xưng hô tỏ thái độ rõ ràng với từng loại người. Ngay với Tổng binh Vương Thông, khi cần thiết Nguyễn Trãi vẫn có cách xưng hô cứng rắn mang tính cảnh cáo. D. Mục đích của bức thư là nhằm mở đường cho kẻ thù rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hoà bình, độc lập cho dân tộc nên sự nhún nhường trong cách xưng hô là hợp lí. Trả lời: Đáp án cần chọn là: ACâu 4 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trong Thư dụ Vương Thông, lần nữa có đoạn viết: “Trước, Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc, bạo ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ oán thán. Đào phần mộ làng ấp ta, bắt vợ con của dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kĩ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hoà hảo lại thông, can qua dứt hẳn". Câu nào sau đây thể hiện đúng mục đích của đoạn thơ trên? A. Việc đòi chém Phương Chính, Mã Kỳ là điều kiện để hai bên giảng hoà, chấm dứt chiến tranh. B. Tác giả kể tội Phương Chính, Mã Kỳ trong bức thư nhằm chia rẽ nội bộ kẻ địch, khiến chúng nghi kị, sát phạt lẫn nhau. C. Đoạn văn lên án tội ác quân Minh, chỉ đích danh thủ phạm để người dân và binh lính người Việt trong thành căm phẫn nổi dậy, kết hợp trong ngoài cùng đánh thành D. Những câu văn đó thể hiện ý chí và quyết tâm của quân dân Đại Việt trong việc tiêu diệt quân Minh nếu chúng không chịu giảng hoà và rút quân về nước. Trả lời: Đáp án cần chọn là: DCâu 5 (trang 31 ): Từ những tư liệu mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của Thư dụ Vương Thông, lần nữa và cho biết quan điểm của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bức thư.
Trả lời: - Từ những tư liệu mà em tìm hiểu được, trình bày hoàn cảnh ra đời của Thư dụ Vương Thông, lần nữa + Nghĩa quân Lam Sơn vây hãm thành Đông Quan, đẩy giặc Minh vào tình thế vô cùng khốn đốn. + Nguyễn Trãi viết bức thư này vào khoảng tháng 2 - 1427 thì đến tháng 10 cùng năm, sau khi tướng giặc Liễu Thăng bị nghĩa quân ta giết chết ở gò Mã Yên, Vương Thông sợ hãi không đợi lệnh vua Minh đã tự ý rút quân về nước. - Quan điểm của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bức thư: Mục đích viết thư của Nguyễn Trãi là dụ giặc ra hàng và rút quân về nước nên trong bức thư ông đã thể hiện rất rõ quan điểm yêu chuộng hòa bình nếu quân Minh chịu rút về nước nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu nếu quân Minh không chịu giảng hoà và rút quân về nước.Câu 6 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Phân tích nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư (từ quan niệm thời thế, chỉ rõ âm mưu và tình thế của đối phương, vạch ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng đến việc đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh) để làm rõ chiến lược “mưu phạt, tâm công" của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Trả lời: * Nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư: - Quan niệm thời thế: + Nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế: Thế nào là thời và thế? Thời là khoảng thời gian nhất định. Thế là tổng thể các mối quan hệ tạo thành điều kiện chung có lợi hoặc không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người. Người lãnh đạo trong bất kì một lĩnh vực nào đó muốn thành công thì phải hiểu rõ thời và thế. - Sáu cớ bại vong tất yếu, không thể bác bỏ: 1) Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết 2) Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của ta dồn giữ, nếu có viện binh đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt. 3) Nước ông quân mạnh, ngựa khỏe, nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi mà nhìn đến phương nam được 4) Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng 5) Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến. 6) Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt tự chuốc bại vong. - Âm mưu và tình thế của đối phương: + Âm mưu của giặc: chiếm đánh nước ta + Thế của quân Minh ở Trung Quốc: Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời...; Phía Bắc có giặc Nguyên, trong nước có nội loạn ở Tầm Châu. + Thế của quân Minh ở Đông Quan: kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh,... - Các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng: (6 nguyên nhân đã nêu trên) - Đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh: + Một là đầu hàng, hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.Câu 7 (trang 32): Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hoà bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược.
Trả lời: - Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hoà bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược: Niềm tin tất thắng của tác giả vào công cuộc chống quân Minh thể hiện ở sự hiểu rõ thế thất bại tất yếu của địch. Tinh thần yêu chuộng hoà bình của Nguyễn Trãi thể hiện ở thiện chí không chủ trương tiêu diệt quân Minh khi chúng đã bại trận mà tạo điều kiện cho chúng rút quân: Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ “sửa sang cầu cống”, “mua sắm tàu thuyền”, thuỷ lục hai đường, tuỳ theo ý muốn ; “quân ra khỏi cõi”, muôn phần bảo đảm được yên ổn không lo ngại gì ; nước ta lại “phụng cống xưng thần, theo lệ như trước”. Tác giả hiểu rõ quan hệ đặc biệt giữa ta với Trung Quốc nên không muốn gây thù, chuốc oán mà muốn giữ quan hệ láng giềng thân thiện. Phần kết bức thư đã thể hiện rõ tư tưởng chiến lược sáng suốt, có ý nghĩa lâu dài của Nguyễn Trãi.Câu 8 (trang 32): Bức thư giúp em hiểu biết thêm điều gì về tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi?
Trả lời: - Bức thư giúp em hiểu biết thêm về tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi là: Nguyễn Trãi là một ngòi bút chính luận lỗi lạc. Bài Thư dự Vương Thông lần nữa thể hiện tác giả là tài năng nghị luận bậc thầy trong lịch sử văn học dân tộc. Có thể coi văn bản trên là một đòn đánh mạnh vào âm mưu cố thủ, chờ viện binh sang để phản công quân ta của đám tướng lĩnh nhà Minh, Nguyễn Trãi đã lấy sự phân tích xác thực về thời thế, lấy chính tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hoà bình để thuyết phục tướng giặc. Sức mạnh của sách lược “đánh vào lòng người” ở bức Thư dụ Vương Thông lần nữa thể hiện một trí tuệ sáng suốt, một tấm lòng nhân ái cao cả, yêu hoà bình chính nghĩa của quân dân Đại Việt.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn