Soạn bài TẬP ĐỌC: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG giải Tiếng Việt 5 tập 1 Trang 118 119 SGK
93 View
Mã ID: 1941
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài TẬP ĐỌC: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG giải Tiếng Việt 5 tập 1 Trang 118 119 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Hành trình của bầy ong Với đôi cánh đẫm nắng trời Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa. Không gian là nẻo đường xa Thời gian vô tận mở ra sắc màu. Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. Tìm nơi bờ biển sóng tràn Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa. Tìm nơi quần đảo khơi xa Có loài hoa nở như là không tên... Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa. Nối rừng hoang với biển xa Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào. (Nếu hoa có ở trời cao Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm) Chắt trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay. Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời. Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày. - Đẫm: Ướt sũng (đẫm nắng trời: ý nói đôi cánh ong tắm trong ánh nắng như thấm đẫm nắng trời). - Rong ruổi: Đi liên tục trên chặng đường dài, nhằm mục đích nhất định. - Nối liền mùa hoa: Bầy ong đi lấy mật từ mùa hoa ở nơi này đến mùa hoa ở nơi khác làm cho các mùa hoa như nối liền lại với nhau. - Men: Chất được dùng trong quá trình làm bia, rượu; chất gây say.Nội dung chính Hành trình của bầy ong
Đoạn trích thơ nói về công việc hàng ngày của bầy ong là đi hút mật ở khắp nơi, không quản khó khăn mệt mỏi, giữ lại hương sắc của hoa cho cuộc đời.Câu 1 (trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
Trả lời: Đôi cánh của loài ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa. Bầy ong bay đến trọn đời và thời gian là vô tận.Câu 2 (trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
Trả lời: Bầy ong tìm hoa nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi có hoa chuối, hoa ban. Tìm nơi bờ biển sóng tràn có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa. Ong còn tìm mật nơi quần đảo khơi xa có loài hoa nở như là không tên.Câu 3 (trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Em hiểu nghĩa câu thơ "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào" thế nào?
Trả lời: Bầy ong chăm chỉ, siêng năng, bay khắp nơi tìm mật. Bất cứ nơi đâu mà bầy ong bay đến cũng tìm được mật hoa, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.Câu 4 (trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
Trả lời: Nhà thơ muốn ca ngợi bầy ong; bầy ong đã giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn, ong chắt được mật từ trong những cánh hoa ấy, đem lại cho con người mật ngọt. Những giọt mật tinh túy ấy như giữ lại những mùa hoa đã tàn phai giúp ích cho đời.Câu 5 (trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài.
Trả lời: Hành trình của bầy ong Với đôi cánh đẫm nắng trời Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa. Không gian là nẻo đường xa Thời gian vô tận mở ra sắc màu. Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. Tìm nơi bờ biển sóng tràn Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa. Tìm nơi quần đảo khơi xa Có loài hoa nở như là không tên... Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa. Nối rừng hoang với biển xa Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào. (Nếu hoa có ở trời cao Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm) Chắt trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay. Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời. Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày. - Đẫm: Ướt sũng (đẫm nắng trời: ý nói đôi cánh ong tắm trong ánh nắng như thấm đẫm nắng trời). - Rong ruổi: Đi liên tục trên chặng đường dài, nhằm mục đích nhất định. - Nối liền mùa hoa: Bầy ong đi lấy mật từ mùa hoa ở nơi này đến mùa hoa ở nơi khác làm cho các mùa hoa như nối liền lại với nhau. - Men: Chất được dùng trong quá trình làm bia, rượu; chất gây say. Học sinh tự học.Soạn bài TẬP ĐỌC: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG giải Tiếng Việt 5 tập 1 Trang 118 119 SGK
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Tài liệu được xem nhiều nhất
Phương trình nghiệm nguyên chọn lọc
248 View