Soạn bài HƯỚNG DẪN TỰ HỌC soạn văn 10 Tập 2 Trang 32 SGK Cánh diều
76 View
Mã ID: 152
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài HƯỚNG DẪN TỰ HỌC soạn văn 10 Tập 2 Trang 32 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
[caption id="attachment_19717" align="alignnone" width="1200"] Soạn bài HƯỚNG DẪN TỰ HỌC soạn văn 10 Tập 2 Trang 32 SGK Cánh diều[/caption]
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Truy cập Internet để tìm hiểu các thông tin về Nguyễn Trãi và các tác phẩm đã học: - Thu thập tư liệu gồm: bài viết, hình ảnh, video liên quan. - Đánh giá tư liệu xem các thông tin này đã đầy đủ và phù hợp chưa? Không sử dụng tư liệu nếu: a) Không có thông tin liên quan đến đề tài; b) Thông tin đó không có nguồn tin cậy và không chính xác. Trả lời: Truy cập Internet để tìm hiểu các thông tin về Nguyễn Trãi: 1. Cuộc đời và sự nghiệp: – Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương. – Nguyễn Trãi là con của gia đình có truyền thống yêu nước, văn học. – Vào năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cả cha và con đều làm quan. – Năm 1407, nhà Hồ khởi nghĩa thất bại, giặc Minh chiếm nước ta, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc, còn ông Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc. – Vào những năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh, đó cũng là thời gian mà ông viết “Bình Ngô đại cáo”. – Chỉ sau thời gian ngắn, triều đình lục đục, gian lận lộng hành, ông xin về ở ẩn. – Vua mời ông ra phụ giúp việc nước nhưng vào năm 1442 ông dính vào vụ án Lệ chi Viên nổi tiếng, gia đình 3 đời bị xử trảm. – Vụ án Lệ Chi Viên vụ án oan trong lịch sử và được vua Lê Thánh Tông minh oan vào năm 1464. – Nguyễn Trãi được minh oan và trong sạch để lại tiếng thơm muôn đời. – Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980. 2. Đóng góp vào văn học: – Không chỉ là nhà quân sự, Nguyễn Trãi có rất nhiều những đóng góp quan trọng vào văn học đương thời và có giá trị đến hiện nay. – Nguyễn Trãi nhiều tác phẩm nổi tiếng văn chính luận, thơ trữ tình. Các tác phẩm của ông được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. + Ông là nhà thơ trữ tình xuất sắc với các tập thơ: “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”. Qua đó đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí ngời sáng. Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường và sáng tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị. + Ông là nhà chính luận nổi tiếng: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, các thể loại chiếu… Về tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Còn trong nghệ thuật, văn chính luận của ông đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén. → Nguyễn Trãi là một thiên tài Văn học của dân tộc, thơ văn Nguyễn Trãi vừa kết tinh truyền thống Văn học Lý – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Các tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân, lý tưởng nhân nghĩa. Thơ trữ tình của ông chân thực, giản dị và gần gũi với thực tế. 3. Một số hình ảnh về Nguyễn Trãi và các tác phẩm của ông: 4. Một số trang web có bài viết về Nguyễn Trãi: - Tiểu sử Nguyễn Trãi: truongthptnguyentraithuongtin.vn - Đúng, Nguyễn Trãi là người viết “Bình Ngô đại cáo”: http://vnexpress.net - Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi https://www.reader.com.vn ….Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Đọc thêm một số bài nghị luận xã hội thời trung đại và các bài viết liên quan đến bài học này như: - Lại thư trả lời Phương Chính (Thư số 5), Lại thư cho Vương Thông (Thư số 37),... trong Quân trung từ mệnh tập, Văn bia Vĩnh Lăng, hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. - Các bài viết về Nguyễn Trãi và thơ văn của ông. Trả lời: - Em tìm đọc thêm một số bài nghị luận xã hội thời trung đại và các bài viết liên quan đến bài học này như: - Lại thư trả lời Phương Chính (Thư số 5), Lại thư cho Vương Thông (Thư số 37),... trong Quân trung từ mệnh tập, Văn bia Vĩnh Lăng, hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. - Các bài viết về Nguyễn Trãi và thơ văn của ông trên mạng như: + Bài “Cuộc đời và sự nghiệp văn học vĩ đại của Nguyễn Trãi (http://thptsoctrang.edu.vn) + Bài “Cuộc đời Nguyễn Trãi có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp văn học của ông ?” (vanmau.com) + Bài “Tiểu sử Nguyễn Trãi” (http://baoninhthuan.com.vn) + Bài “Đúng, Nguyễn Trãi là người viết “Bình Ngô đại cáo”: http://vnexpress.netĐừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn