Soạn bài GẶP LÁ CƠM NẾP soạn văn 7 Tập 1 Trang 43 44 SGK Kết nối tri thức

Mã ID: 297

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài GẶP LÁ CƠM NẾP soạn văn 7 Tập 1 Trang 43 44 SGK Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Bài thơ thuộc thể năm chữ là: Chuyện cổ tích về loài người, Bắt nạt.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt, thường được thổi để thắp hương trong ngày giằm, mùng một hoặc ngày giỗ, lễ tết. Có rất nhiều loại xôi khác nhau như xôi gấc, xôi đỗ, xôi ngô, xôi bánh hấp… Mỗi loại có một màu sắc, một mùi vị riêng nhưng các loại xôi đều được làm từ gạo nếp và có chung hương vị là mùi thơm nhẹ, ngọt ngào từ gạo nếp; độ dẻo dính vừa phải từ gạo. Khi ăn chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, bùi và ngậy của gạo, đặc biệt là gạo nếp mới.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

- Số tiếng: 5 tiếng/ 1 dòng thơ. - Vần: gieo vần chân - Nhịp thơ linh hoạt: 2/3, 3/2

2. Hình dung: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, và người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”. 

3. Theo dõi: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.

- Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước: nhớ thương, yêu và trân trọng “mùi vị quê hương/con quên làm sao được/chia đều nỗi nhớ thương”.

* Sau khi đọc

Nội dung chính:  Văn bản Gặp lá cơm nếp thể hiện tình yêu nỗi nhớ của người con/ tác giả đối với mẹ, với món xôi của mẹ và với quê hương đất nước. [caption id="attachment_20547" align="aligncenter" width="469"]Soạn bài GẶP LÁ CƠM NẾP soạn văn 7 Tập 1 Trang 43 44 45 46 SGK Kết nối tri thức Soạn bài GẶP LÁ CƠM NẾP soạn văn 7 Tập 1 Trang 43 SGK Kết nối tri thức[/caption] Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Gặp lá cơm nếp Đồng dao mùa xuân
Số tiếng 5 tiếng/ 1 dòng thơ 4 tiếng/ 1 dòng
Vần Vần chân Tự do
Nhịp thơ linh hoạt: 2/3, 3/2 Linh hoạt 2/2, 3/1
Chia khổ 4 dòng/khổ, có 1 khổ cuối 2 dòng. Linh hoạt: 2 dòng, 3 dòng, 4 dòng/ khổ

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: người con thèm bát xôi mùa gặt/ khói bay ngang tầm mắt. - Hình ảnh mẹ trong kí ức người con: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, và người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”. => Hoàn cảnh đó là nền tảng để tác giả thể hiện tình cảm cảm xúc của mình.

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

 - Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc: nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương và lòng thương mẹ, thương quê hương đất nước. - Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp" là bởi đó là mùi vị quen thuộc với người con, là mùi vị quê hương thường trực trong trái tim. Lá cơm nếp như chất xúc tác, khi gặp là bùng cháy lên nỗi nhớ và tình yêu mẹ, yêu quê hương.

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Qua đây người con hiện lên là một người con hiếu thảo, tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước luôn luôn thường trực trong trái tim người con, chỉ cần gặp chất xúc tác nhỏ là tình yêu nỗi nhớ có dịp bùng lên mạnh mẽ.

Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Thể thơ năm chữ có tác dụng trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ là: số tiếng trong mỗi câu thơ luôn gồm năm tiếng phối hợp với vần, nhịp mang đến sự gần gũi và dễ đọc, người nghe dễ cảm nhận và tác giả dễ thể hiện cảm xúc, suy tư của bản thân.

* Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Đoạn văn tham khảo:

Soạn bài GẶP LÁ CƠM NẾP soạn văn 7 Tập 1 Trang 43 44 SGK Kết nối tri thức

Cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người, vì thế dù có đi bất cứ nơi đâu thì chúng ta cũng luôn hướng về cha mẹ. Thanh Thảo đã khéo nói hộ chúng ta nỗi nhớ ấy thông qua bài thơ Gặp lá cơm nếp. Khi xa nhà, bỗng dưng gặp lá nếp mà nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương cứ thế ùa về. Nhớ về mẹ là nhớ món xôi của mẹ “bát xôi mùa gặt/ mùi xôi sao lạ lùng”. Mùi xôi của mẹ hay chính là vị quê hương quen thuộc luôn thường trực trong con “thơm suốt đường con”. Tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước không chỉ được thể hiện qua món xôi, qua mùi vị quê hương, tình yêu thương đó đã dâng trào bộc trực ra lời nói “ôi mùi vị quê hương/ con làm sao quên được/ mẹ già và đất nước/ chia đều nỗi nhớ thương”. Mẹ được đặt ngang với đất nước, được người con chia đều nỗi nhớ thương, qua đó chúng ta thấy được tình cảm sâu nặng của người con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề học sinh giỏi Toán 10 THPT năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Chuyên đề mặt nón - mặt trụ - mặt cầu – Phạm Hoàng Long
Đề giữa kỳ 1 Toán 12 năm 2023 – 2024 trường chuyên Hùng Vương – Phú Thọ
Đề thi thử môn GDCD 2023 THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh lần 2

Đề thi thử môn GDCD 2023 THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh lần 2

241 View

Đề giữa kỳ 1 Toán 10 năm 2023 – 2024 trường chuyên Lê Khiết – Quảng Ngãi
Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 24)

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 24)

317 View

Bài tập trắc nghiệm Cấu tạo từ và từ loại 3 trong Tiếng Anh
Học Địa lí qua Atlat theo bài có lời giải

Học Địa lí qua Atlat theo bài có lời giải

509 View

Đề thi HK2 Ngữ Văn 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 2
Đề học kì 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Củ Chi – TP HCM
Tuyển chọn các câu hỏi hay ôn tập lịch sử 12 theo chủ đề
Đề cương ôn tập học kỳ 1 Vật lí 12 năm 2023-2024

Đề cương ôn tập học kỳ 1 Vật lí 12 năm 2023-2024

604 View