Soạn bài DẤU NGOẶC KÉP soạn văn 8 tập 1 Trang 141 142 SGK
70 View
Mã ID: 960
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài DẤU NGOẶC KÉP soạn văn 8 tập 1 Trang 141 142 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Công dụng
Dấu ngoặc kép trong những trường hợp sau dùng để làm gì? a, Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của thánh Găng-đi. b, Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ mang nghĩa nhấn mạnh hình ảnh cầu Long Biên c, Dấu ngoặc kép ở đây dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa mỉa mai, châm biếm d, Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm kịch.Luyện tập
Bài 1 (trang 142sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
a, Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp ( lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra) b, Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng c, Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết. d, Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai. e, Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.Bài 2 (trang 143 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
a, Dấu hai chấm sau từ "cười bảo" (báo trước lời đối thoại) Dấu ngoặc kép đánh dấu từ "cá tươi" và "tươi" – đánh dấu từ ngữ của người khác. b, Dấu hai chấm sau từ "chú Tiến Lê" (báo hiệu lời dẫn trực tiếp) Dấu ngoặc kép "Cháu hãy vẽ cái gì đó thân thuộc nhất với cháu." c, Dấu ngoặc kép sau từ "bảo hắn" Dùng dấu ngoặc kép từ "Đây là cái vườn mà ông cụ… bán đi một sào"Bài 3 (trang 143 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
- Hai đoạn văn trên có nghĩa giống nhau nhưng dùng những dấu câu khác nhau vì: a, Dẫn lời trực tiếp, nguyên văn lời chủ tịch Hồ Chí Minh nên phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. b, Dẫn lời gián tiếp, không dẫn nguyên văn của Chủ tích Hồ Chí Minh nên không dùng dấu nào mà nối liền vào lời của người viết.Bài 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất Tràng An, đó còn là biểu tượng đẹp của Hà Nội. Trước kia hồ có tên là hồ Thủy Lục bởi nước ở đây quanh năm xanh ngắt. Hồ gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi sau khi giành thắng lợi quân giặc Minh nên câu chuyện về "gươm thần" cũng vì thế mà trở nên li kỳ và gợi nhắc mọi người nhớ về thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc. Bên cạnh hồ còn có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác làm tăng thêm nét đẹp cổ kính của quần thể danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tháp Bút, đền vua Lê Thái Tổ… Hồ Gươm mãi trở thành biểu tượng thiêng liêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.Bài 5 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. - Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"… - Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3 ;Ru-an-đa : 8,1Soạn bài DẤU NGOẶC KÉP soạn văn 8 tập 1 Trang 141 142 SGK
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn