Soạn bài CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC soạn văn 6 tập 1 Trang 98 SGK Kết nối tri thức

Mã ID: 438

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC soạn văn 6 tập 1 Trang 98 SGK Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Với em, ……….. là quê hương yêu dấu. (Em có thể điền địa chỉ nơi em sinh ra và lớn lên: thôn, xã, huyện, tỉnh của em vào chỗ trống). Ví dụ: Với em, Vĩnh Phúc là quê hương yêu dấu. - Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng nhất với mỗi chúng ta; là cây đa, bến nước, sân đình, là con đường làng phủ đầy rơm rạ những ngày mùa, … Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm ấm áp, sâu bền nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim ta và là hành trang quý giá giúp ta khôn lớn trưởng thành.

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Một số bài thơ viết về quê hương mà em yêu thích là: + Quê hương (Đỗ Trung Quân) “Quê hương là chùm khế ngọt Cho con chèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay”… + Quê hương (Tế Hanh) “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” … + Bài thơ Hắc Hải (Nguyễn Đình Thi) “Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Sau khi đọc

Nội dung chính:

Với chùm ca dao về quê hương, đất nước, tác giả dân gian đã thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau. Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Ở 2 bài ca dao 1 và 2: Mỗi bài có 4 dòng và chia thành 2 cặp lục bát, dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng. Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống): - Về vần: + tiếng cuối của dòng 6 tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới. + tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo. Ví dụ: (1) đà – gà, xương – sương – gương. (2) xa – ba, đồng – trông – sông. - Về nhịp: cả 2 bài ca dao đều ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4. Ví dụ: Gió đưa/ cành trúc/ la đà – Tiếng chuông Trấn Võ / canh gà Thọ Xương. - Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc. Ví dụ:
Gió đưa cành trúc la đà
T B B T B B
Tiếng chuông Trấn canh Thọ Xương.
T B T T B B T B
Mịt khói tỏa ngàn sương
T B T T B B
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ
T B B T T B B B h
Hoặc:
Đường lên xứ Lạng bao xa
B B T T B B
Cách một trái núi với ba quãng đồng
T T T T T B T B
Ai ơi, đứng lại trông
B B T T B B
Kìa núi thành Lạng kìa sông Tam Cờ
B T B T B B B B

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Ở bài ca dao 3, tính chất biến thể thể hiện ở hai dòng đầu: “Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá, Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh.” + Về số tiếng: Cả hai dòng đều tám tiếng chứ không phải là một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. + Về thanh: tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai (ngã) không phải là thanh bằng như quy luật mà thanh trắc.

Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Trong cụm từ “mặt gương Tây Hồ”, tác giả dân gian sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. - Tác dụng: Diễn tả được vẻ đẹp nên thơ, mờ ảo, của Hồ Tây trong sáng sớm.

Câu 5 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: “Ai ơi, đứng lại mà trông”: Đó là tình cảm yêu mến thiết tha, tự hào về vẻ đẹp của xứ Lạng. - Một số câu ca dao có sử dụng từ “Ai” hoặc có lời nhắn “Ai ơi…” – đây là một mô-típ quen thuộc trong ca dao: + Ai về Bình Định mà coi Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền. + Ai ơi giữ chí cho bền Du ai xoay hướng đổi nền mặc ai. + Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu 6 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế: + Liệt kê các địa danh nổi tiếng của xứ Huế: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình. + Từ láy “lờ đờ” + Hình ảnh “bóng ngả trăng chênh”, “tiếng hò xa vọng”, … - Tác dụng: Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế, Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì, mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.

Câu 7 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Hình ảnh các miền quê hiện lên trong các bài ca dao rất phong phú: + vẻ dẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây; + con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình; + con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm, … - Dù viết về những miền quê khác nhau (Hà Nội, Lạng Sơn, Huế), miêu tả những phong cảnh đặc sắc của mỗi miền nhưng chùm ca dao đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng đối với quê hương đất nước. - Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo như bài 1, cũng có khi thốt lên thành lời thơ tha thiết: “ai ơi đứng lại mà trông” trong bài 2. Hay “Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non” bài 3.

Soạn bài CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC soạn văn 6 tập 1 Trang 98 SGK Kết nối tri thức

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. Gợi ý: - Dung lượng đoạn văn: khoảng 5-7 câu. - Yêu cầu: Nêu cảm nghĩ về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. - Các ý: + Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh đó. + Cảm nghĩ chung của em: yêu mến, tự hào, …. Đoạn văn tham khảo: Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có “Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn”... Hình ảnh Hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng bất cứ ai đặt chân đến đây. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ. Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không gian đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, nó còn gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình của dân tộc. Do vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.  

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Phương pháp giải hiện tượng quang-phát quang tia laze

Phương pháp giải hiện tượng quang-phát quang tia laze

337 View

Đề thi học kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Đồng Hỷ – Thái Nguyên
test drive

test drive

165 View

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng
Đề kiểm tra 1 tiết lịch sử 12 HK2 có đáp án

Đề kiểm tra 1 tiết lịch sử 12 HK2 có đáp án

266 View

10 đề thi thử THPT QG môn Lý 2024 có lời giải - Phần 2

10 đề thi thử THPT QG môn Lý 2024 có lời giải - Phần 2

343 View

Bài toán tương giao giữa hai đồ thị

Bài toán tương giao giữa hai đồ thị

213 View

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Tiếng Anh có lời giải chi tiết (Đề 2)
Bài tập trắc nghiệm nhận dạng đồ thị hàm số

Bài tập trắc nghiệm nhận dạng đồ thị hàm số

361 View

Chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh - Chuyên Đề 14 Cấu Tạo Từ
Bài giảng đạo hàm Toán 11 CTST

Bài giảng đạo hàm Toán 11 CTST

510 View

Đề KSCL Toán vào lớp 10 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh