Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945)
374 View
Mã ID: 6186
Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945). Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945). Tài liệu gồm 08 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945). Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945). Tài liệu gồm 08 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Câu 1: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của:
A. Tổng bộ Việt Minh. B. Hồ Chí Minh.
C. Ban thường vụ Trung ương Đảng. D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Câu 2: Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) một mặt đã hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939), đồng thời đã khắc phục hoàn toàn những hạn chế thiếu sót của
A. Cương lĩnh chính trị (2-1930).
B. Luận cương chính trị (10-1930).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
Câu 3: Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (ngày 16 - 8 - 1945) gồm những đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào?
A. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
B. Toàn thể các tầng lớp nhân dân.
C. Giai cấp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước.
D. Các đảng phái, đoàn thể, tổ chức, mặt trận trong cả nước.
Câu 4: Từ ngày 15 đến 19 - 5 - 1941, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử cơ bản nào?
A. Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
B. Nguyễn Ái Quốc mới đặt chân về Tổ quốc.
C. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.
D. Câu A và C đúng.
Câu 5: Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người ở miền Bắc chết trong mấy tháng đầu năm 1945:
A. Nhật bắt nhân dân ta nhỏ lúa trồng đay.
B. Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta
C. Thu mua thực phẩm chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt
D. Nhật bắt Pháp phải vơ vét nhân dân ta cung đốn cho Nhật
Câu 6: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam ?
A. Chính sách "Kinh tế thời chiến". B. Chính sách "Thuộc địa thời chiến".
C. Chính sách "Kinh tế chỉ huy". D. Chính sách "Kinh tế mới".
Câu 7: Lực lượng nào tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (ngày 13 - 1 - 1941)?
A. Đông đảo quân chúng nhân dân.
B. Chủ yếu là công nhân và nông dân.
C. Chủ yếu là nông dân.
D. Chỉ có binh lính người Việt trong quân đội Pháp, không có quần chúng tham gia.
Câu 8: Nhà thơ Tổ Hữu Viết: “Ba mươi năm chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi. ”
Đó là hai câu thơ nói về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người quay về Tổ quốc. Vậy, Nguyễn Ái Quốc về nước vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 25 / 1 / 1941, tại Pắc Bó - Cao Bằng.
B. Ngày 28 / 1/ 1941, tại Tân Trào, Tuyên Quang.
C. Ngày 28 / 1 / 1941, tại Pắc Bó - Cao Bằng.
D. Ngày 28 / 2 / 1941, tại Hà Nội.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Phương pháp giải toán Con lắc lò xo
284 View