Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
327 View
Mã ID: 6189
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930. Tài liệu gồm 08 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930. Tài liệu gồm 08 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Câu 1: Các yếu nhân trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng:
A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Tôn Trung Sơn.
B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.
C. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Phan Long.
D. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu, Phó Đức Chính.
Câu 2: Vì sao trong nội bộ của Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ảnh hưởng đến số đảng viên trẻ của Tân Việt.
B. Nội bộ Tân Việt không thống nhất.
C. Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam.
D. Sự vận động hợp nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 3: Từ năm 1925 - 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tiến hành mấy kì Đại hội ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời điểm nào ?
A. 2/1925. B. 6/1925. C. 8/ 1925. D. 6/1926.
Câu 5: Vừa về tới Quảng Châu (Trung Quốc) và trước khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức chính trị nào?
A. Hội Liên hiệp thuộc địa.
B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.
D. Tân Việt cách mạng đảng.
Câu 6: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có hạn chế gì?
A. Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi.
C. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại.
D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng.
Câu 7: Phân tích các yếu tố cơ bản nào dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào tiểu tư sản, phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, tư sản dân tộc.
Câu 8: Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930)?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương; thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
C. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. D. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu ban chấp hành trung ương chính thức của Đảng
Câu 9: Các sách báo nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925?
A. “An Nam trẻ”, “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường Kách mệnh”. .
B. “Người cùng khổ”, “Người nhà quê”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
C. “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường kách mệnh”, “Nhân đạo”.
D. Tất cá đều đúng.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn