Lời giải LUYỆN TẬP CHUNG soạn Toán 6 Trang 57 Kết nối tri thức với cuộc sống

Mã ID: 2782

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Cùng Captoc.vn tìm hiểu tài liệu Lời giải LUYỆN TẬP CHUNG soạn Toán 6 Trang 57 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 8.19 trang 57 Toán lớp 6 Tập 2:

 Cho bốn điểm phân biệt A, B, C và D, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. a) Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho? Kể tên các đường thẳng đó.  b) Có bao nhiêu tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho? Đó là những đoạn thẳng nào? c) Có bao nhiêu đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điêm đã cho? Đó là những đoạn thẳng nào? Lời giải: [caption id="attachment_28648" align="alignnone" width="355"]Lời giải LUYỆN TẬP CHUNG soạn Toán 6 Trang 57 Kết nối tri thức với cuộc sống Lời giải LUYỆN TẬP CHUNG soạn Toán 6 Trang 57 Kết nối tri thức với cuộc sống[/caption] a) Có 6 đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho  Tên các đường thẳng đó là: AB, AC, AD, BC, BD, CD. b. Có 12 tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho và đi qua một trong ba điểm còn lại Đó là những tia: AB, AD, AC, BA, BC, BD, DA, DB, DC, CA, CB, CD. c. Có 6 đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điểm đã cho Đó là những đoạn thẳng: AB, AD, AC, BC, BD, DC.

Bài 8.20 trang 57 Toán lớp 6 Tập 2: 

Cho ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng d sao cho B nằm giữa A và C. Hai điểm D và E không thuộc d và không cùng thẳng hàng với điểm nào trong các điểm A, B và C. a) Có bao nhiêu đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho? b) Tìm trên đường thẳng d điểm G sao cho ba điểm D, E, G thẳng hàng. Có phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế hay không? Lời giải: a)  Có 8 đường thẳng là: AB (hay BC, AC); AD; AE; BD; BE; CD; CE; DE. b)  Vẽ đường thẳng DE.  +) Nếu đường thẳng DE cắt đường thẳng d tại G thì ba điểm D, E, G thẳng hàng như hình vẽ dưới: +) Nếu đường thẳng DE song song với với d thì không tìm được được G nào thỏa mãn G nằm trên đường thẳng d mà D, E, G thẳng hàng, minh họa bởi hình vẽ:

Bài 8.21 trang 57 Toán lớp 6 Tập 2:

 Cho điểm M trên tia Om sao cho OM = 5 cm. Gọi N là điểm trên tia đối của tia Om và cách O một khoảng bằng 7cm. a) Vẽ hình và tính độ dài đoạn thẳng MN. b) Gọi K là trung điểm của đoạn thẳng MN. Tính độ dài các đoạn thẳng MK và OK. c) Điểm K thuộc tia nào trong hai tia OM và ON? Lời giải: a) Vì M, N là hai điểm thuộc hai tia đối nhau nên ta có điểm O nằm giữa hai điểm M và N nên ta có:  MN = ON + OM  Thay số: OM = 5cm; ON = 7cm nên MN = 5 + 7 = 12 (cm) Vậy MN = 12cm. b. Vì K là trung điểm của đoạn MN nên ta có:  KM = KN = MN: 2 = 12: 2 = 6 (cm) Trên cùng mặt phẳng có bờ là tia đối của tia Om, ta có MO < MK (5 < 6) nên điểm O nằm giữa hai điểm M và K nên OK + OM = KM  Thay số: KM = 6 cm; OM = 5 cm, ta có: OK + 5 = 6 OK = 6 – 5 = 1 (cm) Vậy MK = 6cm; OK = 1cm. c. Trên nửa mặt phẳng có bờ là tia đối của tia Om có: OK < ON (do 1 < 7) nên K thuộc tia ON.

Bài 8.22 trang 57 Toán lớp 6 Tập 2: 

Cho hai điểm phân biệt A và B cùng nằm trên tia Ox sao cho OA = 4 cm, OB = 6 cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng OM. Lời giải: Vì trên nửa mặt phẳng có bờ là tia Ox có OA < OB (4 < 6) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên ta có: OA + AB = OB Thay số: OB = 6 cm ; A = 4 cm, ta được: 4 + AB = 6 AB = 6 – 4         AB = 2 cm Vì M là trung điểm của AB nên ta có: MA = MB = AB: 2=1 cm Vì trên nửa mặt phẳng có bờ là tia Ox có: MB < BO (1 < 6) nên điểm M nằm giữa hai điểm O và B, ta có: OM + MB = OB Thay số: MB =1 cm; OB = 6 cm ta được: OM + 1 = 6 OM = 6 – 1 OM = 5cm Vậy độ dài đoạn thẳng OM dài 5cm. Hoặc ta có thể làm theo cách sau: Trên nửa mặt phẳng có bờ là tia Ox có: Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AB,  A nằm giữa O và B nên A nằm giữa O và M. Khi đó, ta có: OA + MA = OM Thay số: OA = 4 cm; MA = 1 cm ta được: 4 + 1 = OM OM = 5cm Vậy độ dài đoạn thẳng OM dài 5cm.

Bài 8.23 trang 57 Toán lớp 6 Tập 2: 

Trong hình vẽ dưới đây, em hãy liệt kê tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.
Lời giải: Các bộ ba điểm thẳng hàng là: A, C, N A, C, B A, N, B C, N, B

Bài 8.24 trang 57 Toán lớp 6 Tập 2: 

Em hãy vẽ 7 điểm trên một tờ giấy trắng sao cho có thể kẻ được 6 đường thẳng mà mỗi đường thẳng đều đi qua 3 trong 7 điểm đó. Lời giải: Gọi 7 điểm A, B, C, M, N, P và G như hình vẽ dưới:  

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Tuyển tập 55 đề tổng ôn tập giữa học kì 1 Toán 12 năm học 2023 – 2024
150 Câu hỏi trắc nghiệm chương II - Sóng cơ và sóng âm

150 Câu hỏi trắc nghiệm chương II - Sóng cơ và sóng âm

435 View

Đề thi HK2 môn Hóa 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 5

Đề thi HK2 môn Hóa 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 5

310 View

Đề thi thử Toán vào lớp 10 lần 2 năm 2023 phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn – Nghệ An
Chinh Phục Từ Vựng Tiếng Anh THPT 2023

Chinh Phục Từ Vựng Tiếng Anh THPT 2023

852 View

Tài liệu ôn thi cấp tốc môn Vật Lí THPT Quốc gia 2023 dễ hiểu nhất
Trắc nghiệm luyện tập Polime và vật liệu Polime

Trắc nghiệm luyện tập Polime và vật liệu Polime

215 View

Bài tập kiểm tra Phân từ trong Tiếng Anh có lời giải

Bài tập kiểm tra Phân từ trong Tiếng Anh có lời giải

450 View

Chuyên đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Toán 10 Cánh Diều
Đề thi HK1 Sinh 12 năm học 2023-2024 có đáp án

Đề thi HK1 Sinh 12 năm học 2023-2024 có đáp án

383 View

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 12)

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 12)

344 View

17 đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 10 sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh