Lời giải BÀI 3: PHÉP CỘNG PHÉP TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN giải toán 7 Tập 2 Trang 54 55 56 57 58 59 SGK Cánh diều

Mã ID: 2945

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Cùng Captoc.vn tìm hiểu tài liệu Lời giải BÀI 3: PHÉP CỘNG PHÉP TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN giải toán 7 Tập 2 Trang 54 55 56 57 58 59 SGK Cánh diều

Hoạt động khởi động

Khởi động trang 54 Toán lớp 7 Tập 2: 

Phép cộng, phép trừ hai đa thức một biến được thực hiện như thế nào? .

Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Lời giải: Để cộng hoặc trừ hai đa thức một biến ta làm một trong hai cách sau: Cách 1. Cộng, trừ đa thức theo hàng ngang: - Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến; - Viết tổng (hiệu) hai đa thức theo hàng ngang; - Nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau; - Thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta được tổng cần tìm. Cách 2. Cộng, trừ đa thức theo cột dọc: - Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến; - Đặt phép tính cộng, trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến ở cùng cột dọc tương ứng như cộng, trừ các số.

1. Cộng hai đa thức một biến

Hoạt động 1 trang 54 Toán lớp 7 Tập 2: 

a) Thực hiện phép cộng trong mỗi trường hợp sau: 5x2 + 7x2; axk + bxk (k ∈ℕ*). b) Nêu quy tắc cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến. Lời giải: a) Ta có: 5x2 + 7x2 = (5 + 7)x2 = 12x2. axk + bxk = (a + b)xk (k ∈ℕ*). b) Quy tắc cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến: Để cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến, ta cộng hai hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

Hoạt động 2 trang 54 Toán lớp 7 Tập 2:

 Cho hai đa thức: P(x) = 5x2 + 4 + 2x và Q(x) = 8x + x2 + 1.

a) Sắp xếp các đa thức P(x), Q(x) theo số mũ giảm dần của biến. b) Tìm đơn thức thích hợp trong dạng thu gọn của P(x) và Q(x) cho

ở bảng sau rồi cộng hai đơn thức theo từng cột và thể hiện kết quả ở dòng cuối cùng của mỗi cột:

c) Dựa vào kết quả cộng hai đơn thức theo từng cột, xác định đa thức R(x).

Lời giải:

a) P(x) = 5x2+ 4 + 2x = 5x2+ 2x + 4.

Q(x) = 8x + x2 + 1 = x2 + 8x + 1.

b)

Đa thức Đơn thức có số mũ 2 của biến (Đơn thức chứa x2) Đơn thức có số mũ 1 của biến (Đơn thức chứa x) Số hạng tự do (Đơn thức không chứa x)
P(x) 5x2 2x 4
Q(x) x2 8x 1
R(x) 6x2 10x 5
c) Đa thức R(x) = 6x2+ 10x + 5.

Luyện tập 1 trang 55 Toán lớp 7 Tập 2: 

Để cộng hai đa thức P(x), Q(x), bạn Dũng viết như dưới đây có đúng không? Vì sao? Nếu chưa đúng, em hãy sửa lại cho đúng. Để cộng hai đa thức P(x), Q(x), bạn Dũng viết như dưới đây có đúng không?
Bạn Dũng viết như trên là không đúng do hai đơn thức có cùng số mũ của biến chưa ở cùng cột. Sửa lại như sau: Để cộng hai đa thức P(x), Q(x), bạn Dũng viết như dưới đây có đúng không?

Hoạt động 3 trang 56 Toán lớp 7 Tập 2: 

Cho hai đa thức: P(x) = -2x2 + 1 + 3x và Q(x) = -5x + 3x2 + 4. a) Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến. b) Viết tổng P(x) + Q(x) theo hàng ngang. c) Nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau. d) Tính tổng P(x) + Q(x) bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm. Lời giải: a) P(x) = -2x2 + 1 + 3x = -2x2 + 3x + 1. Q(x) = -5x + 3x2 + 4 = 3x2+ (-5x) + 4 = 3x2 - 5x + 4. b) P(x) + Q(x) = (-2x2 + 3x + 1) + (3x2 - 5x + 4) = -2x2 + 3x + 1 + 3x2 - 5x + 4. c) P(x) + Q(x) = (-2x2 + 3x2) + (3x - 5x) + (1 + 4). d) P(x) + Q(x) = (-2x2 + 3x2) + (3x - 5x) + (1 + 4) = x2 - 2x + 5.

Luyện tập 2 trang 56 Toán lớp 7 Tập 2:

2. Trừ hai đa thức một biến

Hoạt động 4 trang 57 Toán lớp 7 Tập 2:

 a) Thực hiện phép trừ trong mỗi trường hợp sau: 2x2 - 6x2; axk - bxk (k ∈ℕ*).

b) Nêu quy tắc trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến.

Lời giải:

a) Ta có:

2x2 - 6x2 = (2 - 6)x2 = -4x2.

axk - bxk = (a - b)xk (k ∈ℕ*).

b) Quy tắc trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến:

Để trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến, ta trừ hai hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

Hoạt động 5 trang 57 Toán lớp 7 Tập 2: 

Cho hai đa thức: P(x) = 4x2 + 1 + 3x và Q(x) = 5x + 2x2 + 3.

a) Sắp xếp các đa thức P(x), Q(x) theo số mũ giảm dần của biến. b) Tìm đơn thức thích hợp trong dạng thu gọn của đa thức P(x) và Q(x) cho

ở bảng sau rồi trừ hai đơn thức theo từng cột và thể hiện kết quả ở dòng cuối cùng của mỗi cột:

c) Dựa vào kết quả trừ hai đơn thức theo từng cột, xác định đa thức S(x).

Lời giải:

a) Ta có:

P(x) = 4x2 + 1 + 3x = 4x2 + 3x + 1.

Q(x) = 5x + 2x2 + 3 = 2x2 + 5x + 3.

b)

Đa thức Đơn thức có số mũ 2 của biến (Đơn thức chứa x2) Đơn thức có số mũ 1 của biến (Đơn thức chứa x) Số hạng tự do (Đơn thức không chứa x)
P(x) 4x2 3x 1
Q(x) 2x2 5x 3
S(x) 2x2 -2x -2
c) Đa thức S(x) = 2x2- 2x - 2.

Luyện tập 3 trang 58 Toán lớp 7 Tập 2:

Hoạt động 6 trang 58 Toán lớp 7 Tập 2: 

Cho hai đa thức: P(x) = -3x2 + 2 + 7x và Q(x) = -4x + 5x2 + 1. a) Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến. b) Viết hiệu P(x) - Q(x) theo hàng ngang, trong đó đa thức Q(x) được đặt trong dấu ngoặc. c) Sau khi bỏ dấu ngoặc và đổi dấu mỗi đơn thức của đa thức Q(x), nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau. d) Tính hiệu của P(x) - Q(x) bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm. Lời giải: a) Ta có: P(x) = -3x2 + 2 + 7x = -3x2 + 7x + 2. Q(x) = -4x + 5x2 + 1 = 5x2 + (-4x) + 1 = 5x2 - 4x + 1. b) P(x) - Q(x) = -3x2 + 7x + 2 - (5x2 - 4x + 1) c) P(x) - Q(x) = -3x2 + 7x + 2 - (5x2 - 4x + 1) = -3x2 + 7x + 2 - 5x2 + 4x - 1 = (-3x2 - 5x2) + (7x + 4x) + (2 - 1) d) P(x) - Q(x) = (-3x2 - 5x2) + (7x + 4x) + (2 - 1) = -8x2 + 11x + 1. Vậy P(x) - Q(x) = -8x2 + 11x + 1.

Luyện tập 4 trang 59 Toán lớp 7 Tập 2: 

Tính hiệu P(x) - Q(x) bằng hai cách, trong đó: P(x) = 6x3 + 8x2 + 5x - 2; Q(x) = -9x3 + 6x2 + 3 + 2x. Lời giải: Cách 1. Tính hiệu theo hàng ngang: P(x) - Q(x) = 6x3 + 8x2 + 5x - 2 - (-9x3 + 6x2 + 3 + 2x) = 6x3 + 8x2 + 5x - 2 + 9x3 - 6x2 - 3 - 2x = (6x3 + 9x3) + (8x2 - 6x2) + (5x - 2x) + (-2 - 3) = 15x3 + 2x2 + 3x - 5. Vậy P(x) - Q(x) = 15x3 + 2x2 + 3x - 5. Cách 2. Tính hiệu theo cột dọc: Q(x) = -9x3 + 6x2 + 3 + 2x = Q(x) = -9x3 + 6x2 + 2x + 3. Vậy P(x) - Q(x) = 15x3 + 2x2 + 3x - 5.

Bài tập

Bài 1 trang 59 Toán lớp 7 Tập 2:

 Cho hai đa thức: R(x) = -8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1 và S(x) = x4 - 8x3 + 2x + 3. Tính: a) R(x) + S(x); b) R(x) - S(x). Lời giải: a) R(x) + S(x) = (-8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1) + (x4 - 8x3 + 2x + 3) = -8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1 + x4 - 8x3 + 2x + 3 = (-8x4 + x4) + (6x3 - 8x3) + 2x2 + (-5x + 2x) + (1 + 3) = -7x4 - 2x3 + 2x2 - 3x + 4. Vậy R(x) + S(x) = -7x4 - 2x3 + 2x2 - 3x + 4. b) R(x) - S(x) = (-8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1) - (x4 - 8x3 + 2x + 3) = -8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1 - x4 + 8x3 - 2x - 3 = (-8x4 - x4) + (6x3 + 8x3) + 2x2 + (-5x - 2x) + (1 - 3) = -9x4 + 14x3 + 2x2 - 7x - 2 Vậy R(x) - S(x) = -9x4 + 14x3 + 2x2 - 7x - 2.

Bài 2 trang 59 Toán lớp 7 Tập 2: 

Xác định bậc của hai đa thức là tổng, hiệu của: A(x) = -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 và B(x) = 8x5 + 8x3 + 2x - 3. Lời giải: Ta có: A(x) + B(x) = -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 + 8x5 + 8x3 + 2x - 3 = (-8x5 + 8x5) + 6x4 + 8x3 + 2x2 + (-5x + 2x) + (1 - 3) = 6x4 + 8x3 + 2x2 - 3x - 2 A(x) - B(x) = -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 - (8x5 + 8x3 + 2x - 3) = -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 - 8x5 - 8x3 - 2x + 3 = (-8x5 - 8x5) + 6x4 - 8x3 + 2x2 + (-5x - 2x) + (1 + 3) = -16x5 + 6x4 - 8x3 + 2x2 - 7x + 4

Bài 3 trang 59 Toán lớp 7 Tập 2: 

Bài 4 trang 59 Toán lớp 7 Tập 2: 

Người ta rót nước từ một can đựng 10 lít nước sang một bể rỗng có dạng hình lập phương với độ dài cạnh 20 cm. Khi mực nước trong bể cao h (cm) thì thể tích nước trong can còn lại là bao nhiêu? Biết rằng 1 lít = 1 dm3. Người ta rót nước từ một can đựng 10 lít nước sang một bể rỗng có dạng hình lập phương Lời giải: Thể tích nước trong can ban đầu là 10 lít = 10 dm3. Thể tích nước trong bể khi mực nước có chiều cao h (cm) là: 20 . 20 . h = 400h (cm3). Đổi 400h cm3 = 0,4h dm3. Thể tích nước trong bể bằng thể tích nước trong can rót ra nên thể tích nước còn lại trong can là: 10 - 0,4h (dm3).

Bài 5 trang 59 Toán lớp 7 Tập 2: 

Bạn Minh cho rằng “Tổng của hai đa thức bậc bốn luôn luôn là đa thức bậc bốn”. Bạn Quân cho rằng “Hiệu của hai đa thức bậc bốn luôn luôn là đa thức bậc bốn”. Hai bạn Minh và Quân nói như vậy có đúng không? Giải thích vì sao. Lời giải: Minh và Quân nói như vậy là không đúng do tổng hoặc hiệu của hai đa thức bậc bốn có thể không phải là đa thức bậc bốn. Chẳng hạn: A(x) = x4 + 1; B(x) = -x4 + x3; C(x) = x4. Khi đó A(x) + B(x) = x4 + 1 + (-x4 + x3) = x4 + 1 - x4 + x3 = (x4 - x4) + x3 + 1 = x3 + 1 là đa thức bậc ba. A(x) - C(x) = x4 + 1 - x4 = (x4 - x4) + 1 = 1 là đa thức bậc không.

Lời giải BÀI 3: PHÉP CỘNG PHÉP TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN giải toán 7 Tập 2 Trang 54 55 56 57 58 59 SGK Cánh diều

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi thử Toán vào lớp 10 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Phương trình mặt phẳng - phương trình đường thẳng và phương trình mặt cầu
Trắc nghiệm Địa 12 bài 31 - Vấn đề phát triển thương mại du lịch
Chuyên đề tích phân hàm ẩn có đáp án và lời giải

Chuyên đề tích phân hàm ẩn có đáp án và lời giải

306 View

Trắc nghiệm Địa lí 12 theo từng bài học cả năm có đáp án
Bộ đề thi giữa học kỳ 2 Địa 12 năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi giữa học kỳ 2 Địa 12 năm 2024 có đáp án

282 View

Tài liệu chuyên đề bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
Đề thi thử Toán vào lớp 10 lần 2 năm 2023 – 2024 trường THCS Anh Sơn – Nghệ An
Đề thi cuối HK2 môn Hóa 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 2
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 Sinh Học phát triển từ đề minh hoạ – Đề 1
Chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh - Chuyên Đề 5 Sự Hoà Hợp Giữa Chủ Ngữ Và Động Từ
Trắc nghiệm đọc đồ thị Toán 12 mức vận dụng

Trắc nghiệm đọc đồ thị Toán 12 mức vận dụng

188 View