Đề thi học kỳ 2 môn Sử lớp 12 NH 2023-2024 có đáp án - Đề 1
288 View
Mã ID: 6015
Đề thi học kỳ 2 môn Sử lớp 12 NH 2023-2024 có đáp án - Đề 1. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Đề thi học kỳ 2 môn Sử lớp 12 NH 2023-2024 có đáp án - Đề 1. Tài liệu gồm 04 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Đề thi học kỳ 2 môn Sử lớp 12 NH 2023-2024 có đáp án - Đề 1. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Đề thi học kỳ 2 môn Sử lớp 12 NH 2023-2024 có đáp án - Đề 1. Tài liệu gồm 04 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Câu 1. Từ ngày 24 đến ngày 25 - 4 - 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp đã
A. biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
B. xây dựng căn cứ địa kháng chiến của Đông Dương.
C. bắt tay nhau cùng kháng chiến chống đế quốc - phát xít.
D. vạch trần âm mưu "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ.
Câu 2. Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh.
A. Ngô Đình Diệm vừa lên nắm chính quyền ở Sài Gòn.
B. chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã suy yếu.
C. cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.
D. có sự chỉ đạo của Đảng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần III.
Câu 3. Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
A. đấu tranh đòi Mĩ thi hành Hiệp định Giơnevơ.
B. thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.
Câu 4. Nhận định nào thể hiện điểm giống nhau về ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc (1 - 1963) và chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam?
A. Thể hiện sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc có thể đánh thắng kẻ thù mạnh.
B. Hai chiến thắng trên đều chống một chiến lược chiến tranh của Mĩ
C. Chứng tỏ khả năng ta có thể đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ.
D. Thể hiện tinh thần chiến đấu của nhân dân trong chống Mĩ, cứu nước.
Câu 5. Nội dung nào không phải ý nghĩa của chiến thắng Đường 14 - Phước Long (6 - 1 - 1975)?
A. Cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.
B. Củng cố quyết tâm của Đảng trong việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam.
C. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ.
D. Chứng tỏ sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.
Câu 6. Với Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam, quân đội nào rút khỏi nước ta?
A. Quân đội Sài Gòn và quân đội Mĩ. B. Quân Mĩ, đồng minh Mĩ, quân đội tay sai.
C. Đồng minh của Mĩ và quân đội tay sai. D. Quân Mĩ và quân các nước đồng minh Mĩ.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn