Chuyên đề di truyền học quần thể sinh học lớp 12
309 View
Mã ID: 6006
Chuyên đề di truyền học quần thể sinh học lớp 12. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Chuyên đề di truyền học quần thể sinh học lớp 12. Tài liệu gồm 11 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Chuyên đề di truyền học quần thể sinh học lớp 12. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Chuyên đề di truyền học quần thể sinh học lớp 12. Tài liệu gồm 11 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
I. TỔNG QUAN VỀ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
1. Các đặc trưng di truyền của quần thể
1.1. Khái niệm
Quần thể là một nhóm cá thể của 1 loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính hay trinh sản.
Về mặt di truyền: quần thể tự phối và quần thể giao phối
1.2. Đặc trưng di truyền của quần thể
Có vốn gen đặc trưng. Vốn gen của quần thể, thể hiện ở tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
+Tần số alen: Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen thuộc một lôcut trong quần thể hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.
+Tần số kiểu gen: Tỉ lệ cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
2. Cấu trúc di truyền của quần thể.
2.1. Quần thể tự phối
Xét 1 gen có 2 alen là A và a thì trong quần thể có 3 kiểu gen là AA, Aa, aa
Qui ước: Tần số tương đối của KG AA là d, của Aa là h, của aa là r.
Tần số tương đối của alen A là p, tần số tương đối của alen a là q
2.2 Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
Hiện tượng các cá thể có thể lựa chọn và giao phối với nhau hoàn toàn ngẫu nhiên là đặc trưng của quần thể ngẫu phối.
Quần thể được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên
Quần thể giao phối nổi bật ở đặc điểm đa hình
2.2.1 Định luật Hardy-Weinberg.
Trong quần thể ngẫu phối, thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền
p2(AA) +2pq(Aa) + q2(aa) = 1.
Nếu thế hệ xuất phát của QT không ở trạng thái cân bằng DT thì chỉ cần qua ngẫu phối đã tạo ra trạng thái cân bằng DT cho QT ngay ở thế hệ tiếp theo.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Tài liệu được xem nhiều nhất
Bài toán về phương trình mặt cầu
216 View