Bộ đề kiểm tra 1 tiết hóa 12 lần 4 chương 7 Sắt và một số kim loại quan trọng
338 View
Mã ID: 5803
Bộ đề kiểm tra 1 tiết hóa 12 lần 4 chương 7 Sắt và một số kim loại quan trọng. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Bộ đề kiểm tra 1 tiết hóa 12 lần 4 chương 7 Sắt và một số kim loại quan trọng. Tài liệu gồm 20 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Bộ đề kiểm tra 1 tiết hóa 12 lần 4 chương 7 Sắt và một số kim loại quan trọng. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Bộ đề kiểm tra 1 tiết hóa 12 lần 4 chương 7 Sắt và một số kim loại quan trọng. Tài liệu gồm 20 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Câu 1: Sắt không tan được trong dung dịch
A. HCl đặc, nguội. B. H2SO4 đặc, nguội. C. HNO3 đặc, nóng. D. HNO3 loãng, nguội.
Câu 2: Muốn khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+, ta phải thêm một lượng dư kim loại
A. Zn. B. Na. C. Cu. D. Ag.
Câu 3: Hợp chất của Fe vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa là
A. FeO. B. Fe2O3. C. FeCl3. D. Fe(NO3)3.
Câu 4: Phản ứng tạo xỉ trong lò cao là
A. CaCO3 → CaO + CO2. B. CaO + SiO2 → CaSiO3.
C. CaO + CO2 → CaCO3. D. CaSiO3 → CaO + SiO2.
Câu 5: Crom là kim loại
A. có tính khử mạnh hơn sắt. B. chỉ tạo được oxit bazơ.
C. có tính lưỡng tính. D. có độ cứng thấp.
Câu 6: Hai chất đều có tính lưỡng tính là
A. CrO, Al2O3. B. CrO, CrO3. C. Cr2O3, Al2O3. D. Al2O3, CrO3.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ.
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất có tính lưỡng tính.
C. Dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 và K2Cr2O7 oxi hóa được FeSO4.
D. Crom không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.
MỨC ĐỘ HIỂU (7 CÂU)
Câu 8: Sắt phản ứng với dung dịch nào sau đây tạo được hợp chất trong đó sắt có hóa trị (III)?
A. H2SO4 loãng. B. CuSO4. C. HCl đậm đặc. D. HNO3 loãng.
Câu 9: Sơ đồ chuyển hoá: Fe ¾¾X ® FeCl3 ¾¾Y ®Fe(OH)3 (mỗi mũi tên là một phản ứng). X, Y lần lượt là
A. HCl, NaOH. B. HCl, Al(OH)3. C. NaCl, Cu(OH)2. D. Cl2,NaOH.
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Phần trăm khối lượng cacbon trong gang nhiều hơn thép.
B. Nguyên liệu để luyện ra thép là gang.
C. Chất khử dùng để luyện gang là cacbon monooxit.
D. Các loại thép đều không phản ứng với các dung dịch axit.
Câu 11: Cấu hình electron của ion Cr2+ là
A. [Ar]3d4. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d54s1.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn