Văn mẫu VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI: YÊU TIẾNG MẸ ĐẺ CÓ PHẢI LÀ YÊU NƯỚC? văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều

Mã ID: 1745

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Văn mẫu VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI: YÊU TIẾNG MẸ ĐẺ CÓ PHẢI LÀ YÊU NƯỚC? văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: Đề bài: Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước?

Dàn ý Bài văn nghị luận Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước

1. Mở bài Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước? 2. Thân bài a. Giải thích - Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. - Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. - Yêu tiếng mẹ đẻ chính là sự tôn trọng ngôn ngữ tiếng Việt, sử dụng tiếng việt mộ t cách hợp lí, đúng đắn, không chêm xen quá nhiều ngôn ngữ khác khi giao tiếp, có ý thức giữ gìn và phát huy tiếng việt cũng như quảng bá đến bạn bè trên thế giới. b. Phân tích - Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa, một ngôn ngữ khác nhau, là công dân của quốc gia, mỗi người có ý thức giữ gìn, phát huy cũng như truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của mình. - Chúng ta cần phải bảo vệ tiếng việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, không để người khác làm mai một, bão hòa ngôn ngữ riêng của mình với bất kì thứ ngôn ngữ nào khác. - Tuy nhiên, giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức. c. Chứng minh Học sinh lấy dẫn chứng những tác phẩm tiếng việt nổi tiếng hoặc những con người, những hành động cao đẹp bảo vệ, quảng bá tiếng việt ra thế giới,… để làm ví dụ minh họa cho bài làm văn của mình. d. Phản đề Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài vào trong giao tiếp, cũng có những trường hợp sử dụng tiếng việt với mục đích xấu làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt,… những hành động này cần ngăn ngừa. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình yêu tiếng việt; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

MẪU VĂN

Bài văn nghị luận Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước - mẫu 1

Mỗi người sinh ra đều có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, có tiếng mẹ à ơi trong từng lời ru. Mỗi quốc gia đều có tiếng nói riêng, có ngôn ngữ riêng, Việt Nam cũng vậy. Nên chả có gì có thể ngăn cản tình yêu của chúng ta đối với tiếng Việt. Như vậy, liệu yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước? Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dạng, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt. Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta. [caption id="attachment_24801" align="alignnone" width="610"]Văn mẫu VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI: YÊU TIẾNG MẸ ĐẺ CÓ PHẢI LÀ YÊU NƯỚC? văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều Văn mẫu VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI: YÊU TIẾNG MẸ ĐẺ CÓ PHẢI LÀ YÊU NƯỚC? văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều[/caption]

Bài văn nghị luận Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước - mẫu 2

Giữ gìn tiếng mẹ đẻ chính là tình yêu Tiếng Việt. Trong thời gian gần đây, việc một số bạn trẻ thích “sính ngoại”, sử dụng tiếng nước ngoài thay cho tiếng Việt đã gây ra nhiều tranh luận. Với tôi, tiếng mẹ đẻ vẫn là điều mà chúng ta phải gìn giữ, là di sản quý giá của dân tộc còn tiếng nước ngoài chỉ là một phương tiện để chúng ta giao lưu với thế giới. Hơn hết, “Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước”? “Tiếng mẹ đẻ” là ngôn ngữ của dân tộc mình, là tiếng nói gốc của ông bà, cha mẹ,…từ ngàn đời xưa. “Tiếng nước ngoài” chỉ chung mọi ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Chúng ta cần thực hiện song song cả việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài. Bởi mỗi người sinh ra chính là từ văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc. Ta được nuôi dưỡng từ những lời ru ầu ơ của bà của mẹ, trưởng thành từ chính thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà sâu sắc ấy. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng giúp chúng ta có thể hội nhập, mở mang tri thức… Giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức. Sử dụng tiếng nước ngoài một cách bừa bãi, thậm chí còn sai lệch, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt không làm các bạn sang trọng hơn mà chỉ hạ thấp chính giá trị con người bạn. Rất nhiều những người thành công trên trường quốc tế như giáo sư Ngô Bảo Châu hay “thần đồng” Đỗ Nhật Nam nhưng họ vẫn dùng tiếng Việt trong giao tiếp hay các bài viết, tiếng nước ngoài chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết. Nhưng nhiều người quan niệm rằng công việc không cần đến ngoại ngữ thì không cần học. Đó là suy nghĩ không toàn diện bởi ngoại ngữ không chỉ là công cụ làm việc mà còn là con thuyền đưa ta khám phá với những quốc gia khác. Vì vậy, mỗi chúng ta bên cạnh việc gìn giữ những giá trị truyền thống của tiếng Việt còn phải không ngừng học hỏi thêm những ngôn ngữ mới, để cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn. Với tôi, tiếng Việt giúp tâm hồn tôi trong sáng hơn, bình yên hơn còn những ngôn ngữ khác sẽ giúp trí tuệ tôi được mở mang, giàu có hơn. Hãy luôn để tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài là những chiếc chìa khóa đưa ta đến với thế giới

Bài văn nghị luận Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước - mẫu 3

Mỗi một người khi sinh ra đều có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình, có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ ta biết nói đầu tiên. Tiếng Việt là ngôn ngữ trong sáng, đa dạng, phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Thế nhưng hiện nay việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ lại trở thành một vấn đề tương đối phức tạp và khó khăn, vậy chúng ta tự đặt ra câu hỏi: “Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước?” Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dang, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt. Thêm vào đó, việc sử dụng nhiều tiếng lóng, các từ ngữ nước ngoài, chữ cách tân khiến cho tiếng Việt bị biến chất. Việc học tập tiếng nước ngoài thì ngày càng trở nên phổ biến hơn, thông dụng hơn, dễ dàng hơn. Người Việt sử dụng tiếng Anh ngày càng nhiều và thông thạo. Không những thế tiếng tiếng Hàn, tiếng, Trung Quốc, tiếng Nhật Bản cũng ngày càng phố biến. Việc học tiếng nước ngoài và học tiếng Việt dường như tỉ lệ nghịch với nhau. Người Việt thì sử dụng tiếng nước ngoài ngày càng nhiều nhưng sử dụng tiếng Việt thì lại càng biến chất, nghèo nàn. Có những thay đổi trên một phần là do sự phát triển của cuộc sống xã hội, sự hội nhập của nước ta với thế giới khiến cho các mặt của đời sống xã hội, kinh tế chính trị đều thay đổi trong đó có yếu tố văn hóa. Chúng ta đang đẩy mạnh giảng dạy tiếng nước ngoài trong giáo dục để phục vụ cho việc công tác sau khi ra trường. Các doanh nghiệp nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều. Các bộ phim, chương trình truyền hình, làn sóng idol… đã khiến cho các bạn trẻ ngày càng sử dụng nhiều từ nước ngoài. Thay vào đó, việc vận dụng linh hoạt ngôn ngữ mẹ đẻ khá xa lạ và khó khăn với các bạn. Điều này dẫn đến tiếng Việt ngày càng bị mai một, biến chất, có nhiều từ ngữ thậm chí không còn được sử dụng trong giao tiếp, trong đời sống hàng ngày. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt. Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta, mới chính là yêu nước. Văn mẫu VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI: YÊU TIẾNG MẸ ĐẺ CÓ PHẢI LÀ YÊU NƯỚC? văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Lịch sử (Đề 7)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Lịch sử (Đề 7)

252 View

Chuyên đề trắc nghiệm mặt nón - hình nón và khối nón

Chuyên đề trắc nghiệm mặt nón - hình nón và khối nón

340 View

Lý thuyết và trắc nghiệm chương Este-Lipit Hóa 12

Lý thuyết và trắc nghiệm chương Este-Lipit Hóa 12

305 View

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 Địa Lí phát triển từ đề minh hoạ – Đề 1
205 câu trắc nghiệm vận dụng cao phương pháp tọa độ trong không gian
Các dạng bài tập phương pháp tọa độ trong không gian

Các dạng bài tập phương pháp tọa độ trong không gian

344 View

Phương pháp giải Mạch điện RLC

Phương pháp giải Mạch điện RLC

331 View

Đề thi thử Toán vào lớp 10 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Tương Dương – Nghệ An
Chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh - Chuyên Đề 14 Cấu Tạo Từ
Đề học sinh giỏi Toán 9 năm 2023 – 2024 trường THCS Hải Hòa – Nghệ An
Bài tập chương 7 – Sắt và một số kim loại quan trọng

Bài tập chương 7 – Sắt và một số kim loại quan trọng

208 View

Đề cương ôn tập học kỳ 1 Lịch Sử 12 năm 2023-2024

Đề cương ôn tập học kỳ 1 Lịch Sử 12 năm 2023-2024

563 View